Trận đánh bất ngờ

10:18 22/12/2021

NGUYỄN QUANG HÀ  

Để giữ gìn thành phố Huế, chính quyền miền Nam tổ chức nhiều đồn bốt để bảo vệ. Ở phía Nam Huế có đồn An Cựu gần núi Ngự Bình.

Ảnh: internet

Đồn được xây bằng xi măng cốt thép, có tháp canh, xung quanh được rào bằng mấy lớp dây kẽm gai đan nhau chắc chắn. Đứng gác trên đỉnh tháp canh này có thể quan sát được cả một vùng đất đai rộng lớn, nhìn qua ống nhòm thì cảnh quan tất cả hiện ra trước mắt rõ mồn một.

Khi chuẩn bị đánh Huế, đồn An Cựu là một trong những đồn được quan tâm, vì đó là hướng tấn công phía Nam.

Quân Giải phóng ở Huế có hai tiểu đoàn đặc công. Đó là tiểu đoàn Chị Thừa Một và tiểu đoàn Chị Thừa Hai. Tiểu đoàn Chị Thừa Một được giao nhiệm vụ đánh đồn An Cựu. Đại đội trinh sát Hoàng Minh được trực tiếp nhận nhiệm vụ này.

Gọi là đại đội nhưng tất cả vỏn vẹn chỉ có 31 người. Là chỉ huy, nên Minh thực hiện từng bước một, hết sức bí mật. Đầu tiên, anh cho lính trinh sát nắm chắc đường đi lối lại, thật cụ thể. Tiếp theo là nắm chắc cơ sở ở An Cựu, để có người dẫn dắt, che chở, giúp đỡ, cho biết dư luận địa phương… Thông tin cụ thể mà cơ sở cho Minh biết là: trong đồn có một đại đội lính Cộng hòa đóng quân và có một sĩ quan mũ nồi đỏ chỉ huy. Đồn bốt vững chắc, quân lính đầy tin tưởng, nên có người giở giọng kiêu căng (cũng phải thôi): “Có thách bọn Cộng sản cũng không dám đụng tới đồn An Cựu”.

Minh thận trọng tới mức độ, trước khi xuất quân trinh sát, anh đã tổ chức một tổ ba người do anh chỉ huy, đi “tiền trạm” vào đồn An Cựu. Chuyến đi thành công: địch không phát hiện được gì, cả ba người trở về an toàn. Anh Minh khẳng định: “Ngày tới chúng ta sẽ trinh sát thành công”.

Minh cho họp đại đội, chính thức báo cáo với toàn đội kết quả cuộc đi vừa rồi. Anh em rất mừng. Ngay sau đó anh Minh tổ chức cho đại đội đi trinh sát. Anh em đã ngụy trang rất kỹ, toàn người xanh như lá cỏ, và bò vào đồn cũng rất kỹ thuật để lính canh chòi gác không dễ phát hiện.

Cẩn thận đến thế, ngỡ đã cầm chắc an toàn hơn chín mươi phần trăm rồi, nhưng anh Minh không thể ngờ rằng anh em đã ra ngoài đều đến gần bờ rào dây thép gai, bỗng súng trong đồn bắn ra cả một băng đạn dài, không có ai chết, nhưng ba người bị thương. May là lúc ấy, anh em nhảy vọt ra bờ rào là thoát hiểm. Bị lộ. Một trận mưa đạn bắn theo tới tấp, tới tấp…

Minh họa: TÔ TRẦN BÍCH THÚY


Tiểu đoàn trưởng cho họp khẩn các đại đội trưởng và nghe anh Minh báo cáo. Tiểu đoàn trưởng xác định: Chuyện đi trinh sát mà bị lộ thì cũng không có gì lạ. May mà không có ai hy sinh. Điều quan trọng với chúng ta là rút kinh nghiệm để các cuộc trinh sát khác thành công. 

Anh Minh xin lỗi thủ trưởng. 

Tiểu đoàn trưởng hỏi: 

- Vậy thì bây giờ anh Minh tính sao đây để kế hoạch diệt đồn An Cựu của chúng ta vẫn được thực hiện? 

