Sử Khuất - Bùi Nguyên
Minh họa: Nhím
SỬ KHUẤT
Rừng thức
trong tiếng thét tức tưởi xanh
những nguyên sơ thức giấc
gió trườn qua cơn hôn mê núi đồi rấm rức
đồng vọng tiếng chim groóc
lạc giọng trên nóc nhà gươl
tôi trổ cánh tiêu dao ngàn thẳm
phơi trần mình giữa rừng đá triệu năm
thiên nhiên rùng mình
tôi nghe
tiếng ban mai mọc nắng trên cành
Lệ đá
Chiều cô tịch,
tôi đã thấy giọt nước mắt chảy ra từ khối đá
sờn phai vết xói mòn thác lũ thời gian
sự bào mòn hàng nghìn năm
chỉ đổi lấy âm u và ma quái.
Vô số sinh linh đã tựa trên thân đá
trôi dần về thế giới không mặt trời.
Giọt nước mắt kia vẫn chảy
sợ một mai tan biến muôn nơi
không ai còn nhớ, không ai biết tên
hòn đá đen sì dưới cây Arlăng
trong chiều bạc mệnh.
Đá có vô cảm vô hồn?
Sao nước mắt vẫn tưới tươi gốc cây một phần nghìn số tuổi.
BÙI NGUYÊN
Dưới bóng núi
Dưới bóng ngọn đồi thịt băm
những đứa bé buổi chiều ra sân
bắt đầu chơi trò bóng đá
trái bóng mặt trời
lăn dần về mái rừng tun hút
vỡ vọng tiếng cười trong trẻo hồn nhiên
những bàn chân kéo lê vết bùn sau cơn mưa
chút nắng len lén màu mắt nâu đen
dưới cái bóng xanh thẳm của rừng
những đứa bé vẫn từng ngày lớn
thật bình yên hồn nhiên
sự hồn nhiên của hàng ngàn năm trước
những vết tích lở lói tang thương
dưới cái bóng u ám
của quá khứ chiến tranh
xin đừng ai bắt chúng phải học thuộc lòng.
(TCSH327/05-2016)
Trang thơ A Lưới - SỬ KHUẤT - BÙI NGUYÊN
Đứa con của Yàng - HỒ THANH
Nguồn gốc dân tộc Pa cô - TA DƯR TƯ
Cột đá thiêng và truyền thuyết bên sông Ưng Hoong - LÊ TẤN QUỲNH
Gió về miền sơn cước - LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
Dấu ấn văn hóa tộc người trong không gian ẩm thực làng bản miền tây xứ Huế - LÊ ANH TUẤN
Vài nét về âm nhạc dân gian của người Tà ôi - Pa cô - DƯƠNG BÍCH HÀ
A poal - biểu tượng văn hóa Pa cô - NGUYỄN ĐÌNH ĐÍNH
Nghệ thuật diễn xướng trong sử thi Achât - NGUYỄN THỊ SỬU
NGUYỄN THỊ SỬU
Có lẽ cái Phận, cái Duyên đã đưa tôi đến với thế giới Ngữ văn dân gian dân tộc Tà ôi để sau hơn 9 năm (2003 - 2012), sử thi Achât ra đời ở dạng song ngữ Ta ôi - Việt1.
NGUYỄN ĐÌNH ĐÍNH
Đã khá lâu, được tham gia một lễ hội lớn của người Pa cô, tôi thật sự thấy choáng ngợp. Sự choáng ngợp của một thanh niên người Kinh trước một lễ hội của một cộng đồng khác mà lần đầu tiên mình được nhìn thấy.
DƯƠNG BÍCH HÀ
Thừa Thiên Huế có ba tộc người chính nói tiếng Môn - Kh’mer là Tà ôi, Vân Kiều và Katu cư trú ở các huyện miền núi A Lưới, Phú Lộc, Phong Điền.
LÊ ANH TUẤN
Trong bức tranh văn hóa xứ Huế, nét đặc sắc được làm nên không chỉ bởi bố cục, đường nét của vùng đồng bằng ven duyên mà còn là vùng núi rừng phía tây, không chỉ bởi gam màu của cư dân Việt mà còn các tộc người thiểu số.
Bút ký của LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
Thời còn sinh viên, tôi hay có những chuyến điền dã. Một lần tôi và Toàn ở suốt 10 ngày ở A Lưới. Chúng tôi đi xuyên đường Hồ Chí Minh một mạch từ Hồng Thủy phía Bắc cho đến A Roàng phía Nam.
LÊ TẤN QUỲNH
Lên thuyền cùng với những người bạn ở xã Hồng Hạ, huyện A Lưới, chúng tôi men theo dòng nước xanh thẳm bắt đầu từ chân cầu Tà Lương bằng đò máy để đi theo cái ngút ngàn của gió, của cây rừng và cái mơn man của những cơn sóng nhẹ để đến với Cột đá thiêng của đồng bào Ka tu bên sông Ưng Hoong, thuộc thôn Pa Ring, xã Hồng Hạ, cách trung tâm thị trấn A Lưới 22 km.
TA DƯR TƯ
(Sưu tầm và biên soạn, theo lời kể của ông Hồ Văn Hạnh, thôn Ân Treeng, xã Hồng Trung, huyện A Lưới, và bà Kăn Tươr, thôn A Năm, xã Hồng Vân, huyện A Lưới)
HỒ THANH
(Trích truyện dài)
Sáng hôm ấy trời trong. Bên vách nhà sàn của Y Riên hoa thuốc lá nở chùm năm cánh tươi nguyên màu hồng nhạt. Tất thảy người bản Lươi kéo lên rẫy.