Thủ đô vĩnh biệt Đại tướng...

11:52 13/10/2013

ầu Giấy, Xuân Thủy, Phạm Văn Đồng rồi tới cầu Thăng Long... lùi dần sau cỗ linh xa đưa Đại tướng rời Hà Nội. Người dân thủ đô đều bật khóc khi nói lời tiễn biệt... Chuyên cơ chở linh cữu Đại tướng đã cất cánh hướng về Quảng Bình.

10h29’, chuyên cơ ATR72 bắt đầu lăn bánh. Chiếc máy bay cất cánh ngay sau đó hướng về bầu trời Quảng Bình, đưa đại tướng về nơi an nghỉ cuối cùng. Dự kiến, sau 5 phút máy bay ATR 72 cất cánh, chiếc chuyên cơ đưa đoàn tang lễ cũng sẽ nối đuôi.
Trên chuyên cơ VN103 chở linh cữu Đại tướng có khoảng 40 người, đó là thân quyến của Đại tướng và các vị tướng lĩnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam, đội tiêu binh danh dự. Như vậy, chuyên cơ đã cất cánh sớm hơn dự kiến ban đầu 30 phút. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã thực sự rời Thủ đô Hà Nội để về với đất mẹ Quảng Bình.
10h26’, trên đường băng, chiếc chuyên cơ chở đoàn tang lễ và gia quyến Đại tướng đã bắt đầu lăn bánh vào vị trí cất cánh.
2 chuyên cơ sẵn sàng cho hành trình cuối cùng của Đại tướng (ảnh: Việt Hưng).
2 chuyên cơ sẵn sàng cho hành trình cuối cùng của Đại tướng (ảnh: Việt Hưng).

10h19’, những nghi lễ sau cùng cử hành trong phút mặc niệm Đại tướng tại sân bay Nội Bài. Đây là thời khắc cuối cùng Đại tướng ở với Hà Nội.
Hai chuyên cơ vẫn đang im lìm để chuẩn bị cho một nhiệm vụ đặc biệt – đưa Đại tướng về nơi an nghỉ cuối cùng.
10h12’, linh cữu Đại tướng đã được chuyển lên chuyên cơ ATR 72 mang số hiệu VN103.
Lực lượng cảnh vệ nghiêm trang đón linh xa tiến vào sân bay Nội Bài (ảnh: Việt Hưng).
Lực lượng cảnh vệ nghiêm trang đón linh xa tiến vào sân bay Nội Bài (ảnh: Việt Hưng).
9h56', đoàn xe rước linh cữu Đại tướng đã tiếp cận với đường băng, đến gần chuyên cơ mang số hiệu VN103. Cỗ linh sa chở linh cữu Đại tướng đã tiến gần sát chuyên cơ.

Các chiến sĩ tiêu binh đưa Đại tướng vào chiếc chuyên cơ đặc biệt nhất số hiệu VN103. Đoàn tiêu binh từ từ nâng linh cữu Đại tướng lên giá đỡ đưa vào chuyên cơ.

9h47', đoàn xe đang chầm chậm đi vào sân bay Nội Bài. Hai bên đường, dòng người cố tiến vào gần đoàn xe nhất để lần cuối cùng tiễn biệt Đại tướng. Nhiều người dân xúc động nghẹn ngào và bật khóc.
(Ảnh: Việt Hưng).

(Ảnh: Việt Hưng).

(Ảnh: Việt Hưng).
Người dân đứng kín trên cầu cạn dẫn lên nhà ga T1 mong được tiễn biệt Đại tướng lần cuối (Ảnh: Việt Hưng).
9h48', linh cữu Đại tướng vừa tới Cảng hàng không quốc tế Nội Bài. Linh xa đang vào sân bay nội bài. Đoàn xe trước hết là xe dẫn đường, xe tiêu binh mang vòng hoa, di ảnh Đại tướng. Linh xa của Đại tướng với khẩu đại pháo tiến dần đến chiếc chuyên cơ đặc biệt ATR 72.

