NGUYỄN QUANG HÀ
Để giữ gìn thành phố Huế, chính quyền miền Nam tổ chức nhiều đồn bốt để bảo vệ. Ở phía Nam Huế có đồn An Cựu gần núi Ngự Bình.
Ảnh: internet
Đồn được xây bằng xi măng cốt thép, có tháp canh, xung quanh được rào bằng mấy lớp dây kẽm gai đan nhau chắc chắn. Đứng gác trên đỉnh tháp canh này có thể quan sát được cả một vùng đất đai rộng lớn, nhìn qua ống nhòm thì cảnh quan tất cả hiện ra trước mắt rõ mồn một.
Khi chuẩn bị đánh Huế, đồn An Cựu là một trong những đồn được quan tâm, vì đó là hướng tấn công phía Nam.
Quân Giải phóng ở Huế có hai tiểu đoàn đặc công. Đó là tiểu đoàn Chị Thừa Một và tiểu đoàn Chị Thừa Hai. Tiểu đoàn Chị Thừa Một được giao nhiệm vụ đánh đồn An Cựu. Đại đội trinh sát Hoàng Minh được trực tiếp nhận nhiệm vụ này.
Gọi là đại đội nhưng tất cả vỏn vẹn chỉ có 31 người. Là chỉ huy, nên Minh thực hiện từng bước một, hết sức bí mật. Đầu tiên, anh cho lính trinh sát nắm chắc đường đi lối lại, thật cụ thể. Tiếp theo là nắm chắc cơ sở ở An Cựu, để có người dẫn dắt, che chở, giúp đỡ, cho biết dư luận địa phương… Thông tin cụ thể mà cơ sở cho Minh biết là: trong đồn có một đại đội lính Cộng hòa đóng quân và có một sĩ quan mũ nồi đỏ chỉ huy. Đồn bốt vững chắc, quân lính đầy tin tưởng, nên có người giở giọng kiêu căng (cũng phải thôi): “Có thách bọn Cộng sản cũng không dám đụng tới đồn An Cựu”.
Minh thận trọng tới mức độ, trước khi xuất quân trinh sát, anh đã tổ chức một tổ ba người do anh chỉ huy, đi “tiền trạm” vào đồn An Cựu. Chuyến đi thành công: địch không phát hiện được gì, cả ba người trở về an toàn. Anh Minh khẳng định: “Ngày tới chúng ta sẽ trinh sát thành công”.
Minh cho họp đại đội, chính thức báo cáo với toàn đội kết quả cuộc đi vừa rồi. Anh em rất mừng. Ngay sau đó anh Minh tổ chức cho đại đội đi trinh sát. Anh em đã ngụy trang rất kỹ, toàn người xanh như lá cỏ, và bò vào đồn cũng rất kỹ thuật để lính canh chòi gác không dễ phát hiện.
Cẩn thận đến thế, ngỡ đã cầm chắc an toàn hơn chín mươi phần trăm rồi, nhưng anh Minh không thể ngờ rằng anh em đã ra ngoài đều đến gần bờ rào dây thép gai, bỗng súng trong đồn bắn ra cả một băng đạn dài, không có ai chết, nhưng ba người bị thương. May là lúc ấy, anh em nhảy vọt ra bờ rào là thoát hiểm. Bị lộ. Một trận mưa đạn bắn theo tới tấp, tới tấp…
![]() |
Minh họa: TÔ TRẦN BÍCH THÚY |
Tiểu đoàn trưởng cho họp khẩn các đại đội trưởng và nghe anh Minh báo cáo. Tiểu đoàn trưởng xác định: Chuyện đi trinh sát mà bị lộ thì cũng không có gì lạ. May mà không có ai hy sinh. Điều quan trọng với chúng ta là rút kinh nghiệm để các cuộc trinh sát khác thành công.
Anh Minh xin lỗi thủ trưởng.
Tiểu đoàn trưởng hỏi:
- Vậy thì bây giờ anh Minh tính sao đây để kế hoạch diệt đồn An Cựu của chúng ta vẫn được thực hiện?
Anh Minh có ý kiến:
- Theo tôi đêm nay chúng ta đánh đồn An Cựu.
Tiểu đoàn trưởng hỏi:
- Anh Minh có liều lĩnh không đấy?
