Xa hoa, Một người đàn bà đến chơi nhà tôi

15:43 17/02/2009
Baolin Cheng (Trương Bảo Lâm) là một nhà thơ thành công của “thế hệ thứ ba” các nhà thơ hiện đại Trung Quốc (thế hệ thứ nhất thuộc thời “ngũ tứ” 1919, thế hệ thứ hai được gọi là thế hệ “thơ mông lung” sau cải cách mở cửa). Hiện định cư tại San Françisco (Hoa Kỳ) với tư cách một nhà thơ song ngữ Hoa - Mỹ. Theo Paul Hoover, chủ biên cuốn “Thơ Hậu hiện đại Mỹ”, thơ Baolin Cheng sử dụng những cách thức của thơ siêu hình học- những chuyện kể nén chặt và những cấu trúc ý niệm - phục vụ cho các mục tiêu hiện thực chủ nghĩa. Những bài thơ sau đây của Baolin Cheng đã xuất bản ở Mỹ và Trung Quốc dưới hình thức song ngữ.


BAOLIN CHENG

Xa hoa

Đôi khi sự xa hoa khiến ta cảm thấy có tội
Thí dụ như sáng nay ánh nắng tràn trề
Những cánh chuồn chuồn
Vì lá cây
Không ngăn được nắng

Giữa hoang mạc không sự sống, một ngọn cỏ xuân là xa hoa
Khi hè tới, một giọt sương trên cỏ là xa hoa
Một con cừu nhìn thấy nó từ xa
Không thể tới, sự xa hoa kỳ diệu quá
- Đó là hai yếu tố của một trại chăn nuôi

Ngồi dưới một bóng cây trên đồng cỏ
Tôi có trong tay một tách trà, một tập thơ,
Một con cừu, và một lá cỏ với giọt sương trên ngọn

Tôi có một tài khoản cân đối tại ngân hàng, trên bờ
Một con sông mà tôi chẳng bao giờ vượt
Sự xa hoa ấy tôi mắc nợ
Một từ thiêng mà chẳng bao giờ tôi nói ra.

Một người đàn bà đến chơi nhà tôi

Một người đàn bà đã đến chơi nhà tôi
Để lại một đầu mẩu thuốc lá
Mà không cho biết tên

Hôm ấy tôi lại không có nhà
Vợ mới cưới của tôi đưa cho cô
Dép rơm, áo ngủ
Nàng không hỏi tên khách
Tôi không hỏi hai người nói chuyện gì
Hôm ấy là cuối tuần trăng mật
Từ hôm sau chúng tôi sẽ sống bình thường

Một người đàn bà không tường căn cước
Một người đàn bà không rõ ý đồ
Để lại đầu mẩu thuốc lá có vết son môi
Chuyện bí hiểm này chỉ thế thôi

Mùi thuốc lá nghẹt cả thế giới
Chẳng cách nào tìm người ấy giữa đám đông

Chắc chắn một ngày tôi sẽ thành trừu tượng
Thịt, xương với dục vọng lìa nhau
Người đàn bà vô danh và vợ tôi
Cũng sẽ không tránh khỏi số phận như thế

Ngày cuối tuần trăng mật ấy tôi sẽ hơi tiếc nhớ
Cái người đàn bà bí mật có thể không hiện hữu
Nhìn vết son trên đầu mẩu thuốc lá
Tôi sẽ hình dung có lẽ cô có đôi môi xinh

Trưa hôm ấy ngay khi về nhà
Thấy đầu mẩu thuốc lá, dép rơm, áo ngủ
Tôi đã nghĩ lầm có một người đàn ông vừa mới đi ra
                                               Hoàng Hưng giới thiệu và dịch

(nguồn: TCSH số 193 - 03 - 2005)

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Muin Bseiso - Rasul Gamzatov

  • Vladimir Vladimirovich Nabokov (1899 -1977) là nhà văn Nga - Mỹ nổi tiếng. Ông sáng tác ở nhiều thể loại văn học khác nhau. Ông được giải thưởng Nôben văn học năm 1955. Những tiểu thuyết đặc sắc của ông là: - Quà tặng (1937), Đến nơi xử tử (1935 - 1936), Lolita (1955)…

  • L.T.S. "BÍ ẨN TÌNH YÊU" là tập thơ chọn lọc những bài thơ tình nổi tiếng thế giới do dịch giả Đắc Lê và nhà thơ Lữ Huy Nguyên tuyển chọn, NXB Văn Học ấn hành 1993. TCSH trân trọng giới thiệu dưới đây một số bài trích trong tập thơ đó.


