Nhà văn Nguyễn Việt đã xuất bản 5 cuốn tiểu thuyết cùng các tập văn xuôi đã in và sắp in. Ngoài viết văn anh còn là một nhà báo kì cựu, bạn đọc biết đến anh nhiều hơn là một nhạc sĩ qua nhiều ca khúc trữ tình về Huế với niềm yêu quê hương say đắm, tự hào. Ngoài các tập nhạc đã in trước đây, năm nay anh trình làng tuyển tập “Giai điệu quê hương” gồm 357 ca khúc. |
Tôi yêu Huế
Tôi yêu Huế, nét vàng son một thuở
Vẫn lung linh, rực rỡ những sắc vàng
Những đền đài, những lầu son gác tía
Vẫn thầm thì dòng ký ức thời gian.
Tôi yêu Huế, yêu dòng Hương thơ mộng
Lững lờ trôi trước cửa ngõ Kinh thành
Khi bình yên, mảnh trăng sầu kim cổ1
Lúc bão giông, thanh kiếm dựng trời xanh!2
Tôi yêu Huế, yêu rừng thông núi Ngự
Bức bình phong che chở Huế muôn đời
Yêu đàn Nam Giao, yêu đàn Xã Tắc
Nhớ những tiền nhân mở cõi một thời!
Tôi yêu Huế! Yêu nụ cười tím Huế!
Yêu Trường Tiền sương sớm áo ai bay
Vỹ Dạ xưa vẫn ai chờ, ai đợi?
Bến Văn Lâu còn nhớ mãi những ngày...
Tôi yêu Huế, yêu ngọt ngào tiếng Huế
Dạ dạ thưa, lay động trái tim người
Huế của tôi, Huế muôn đời vẫn Huế
Vẫn vàng son, thơ mộng, đẹp tuyệt vời!
----------------------
1 Ý thơ Nguyễn Du: “Hương giang nhất phiến nguyệt/ Kim cổ hứa đa sầu”
(Sông Hương như một mảnh trăng mang nét buồn từ xưa đến nay)
2 Ý thơ Cao Bá Quát: “Trường giang như kiếm lập thanh thiên”
(Sông dài như một thanh kiếm dựng giữa trời xanh).
Huế chưa xa đã nhớ
Sương dần tan, sao mai nhòa dần sáng
Đêm đã qua mà Huế vẫn mơ màng
Tia nắng sớm xuyên xiên bao kẽ lá
Ai mơ ai trong thương nhớ dịu dàng?
Đâu có phải là viễn cảnh thiên đàng?
Mà sơn thủy đẹp như tranh thủy mặc
Hương giang xanh bóng đền đài thành quách
Ngự Bình thông thắm chiều biếc khói lam!
Trường Tiền nâng bước ai thả sang ngang
Tóc thề bay phía nón nghiêng nhẹ nhàng
Chuông Thiên Mụ buông giọt ngân lưu luyến
Chiều chậm rơi như thể chẳng vội vàng!
Em đưa anh về xanh biển Thuận An
Hoàng hôn xuống đẫm màu vàng đỏ tím
Tà áo em quấn quýt như bịn rịn
Níu chân anh bờ cát trắng nồng nàn!
Mai xa Huế, dặm dài bước quan san
Biết có vơi nỗi nhớ thương da diết?
Hay dày thêm khi hai ta cách biệt?
Huế chưa xa, thương nhớ đã ngập tràn!?
Thu Huế
Hoàng hôn buông xuống ánh vàng mơ
Thấp thoáng bóng ai dáng tỏ mờ
Mùa hạ chưa xa nắng vẫn đậm
Thu vừa chớm tới gió bâng quơ!?
Mai mùa đông lạnh bao mong nhớ
Mốt tiết ấm xuân lại đợi chờ
Có phải vì tình chưa trọn vẹn
Ai người thấu tỏ khúc tình thơ?!
Bữa ấy màu thu xanh ngắt trời
Sắc hoa cúc át lá vàng rơi
Bên hồ khóm trúc ru theo gió
Những tưởng ai qua thoảng tiếng cười?!
Dừng bước lãng du bên ngõ vắng
Hơi thu man mác tựa tơ trời
Chẳng mưa chẳng nắng mà lưu khách
Có phải tình thu níu giữ người?!
Mỗi năm cứ độ mùa thu tới
Xao xuyến tình thu chẳng đặng đừng
Vẫn biết dễ thương, thương chẳng dễ
Thôi thì thu cứ... dẫu rưng rưng!
(TCSH429/11-2024)
VĨNH NGUYÊN
MAI VĂN HOAN
ĐÔNG HÀ
PHAN LỆ DUNG
PHAN ĐẠO
ĐỨC SƠN
Trần Hoàng Phố - Tuệ Lam
TRẦN VÀNG SAO
LÊ TẤN QUỲNH
TRẦN BÁ ĐẠI DƯƠNG
NGUYỄN KHẮC THẠCH
LÂM THỊ MỸ DẠ
PHẠM NGUYÊN TƯỜNG
ĐỨC SƠN
Nếu nhiếp ảnh là khoảnh khắc cái nhìn bên ngoài sự vật, thì thơ ca là khoảnh khắc cái nhìn bên trong. Tưởng đó là một bước thế nhưng đối với nghệ sĩ nhiếp ảnh Phạm Bá Thịnh phải mất đến mấy mươi năm mới bước sang. Vào tuổi 60 anh mới in tác phẩm thơ đầu tiên “Vỡ bóng lia thia”. Nhân dịp này Sông Hương giới thiệu chùm thơ của anh; xem như đó là một nỗ lực hướng tới nghệ thuật thi ca của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phạm Bá Thịnh.
Phạm Tấn Hầu giới thiệu
HỒNG NHU
Thiệp Đáng tên thật Nguyễn Hùng, sinh ngày 1-6-65 tại Huế. Làm thơ từ năm 78. Bài thơ đầu tiên của Đáng in trên SH số 2, trong Trang Thiếu Nhi. Anh còn quá nhiều thời gian trong cuộc hành trình thơ ca của mình.
NGÔ KHA
Trích
Cách đây chừng một tháng, nhà văn Nhất Lâm có trao cho tôi một tập thơ với khoảng 40 bài để gửi gắm tôi lựa chọn in tập thơ “cuối đời” (theo cách nói của ông). Chưa kịp thực hiện việc này thì ông đã qua đời trong một cơn đau tim. Như một nén nhang thương tiếc vọng về Người - Bạn - vong - niên - của - nhiều - thế - hệ, tôi xin rút trong tập này 03 bài thơ tứ tuyệt trong số những tác phẩm thơ cuối cùng của Nhất Lâm để giới thiệu cùng bạn đọc.
Hải Trung giới thiệu
BẠCH DIỆP