Anh Minh đáp:
- Như lời cửa miệng đầy ngạo mạn của nhiều lính địch trong đồn: “Dẫu có thách, quân Cộng sản cũng không dám đụng vào đồn An Cựu”. Thêm vào cuộc trinh sát của chúng ta bị lộ, chúng càng tin rằng chúng ta chưa dám làm gì tiếp… Chúng sẽ thảnh thơi chơi và có thể ăn mừng chiến thắng hôm qua… Đánh vào sự chủ quan và ngạo nghễ ấy, một cách thật bất ngờ, chúng ta chắc dễ thành công.
Có người phản đối nhưng cũng có người ủng hộ ý kiến của Minh. Bàn đi, tính lại, số đông nghiêng về phía ủng hộ. Tiểu đoàn trưởng cũng không gạt bỏ ý kiến của Minh, chỉ đề nghị xin thêm ý kiến của mọi người.
Đại đội trưởng đại đội ba phát biểu:
- Tôi đồng ý hoàn toàn với phương án chúng ta đã thống nhất. Đại đội chúng tôi sẽ kết hợp với đại đội trinh sát của anh Minh, cùng tham gia đánh trận này.
Các đại đội trưởng vỗ tay hoan hô nhiệt liệt. Tiểu đoàn trưởng lập tức cho triệu tập đại đội ba tới, lên ngay kế hoạch tấn công. Đại đội ba chọn chừng ba mươi người (1/5 quân) tham gia. Đại đội trinh sát dẫn đường, hành quân theo bốn mũi: một mũi đánh vào phòng chỉ huy đồn, hai mũi đánh vào phòng lính đồn, một mũi nhắm vào chòi canh gác, bắn cho được tên lính canh. Tất cả bốn mũi cùng nổ súng vào giờ G.
Đêm ấy, không chỉ Tiểu đoàn trưởng Chị Thừa Một không ngủ, mà hầu như các anh em ở nhà đều thức chờ giờ nổ súng. Đúng ba giờ sáng, tiếng súng và tiếng bộc phá đồng loạt nổ vang, xé màn đêm bình yên. Không hề có tiếng súng đáp trả của lính trong đồn.
Trận đánh bất ngờ đã thắng lợi lớn.
Trung đoàn trưởng Thân Trọng Một đích thân về tận đại đội ba và đại đội trinh sát, Tiểu đoàn Chi Thừa Một khen và tặng quà. Ông nói một câu như đinh đóng cột:
- Chúng ta đã đánh thắng một trận bất ngờ. Đây là bài học rất đáng quý cho chúng ta.
N.Q.H
(TCSH43SDB/12-2021)
TRẦN NGUYÊN HÀO
Lòng nhân ái của Bác Hồ dành cho mọi người dân Việt Nam; tình yêu thương ở Bác lan tỏa đến những người nô lệ mất nước và những người cùng khổ trên khắp thế gian, cho những người da đen bị phân biệt chủng tộc, cho cả những người da trắng bần cùng, cho những người phụ nữ các nước đế quốc thực dân có chồng con bị đưa sang Việt Nam và nước thuộc địa làm bia đỡ đạn; và cho cả chính những người lính ở bị đưa đi đánh nhau và nhận những cái chết oan uổng trong các cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa.
HÀN NHÃ LẠC
Thêm một giọng ca tài danh từng tôn cao giá trị di sản ca Huế vừa ra đi: nghệ sĩ nhân dân Minh Mẫn vừa qua đời ngày 13 tháng ba năm 2018, nhằm ngày 26 tháng giêng âm lịch.
ĐẠI HỘI VHNT THỪA THIÊN HUẾ LẦN THỨ NHẤT
(Trích bài phát biểu của đồng chí Vũ Thắng, nguyên ủy viên BCH Trung ương Đảng CSVN, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế tại Đại Hội)
HÒA ÁI
Đến nay, những bài thơ chúc Tết của Hồ Chủ tịch đã trở thành di sản của dân tộc. Những bài thơ chúc Tết của Bác trong mỗi dịp Tết đều toát lên tư tưởng chỉ đạo của Đảng ta trong một giai đoạn lịch sử.
PHẠM PHÚ PHONG
Du ký
Do cách chia thời gian theo ngày tháng, người ta thường coi thời gian trôi/ đi qua, nhưng thực ra thời gian vẫn đứng yên đó thôi, chỉ có con người và vạn vật trôi qua dưới con mắt chăm chú, kiên trì và nhẫn nại của thời gian.
TRẦN THỊ KIÊN TRINH
Là em gái của anh nhưng khi tôi được sinh ra anh đã tròn hai mươi tuổi. Những gì nhớ về anh chỉ là ký ức tuổi thơ trong khu vườn tranh thỉnh thoảng anh về.