Thời tiết tại sân bay thuận lợi. Trời nắng đẹp.

1h đồng hồ trước, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đã kiểm tra lần cuối việc chuẩn bị. 2 chuyên cơ chở linh cữu Đại tướng và toàn gia quyến đã sẵn sàng để đưa Đại tướng về quê hương.

9h20', cỗ xe linh xa chở Đại tướng qua cầu Thăng Long, hướng về phía sân bay Nội Bài, chuẩn bị hành trình trở về quê hương Quảng Bình trên chuyên cơ đặc biệt.
Đoàn xe chuẩn bị qua cầu Thăng Long (Ảnh: Lê Trường)
Đoàn xe chuẩn bị qua cầu Thăng Long (Ảnh: Lê Trường)
9h10', đoàn xe di chuyển đến đầu đường Thăng Long, nhiều người dân bật khóc khi nói lời tiễn biệt. Từ người già đến em nhỏ, đôi mắt đỏ hoe, mọi người đều bùi ngùi bày tỏ nỗi tiếc thương vô hạn với vị tướng tài ba, lỗi lạc của thời đại Hồ Chí Minh.
Người dân đứng rất đông nhưng trang nghiêm, nghẹn ngào trước cỗ linh xa (Ảnh: Việt Hưng).
Người dân đứng rất đông nhưng trang nghiêm, nghẹn ngào trước cỗ linh xa (Ảnh: Việt Hưng).
Đường Phạm Văn Đồng ken dày người dân chờ tiễn biệt Đại tướng.
Đường Phạm Văn Đồng ken đặc người dân chờ tiễn biệt Đại tướng.

Nước mắt trên những gương mặt trẻ (ảnh: Quốc Cường).
Nước mắt trên những gương mặt trẻ (ảnh: Quốc Cường).
8h50', đoàn xe đưa tiễn Đại tướng sang đường Phạm Văn Đồng.

Di ảnh, linh cữu Đại tướng đi giữa những lời chào tiễn biệt (ảnh: Thanh Trầm).

 

Di ảnh, linh cữu Đại tướng đi giữa những lời chào tiễn biệt (ảnh: Thanh Trầm).

Di ảnh, linh cữu Đại tướng đi giữa những lời tiễn biệt (ảnh: Thanh Trầm).

8h47’, trên tuyến phố Cầu Giấy - Xuân Thủy, người dân và học sinh sinh viên trong khu vực đã túc trực từ sớm ở 2 bên đường chờ đoàn xe chở Đại tướng để lần cuối cùng được chào từ biệt vị Đại tướng kính yêu của dân tộc, Đại tướng của nhân dân.
Rất nhiều người trào nước mắt. Âm vang của tiếng nhạc tiễn đưa Đại tướng càng khiến lòng người tràn ngập nỗi niềm xúc động về Người. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã về với Bác Hồ, về với các anh hùng dân tộc, về với đồng đội của Người năm xưa. Tất cả đều cầu chúc cho Đại tướng an giấc ngàn thu nơi quê nhà Quảng Bình, đúng với tâm nguyên cuối đời của Đại tướng.
Rơi nước mắt tiễn Đại tướng qua những tuyến phố cuối cùng của thủ đô
Người dân bật khóc, cán bộ chiến sĩ nghiêm trang chào Đại tướng trên đoạn đường qua Lăng Bác (ảnh: Nguyễn Dương).
Tại ngã ba Hoàng Văn Thụ (ảnh: Quốc Cường).
Tại ngã ba Hoàng Văn Thụ (ảnh: Quốc Cường).

