Trang thơ A Lưới - SỬ KHUẤT - BÙI NGUYÊN
Đứa con của Yàng - HỒ THANH
Nguồn gốc dân tộc Pa cô - TA DƯR TƯ
Cột đá thiêng và truyền thuyết bên sông Ưng Hoong - LÊ TẤN QUỲNH
Gió về miền sơn cước - LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
Dấu ấn văn hóa tộc người trong không gian ẩm thực làng bản miền tây xứ Huế - LÊ ANH TUẤN
Vài nét về âm nhạc dân gian của người Tà ôi - Pa cô - DƯƠNG BÍCH HÀ
A poal - biểu tượng văn hóa Pa cô - NGUYỄN ĐÌNH ĐÍNH
Nghệ thuật diễn xướng trong sử thi Achât - NGUYỄN THỊ SỬU
Ảnh: internet
A Lưới, vùng rừng núi thuộc phía tây Thừa Thiên Huế, vùng đồi mênh mang ngút mắt những triền cà phê nối tiếp đến đỉnh núi, từng là nơi tạo nên dấu ấn anh hùng đậm nét trong chiến tranh. Những năm 2006, 2014 đoàn nhà văn Thừa Thiên Huế đã đến xã Hồng Bắc và thôn A Hưa (xã Nhâm) - nơi có địa danh đồi A Bia đánh thức những quá vãng bi hùng; và nhiều những mảng màu văn hóa độc đáo từ thiên nhiên cho đến tập tục lối sống của đồng bào lặng lẽ bừng hương sắc trong một không gian nhuốm dòng huyền thoại. Chuyên đề A Lưới - dòng sử thi về cội nguồn mây trắng, là góc nhìn mới về văn hóa và văn học nghệ thuật, là cuộc thâm nhập khám phá những lễ hội độc đáo; là dịp Sông Hương giới thiệu đến độc giả cả nước về một vùng đất hấp dẫn với núi rừng khá nguyên sơ cùng những tính cách đặc trưng của đồng bào các dân tộc Pa cô, Tà ôi, Bru-Vân Kiều, Katu, tạo nên một sắc thái riêng biệt dường như chưa được tôn vinh đúng mực.
Bạn đọc sẽ tưởng đến một đêm bên bếp lửa trong ngôi nhà Rông, “sau khi chú gà trống đứng chuồng thiu thiu giấc lành để rèn dưỡng thanh âm đánh thức bình minh mới”, là lúc vị già làng với chất dọng trầm thiêng diễn xướng sử thi AChât trong sự u hoài. Đó là những chuyến điền giã ghi lại nguyên gốc giá trị âm nhạc dân gian của đồng bào và nỗi băn khoăn về phương hướng bảo tồn đang dần bị thời gian bào mòn, quên lãng. Đó là câu chuyện cổ về nguồn gốc của người Pa cô để đến nay họ xem con chó là vật tổ của mình mang đến nhiều suy ngẫm về mối khúc mắc giằng xé giữa tội loạn luân và bảo tồn nòi giống thời sơ khai. Hay đó là hành trình làm sáng tỏ biểu tượng văn hóa tâm linh “A poal” khá hấp dẫn. Càng thú vị hơn khi tìm hiểu về những món ăn rất riêng của đồng bào mà “ẩn sâu trong mỗi nguyên liệu, mỗi món ăn là cả một câu chuyện văn hóa, một vấn đề tín ngưỡng”.
Qua chuyên đề này, mảng bút ký, truyện ngắn và thơ sẽ giúp bạn đọc có dịp hòa mình vào các vũ điệu trong lễ cầu mùa, về Mẹ Lúa và những lễ trọng của đồng bào, về những câu hát tình trong những đêm đi sim đang dần chìm vào huyền thoại và những mẩu chuyện đặc trưng được chắp vá từ những nhân vật chính của núi rừng A Lưới.
Vẫn còn rất nhiều đề tài khác BBT chưa có dịp đề cập trong Chuyên đề, như dấu ấn đặc trưng của kiến trúc cộng đồng tạm gọi là Roon; về nhóm người Việt từ nông thôn thành phố di cư lên núi ở với đồng bào đã nhón lấy từ trong kho tàng văn học dân gian những ca dao, câu đố, dân ca, đồng dao, vè cho đến tục ngữ, truyện kể hòa nhập vào cộng đồng mới. Đặc biệt là vấn đề biến đổi về tự nhiên, sự biến đổi về tập tục của đồng bào trong giai đoạn di dân “mở cửa” đan xen nhiều lối sống mới du nhập. Đành hẹn một dịp khác.
Sông Hương
(TCSH327/05-2016)
NGUYỄN THỊ SỬU
Có lẽ cái Phận, cái Duyên đã đưa tôi đến với thế giới Ngữ văn dân gian dân tộc Tà ôi để sau hơn 9 năm (2003 - 2012), sử thi Achât ra đời ở dạng song ngữ Ta ôi - Việt1.
NGUYỄN ĐÌNH ĐÍNH
Đã khá lâu, được tham gia một lễ hội lớn của người Pa cô, tôi thật sự thấy choáng ngợp. Sự choáng ngợp của một thanh niên người Kinh trước một lễ hội của một cộng đồng khác mà lần đầu tiên mình được nhìn thấy.
DƯƠNG BÍCH HÀ
Thừa Thiên Huế có ba tộc người chính nói tiếng Môn - Kh’mer là Tà ôi, Vân Kiều và Katu cư trú ở các huyện miền núi A Lưới, Phú Lộc, Phong Điền.
LÊ ANH TUẤN
Trong bức tranh văn hóa xứ Huế, nét đặc sắc được làm nên không chỉ bởi bố cục, đường nét của vùng đồng bằng ven duyên mà còn là vùng núi rừng phía tây, không chỉ bởi gam màu của cư dân Việt mà còn các tộc người thiểu số.
Bút ký của LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
Thời còn sinh viên, tôi hay có những chuyến điền dã. Một lần tôi và Toàn ở suốt 10 ngày ở A Lưới. Chúng tôi đi xuyên đường Hồ Chí Minh một mạch từ Hồng Thủy phía Bắc cho đến A Roàng phía Nam.
LÊ TẤN QUỲNH
Lên thuyền cùng với những người bạn ở xã Hồng Hạ, huyện A Lưới, chúng tôi men theo dòng nước xanh thẳm bắt đầu từ chân cầu Tà Lương bằng đò máy để đi theo cái ngút ngàn của gió, của cây rừng và cái mơn man của những cơn sóng nhẹ để đến với Cột đá thiêng của đồng bào Ka tu bên sông Ưng Hoong, thuộc thôn Pa Ring, xã Hồng Hạ, cách trung tâm thị trấn A Lưới 22 km.
TA DƯR TƯ
(Sưu tầm và biên soạn, theo lời kể của ông Hồ Văn Hạnh, thôn Ân Treeng, xã Hồng Trung, huyện A Lưới, và bà Kăn Tươr, thôn A Năm, xã Hồng Vân, huyện A Lưới)
HỒ THANH
(Trích truyện dài)
Sáng hôm ấy trời trong. Bên vách nhà sàn của Y Riên hoa thuốc lá nở chùm năm cánh tươi nguyên màu hồng nhạt. Tất thảy người bản Lươi kéo lên rẫy.
Sử Khuất - Bùi Nguyên