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
(Viết từ lời kể của cựu chiến binh Đặng Hà)
Tôi tình cờ đọc được thông tin Hải quân Mỹ lấy thành phố Huế để đặt tên cho một tuần dương hạm mang tên USS Hue City (CG-66). Tuần dương hạm này thuộc lớp Ticonderoga, trang bị tên lửa, gắn với trận đánh Trung đoàn 1, Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ tham chiến Huế vào dịp Tết Mậu Thân.
NGUYỄN TỰ LẬP
Cuộc Tổng công kích - Tổng khởi nghĩa Tết Mậu Thân 1968 của quân và dân ta trên chiến trường miền Nam cách đây tròn nửa thế kỷ (1968 - 2018).
Những tượng đài thiêng liêng trong lòng dân Quảng Điền
NGUYỄN QUANG HÀ
Bút ký
Thái độ về cuộc Cần Vương
Người thẩm vấn (NTV): Ông có phải là kẻ hâm mộ người anh hùng cuối cùng trong cuộc tử chiến chống người Pháp đó không?
CHƯƠNG THÂU
Hồ sơ Thẩm vấn là tập tài liệu khá khá dày dặn của Hội đồng xử án Tòa Đề hình của chính quyền thực dân để chuẩn bị xử Phan Bội Châu vào ngày 23/11/1925 tại Hà Nội.
LTS: Kỷ niệm 150 năm ngày sinh của chí sĩ Phan Bội Châu, Sông Hương được tiếp cận với bản thảo “Vụ án Phan Bội Châu năm 1925: Hồ sơ thẩm vấn”. Đây là nguồn tư liệu quý, nằm trong tập Bổ di II lần đầu được công bố về vụ án chí sĩ Phan Bội Châu.
Cuối mùa hè năm 1978 chúng tôi là lứa lưu học sinh đầu tiên được tới Liên Xô bằng máy bay, trước đây chỉ đi bằng tàu hỏa liên vận qua Bắc Kinh. Đối với nhiều người Việt Nam lúc bấy giờ, nhất là những người lính sau mấy năm chỉ sống ở núi rừng, Moscow thực sự là thiên đường.
DƯƠNG PHƯỚC THU
Dưới thời Pháp thuộc, những năm đầu thế kỷ XX, để ra được một tờ báo - mà lại báo tiếng Việt do người Việt quản lý tại Kinh đô Huế quả thực nhiêu khê và vô cùng khó khăn, phức tạp.
ĐẶNG NHẬT MINH
Tôi vẫn còn nhớ đinh ninh cảnh quay đầu tiên của phim Cô gái trên sông vào tháng 10 năm 1987 là cảnh Liên, nhà báo nữ (do Hà Xuyên đóng) đến bệnh viện Huế tìm gặp Nguyệt (do Minh Châu đóng).
THÁI KIM LAN
Con đường ấy, từ dốc cầu Gia Hội đổ xuống, dọc theo con sông nhánh trước kia còn gọi là sông Đông Ba, Hàng Đường, rồi Bạch Đằng, lấy tên dòng sông chảy qua chùa Diệu Đế, qua cầu Đồng Ba, về Bao Vinh, ngã Ba Sình, con đường mang nhiều vẻ lạ, nó mang phố về biển khơi và chuyên chở tứ xứ về kinh thành, vốn là phố cổ một thời với những căn nhà gỗ kiến trúc thuần Huế, nơi những gia đình thượng lưu, quý tộc định cư một thời quan quan thư cưu…
DƯƠNG PHƯỚC THU
Ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời, nhận chỉ thị của Hồ Chủ tịch, đại diện Ủy ban Nhân dân lâm thời Thừa Thiên và Ủy ban Nhân dân Trung Bộ đóng tại Huế đã đến mời cụ Huỳnh Thúc Kháng, một tiến sĩ Nho học yêu nước, một nhà báo nổi tiếng, một người không đảng phái ra Hà Nội gặp cụ Hồ.
HƯƠNG CẦN
Vài năm lại đây, báo chí thường nhắc đến ông hai lúa Bùi Hiển (Thủ Dầu Một, Bình Dương) tự chế thành công chiếc máy bay trực thăng vào năm 2012, ông làm chiếc thứ hai vào năm 2014.
VŨ HẢO
Tháng Tám năm 1945 đã trở thành mốc son chói lọi, vẻ vang trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Cách mạng tháng Tám thành công đã phá tan xiềng xích của thực dân, phát xít, lật đổ chế độ phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Kỷ niệm 100 năm Trường Đồng Khánh
BÙI KIM CHI