Anh Minh có ý kiến: 

- Theo tôi đêm nay chúng ta đánh đồn An Cựu. 

Tiểu đoàn trưởng hỏi: 

- Anh Minh có liều lĩnh không đấy? 

Anh Minh đáp: 

- Như lời cửa miệng đầy ngạo mạn của nhiều lính địch trong đồn: “Dẫu có thách, quân Cộng sản cũng không dám đụng vào đồn An Cựu”. Thêm vào cuộc trinh sát của chúng ta bị lộ, chúng càng tin rằng chúng ta chưa dám làm gì tiếp… Chúng sẽ thảnh thơi chơi và có thể ăn mừng chiến thắng hôm qua… Đánh vào sự chủ quan và ngạo nghễ ấy, một cách thật bất ngờ, chúng ta chắc dễ thành công. 

Có người phản đối nhưng cũng có người ủng hộ ý kiến của Minh. Bàn đi, tính lại, số đông nghiêng về phía ủng hộ. Tiểu đoàn trưởng cũng không gạt bỏ ý kiến của Minh, chỉ đề nghị xin thêm ý kiến của mọi người. 

Đại đội trưởng đại đội ba phát biểu: 

- Tôi đồng ý hoàn toàn với phương án chúng ta đã thống nhất. Đại đội chúng tôi sẽ kết hợp với đại đội trinh sát của anh Minh, cùng tham gia đánh trận này. 

Các đại đội trưởng vỗ tay hoan hô nhiệt liệt. Tiểu đoàn trưởng lập tức cho triệu tập đại đội ba tới, lên ngay kế hoạch tấn công. Đại đội ba chọn chừng ba mươi người (1/5 quân) tham gia. Đại đội trinh sát dẫn đường, hành quân theo bốn mũi: một mũi đánh vào phòng chỉ huy đồn, hai mũi đánh vào phòng lính đồn, một mũi nhắm vào chòi canh gác, bắn cho được tên lính canh. Tất cả bốn mũi cùng nổ súng vào giờ G. 

Đêm ấy, không chỉ Tiểu đoàn trưởng Chị Thừa Một không ngủ, mà hầu như các anh em ở nhà đều thức chờ giờ nổ súng. Đúng ba giờ sáng, tiếng súng và tiếng bộc phá đồng loạt nổ vang, xé màn đêm bình yên. Không hề có tiếng súng đáp trả của lính trong đồn. 

Trận đánh bất ngờ đã thắng lợi lớn. 

Trung đoàn trưởng Thân Trọng Một đích thân về tận đại đội ba và đại đội trinh sát, Tiểu đoàn Chi Thừa Một khen và tặng quà. Ông nói một câu như đinh đóng cột: 

- Chúng ta đã đánh thắng một trận bất ngờ. Đây là bài học rất đáng quý cho chúng ta.

N.Q.H  
(TCSH43SDB/12-2021)



 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)

  • Sau khi hoàn tất bản thảo tập thơ Độc Hành thì nhà thơ Hải Bằng cũng “độc hành” về chốn vĩnh hằng vào ngày 7 tháng 7 năm 1998.

  • CÁT LÂM

    Bình đẳng giới, nữ quyền, những vấn đề tưởng như mới mẻ ở nước ta nhưng thực chất vấn đề này đã được luận bàn từ những năm đầu của thế kỷ XX.

  • NGUYỄN QUANG HÀ
                   Ghi chép

    Trước, và ngay cả khi vừa giải phóng, vào lúc gần tối, nếu có một người khách nào đón đường gọi xe thồ, xe xích lô xin về làng Thế Lại, thì sẽ bị chủ xe lắc đầu ngay. Bởi chủ xe sợ một điều này: có đi mà không có về. Hoặc ít nhất là cũng về hai tay trắng.

  • NGUYỄN QUANG HÀ

    Trong kháng chiến chống Mỹ, huyện Quảng Điền ở mãi dưới sâu, phải mượn địa bàn của xã Phong Sơn huyện Phong Điền làm chiến khu.