8h44',
8h44', đoàn xe đi qua ngã tư Nguyễn Chí Thanh - Ngọc Khánh, hướng về phía Cầu Giấy.
Đại tướng chào từ biệt căn nhà riêng tại 30 Hoàng Diệu (ảnh: Quang Phong).
Đại tướng chào từ biệt căn nhà riêng tại 30 Hoàng Diệu (ảnh: Quang Phong).
Đại tướng chào từ biệt căn nhà riêng tại 30 Hoàng Diệu (ảnh: Quang Phong).
8h37', đoàn xe tiêu binh đưa linh cữu Đại tướng dời tư gia tại số 30 Hoàng Diệu, tiễn biệt căn nhà Đại tướng và gia đình đã ở nhiều chục năm qua. Cỗ linh xa di chuyển qua những tuyến phố sau cùng trên đường ra sân bay Nội Bài, dời thủ đô, trở về quê hương.
 

 

8h22', linh xa dừng trước số nhà 30 Hoàng Diệu. Đại tướng trở về thăm căn nhà riêng tại Hà Nội lần cuối cùng trước khi về với quê mẹ.
Gia quyến rước di ảnh Đại tướng vào nhà thắp hương làm lễ theo phong tục. Tại khu vực đối diện ngôi nhà, nhiều Phật tử đang làm lễ cầu siêu.
 

 

8h10’, đoàn xe đi ngang ngã tư Trần Phú – Hoàng Diệu.
 
8h5', đoàn xe nghi lễ hướng đến khu vực Tràng Thi, Cửa Nam.

Tại ngã tư Tràng Thi - Quán sứ, hàng ngàn người đứng 2 bên đường thành kính tiễn đưa Đại tướng. Chị Lê Thị Thu, trú tại Quán Sứ chia sẻ, sau Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng là con người vĩ đại. Cả gia đình chị đã đứng trên phố từ sáng đề chờ tiễn đưa Người.

8h,
8h, đoàn xe di chuyển qua nhà Hát lớn. Nhiều người dân đứng bên đường bật khóc.
7h50’,
Linh xa chở linh cữu Đại tướng đi qua Nhà hát lớn (Ảnh: Tiến Nguyên)
7h50’, trên đường hướng ra phố Tràng Tiền, hàng vạn người dân đứng trang nghiêm, lặng lẽ trên đường, chờ được nghiêng mình kính chào Đại tướng lần cuối cùng.
Quá trình rước linh cữu Đại tướng lên linh xa (ảnh: Quang Phong).
Quá trình rước linh cữu Đại tướng lên linh xa (ảnh: Quang Phong).
Quá trình rước linh cữu Đại tướng lên linh xa (ảnh: Quang Phong).

Quá trình rước linh cữu Đại tướng lên linh xa (ảnh: Quang Phong).
Quá trình rước linh cữu Đại tướng lên linh xa (ảnh: Quang Phong).
7h44’, dòng người kéo dài trên phố Trần Thánh Tông, nơi đoàn xe đưa linh cữu Đại tướng chầm chậm tiến qua. Theo sau cỗ linh xa, đông đủ các vị lãnh đạo Đảng, nhà nước tiếp bước hộ tống.
7h40', linh cữu Đại tướng bắt đầu rời Nhà tang lễ Quốc gia. Phía sau cỗ linh xa là các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; gia đình, nhân dân… Đoàn xe bắt đầu khởi hành đi về hướng sân bay Nội Bài.
7h36',

7h36',
Di quan linh cữu Đại tướng ra khỏi Nhà tang lễ
7h36', linh cữu Đại tướng được đặt lên cỗ linh xa. Lá Quốc kỳ lại được trang trọng phủ lên linh cữu.
 
7h33',

7h33',

7h33',

7h33',

 
Người dân đứng trên đường Hàng Khay (Ảnh: Anh Thế)
Người dân đứng trên đường Hàng Khay (Ảnh: Anh Thế)
 
7h33', linh cữu Đại tướng đang được chuyển về phía cỗ linh xa có gắn đại pháo.
 
Trên các tuyến đường, người dân Thủ đô đứng đông đúc trong trật tự, chuẩn bị phút tiễn biệt Đại tướng.
 