  • Ogiwara Seisensui - Murakami Kijo - Saito Sanki - Ozaki Hosai


  • Tác giả Jon Fosse, người Na Uy, 64 tuổi, đạt Giải Nobel Văn học 2023 nhờ “những vở kịch và văn xuôi tân tiến, lên tiếng cho những điều không thể nói”.


  • Takít Vácvisiôtít - Côxtát Haridít - Côxtót Xteriôpulốt - Ghê-oóc-ghi Xê-phê-rít

  • BIỆN CHI LÂM

    Biện Chi Lâm sinh năm 1910, quê tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Từ thuở nhỏ, ông đã có thiên hướng yêu thích thơ ca kim cổ.


  • LOUISE GLUCK
    (Nobel Văn học năm 2020)

  • Là tác giả bốn cuốn sách viết về Việt Nam: Vây giữa tình yêu, Ngày phán xử cuối cùng, Thơ nảy từ tro, Bầu trời trong lòng đất. Blaga Dimitrova là người bạn lớn của chúng ta.

  • Mihai Eminescu (1850 - 1889) là một trong những nhà thơ lớn nhất của nước Rumani. Sống nhiều ở miền núi, nhất là thuộc hai vùng Ardeal và Moldova, ông am hiểu sâu sắc về đời sống cực khổ của người dân trong vùng cũng như toàn xã hội. Thơ Eminescu trĩu nặng tình yêu thiên nhiên, con người, thấm đượm chất văn hóa dân gian của dân tộc mình.


  • Louise Glück - Jaroslav Seifert - Wislawa Szymborska - Pablo Neruda - Boris Pasternak

  • Thi sĩ Hy Lạp, 1911 - 1996, giải Nobel Văn chương năm 1979. Nỗ lực chính của thơ ông là gạt khỏi tâm thức con người những bất công phi lý và bồi đắp các yếu tố thiên nhiên thông qua sức mạnh đạo đức, để đạt được sự minh triết cao nhất có thể có trong sự biểu đạt; và cuối cùng, là để đạt đến sự tiếp cận cõi huyền nhiệm của ánh sáng, những siêu hình của mặt trời mà ông là một “người sùng bái” - một kiểu thần tượng theo định nghĩa của riêng ông. Nghệ thuật của ông mang tính đồng hiện hướng đến kỹ thuật thi ca nhằm giới thiệu cấu trúc nội tâm, điều này thể hiện rất rõ trong nhiều bài thơ của ông.
                                    Trần Phương Kỳ giới thiệu và dịch

  • LTS. Thơ ca vốn có truyền thống lâu đời. Thơ ca của các dân tộc da đen cũng mang những đặc thù ấy. Từ những nhà thơ ở xứ Akhenaton bên Ai Cập (Thế kỷ thứ 14 trước Công nguyên) cho đến Gwendolyn Brooks, Leroi Jones và những giọng thơ mạnh mẽ của các nhà thơ Mỹ đương thời, chặng đường ấy tính ra đã mấy ngàn năm. 

  • LTS: Tên tuổi của Ôma Khayam, nhà thơ, nhà khoa học Ba Tư thế kỷ XI đã được bạn đọc Việt Nam biết đến và yêu  thích qua tập Thơ cổ Ba Tư, NXB Văn Học ấn hành năm 1984. Thơ của ông ngang tàng, độc đáo, mãnh liệt và đầy tính triết lý sâu sắc chủ yếu tập trung vào đề tài tình yêu và rượu.

  • BIỆN CHI LÂM

    Biện Chi Lâm卞之琳 (1910 - 2000), nhà thơ, dịch giả, nhà nghiên cứu tiêu biểu của văn học Trung Quốc hiện đại. Quê gốc Giang Tô. Bút danh thường dùng: Quý Lăng.

  • Nghe như cổ tích chuyện cậu bé Ali Ahmad Said Esber, con nhà nông dân vùng Al Qassabina, miền tây nước Syria: từ chỗ nhà nghèo, không được tới trường, sau có cơ hội đi học và đạt trình độ tiến sĩ; từ chỗ thuở nhỏ làm thơ gởi các báo nhưng không bài nào được đăng, sau lại là người sáng lập một tạp chí chuyên về thơ và trở thành “nhà thơ vĩ đại nhất còn sống của thế giới Ả Rập” với bút danh Adonis.

  • JAN WAGNER (Schriftsteller)

    J. Wagner sinh ngày 18/10/1971 tại Hamburg CHLB Đức, nhà thơ, nhà văn và thông dịch viên.