  • NGUYỄN QUANG HÀ

    Ngoảnh đi ngoảnh lại, vừa mới đó, vậy mà đã 100 số Sông Hương trình làng.

  • PHẠM HỮU THU
                Ghi chép

    Ngót nửa thế kỷ trôi qua, từ những chàng trai, cô gái giờ họ đã là những ông, những bà.

  • NGUYỄN QUANG HÀ

                            Hồi ký

  • NGUYỄN QUANG HÀ

    Năm 1947 có hai chiến sĩ được cử về công tác tại chiến khu Ba Lòng. Đó là Trần Quốc Tiến, quê Quảng Trị và Hải Bằng, quê Thừa Thiên.

  • BẠCH DIỆP
             Bút ký

    Tôi từng là đứa con nít mê chuyện cổ tích và trò chơi bán đồ hàng. Khi bọn trẻ cùng lứa đánh khăng tập trận, chạy băng vườn cải mụ Tép, vượt rào bứt dưa hấu nhà ông Phường, phá nát ụ rơm cậu Dưỡng, thì tôi vẫn ngồi yên nghe ngoại kể chuyện. Chỉ có trò họp chợ, chơi mua bán với các dì mới rứt tôi ra khỏi ngoại.

  • NGUYỄN QUANG HÀ
                        Hồi ký

    Mùa mưa 1968 là mùa mưa nghiệt ngã nhất. Sau trận càn lớn chưa từng có lên miền tây Thừa Thiên, địch tiếp tục phong tỏa miền núi bằng biệt kích.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ
                  Ghi chép

    Từ mùa xuân năm ấy đến nay vừa tròn 30 năm, chẳng phải vì con số tròn ba thập kỷ mà tôi nhắc lại chuyện cũ. Chỉ vì từ mùa xuân năm ấy, cuộc đời tôi có một bước ngoặt mới và nhờ có mùa xuân năm ấy, cuốn sách đầu tay của tôi đã ra đời.

  • HỒ THANH THOAN

    Đã gần 34 năm nay chúng ta không còn nghe đến tên Đoàn kịch nói Bình Trị Thiên nữa, chuyện đã trở về dĩ vãng của một thời vàng son. 

  • CHÂU PHÙ

    Thảo Am Nguyễn Khoa Vy (1881 - 1968) sinh ra trong một gia đình danh gia vọng tộc ở Huế, tinh thông Nho học và chữ Pháp. Cụ cùng Ưng Bình Thúc Giạ Thị thành lập Hương Bình thi xã và giữ vai trò phó soái của thi xã này.

  • LỆ HẰNG
          Bút ký dự thi

    "Bánh lọc em ơi! Bánh mới hấp xong, nóng hổi luôn nì, lấy giùm chị ít chục hí?”

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    Mấy năm trước, trong dịp cùng lên thăm vườn An Hiên của bà Nguyễn Đình Chi, nhà văn Nguyễn Đắc Xuân đã giới thiệu cho tôi biết cụ Sa Giang Đào Thái Hanh (thân phụ của bà Nguyễn Đình Chi, tức bà Đào Thị Xuân Yến) có tập thơ "Ái Châu danh thắng" (trong "Mộng Châu thi tập") được các danh nho đương thời đánh giá rất cao.


  • NGUYỄN QUANG HÀ
                        Bút ký

  • BẠCH DIỆP
            Bút ký dự thi

    Tôi uống chậm, từng ngụm nhỏ.

  • VIỆT HÙNG
                 

    Tuổi hai mươi tràn trề hoài bão lớn và tuổi hai mươi... Ở thời đại nào cũng được coi là lứa tuổi hồn nhiên trong sáng, ấp ủ bầu nhiệt huyết, khát khao làm được cái gì có ích cho đời.

  • HỒ ĐĂNG THANH NGỌC
                       Ghi chép

    Trời bỗng nhiên mưa, những cơn mưa cuối cùng của mùa mưa rét đậm. Với tôi, hình như mưa bao giờ cũng là cánh cửa mở cho những vũ khúc hoài niệm ùa về.

  • LỆ HẰNG
             Bút ký dự thi

    “Thấu Huế rồi.”