7h25', các sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam đang chuẩn bị làm lễ chuyển linh cữu Đại tướng ra cỗ linh xa. 6 sĩ quan Quân đội bắt đầu khiêng linh cữu Đại tướng ra khỏi Nhà tang lễ. Một sĩ quan cẩn trọng gấp lá cờ Tổ quốc phủ trên linh cữu. Đứng đầu là 2 sĩ quan rước di ảnh, tiếp sau là 1 sĩ quan rước gối huân chương, đi sau là 1 sĩ quan rước lá cờ Tổ quốc, 12 sĩ quan khác nghiêm cẩn nâng linh cữu, chầm chậm ra khỏi Nhà tang lễ trong tiếng nhạc trầm buồn.
7h33',
 
7h33',

 

Cùng khiêng linh cữu có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. 
 
7h20', các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đoàn đại biểu nước ngoài, đại diện các bộ ngành trung ương... chầm chậm đi quanh linh cữu Đại tướng, tiễn đưa lần cuối người con ưu tú của nhân dân. Đại diện gia đình đỡ Phu nhân Đại tướng đi vòng quanh linh cữu, theo sau là gia quyến của Đại tướng, tiễn biệt người thân yêu nhất của gia đình về nơi an nghỉ cuối cùng.
 
7h20', trên các tuyến đường nơi đoàn xe chở linh cữu Đại tướng đi qua, người dân đã đứng kín mít hai bên.
Người dân đứng dọc phố Tràng Tiền (Ảnh: Tiến Nguyên)
Người dân đứng dọc phố Tràng Tiền (Ảnh: Tiến Nguyên)
 
7h14', đại diện gia đình là ông Võ Điện Biên - con trai Đại tướng - đứng lên đọc lời tưởng nhớ người cha vĩ đại và bày tỏ lời cảm tạ tới toàn thể nhân dân. Ông Võ Điện Biên bày tỏ, những lời ca ngợi Đại tướng chính là những lời ca ngợi Đảng, Bác Hồ, các thế hệ lãnh đạo và những người con ưu tú của đất nước đã ngã xuống để bảo vệ non sông đất nước…

 

Con trai của Đại tướng trân trọng, cảm ơn tình cảm của những người dân Việt Nam từ những thế hệ đã  đi qua hai cuộc chiến tranh khốc liệt nhất của dân tộc đến các cháu thiếu nhi chưa từng biết đến chiến tranh.
 
 
(Theo VTV)
7h13', cả nước dành một phút mặc niệm tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong tiếng nhạc Hồn tử sĩ.
 
Phu nhân Đại tướng đưa tay gạt nước mắt cho cháu nhỏ khóc ròng đứng cạnh. Rất nhiều vành tang trắng, vàng nghẹn ngào đứng trước linh cữu.
 
Gia quyến đau buồn đứng bên linh cữu Đại tướng
Gia quyến đau buồn đứng bên linh cữu Đại tướng
 
Bắt đầu hành trình tiễn biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp
 
7h02', Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc điếu văn tiễn biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tổng Bí thư nêu bật quá trình hoạt động và những đóng góp to lớn của Đại tướng đối với Cách mạng Việt Nam.

Điếu văn của Tổng Bí thư khẳng định, sự ra đi của Đại tướng là một tổn thất lớn đối với Đảng, nhà nước, nhân dân, quân đội và toàn gia quyến của Đại tướng.

Khát quát quá trình hoạt động cách mạng và những chiến công hiển hách, làm nên lịch sử của Đại tướng, Tổng Bí thư nhấn mạnh thêm việc Đại tướng trong nhiều năm được sống và làm việc bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Đại tướng luôn nhắc nhở yêu cầu xây dựng Đảng thật trong sạch, vững mạnh, chống chủ nghĩa cá nhân, quan liêu, duy ý chí trong Đảng.

“Bản thân Đại tướng không ngừng thực hiện tinh thần sống và làm việc theo tư tưởng của Bác Hồ, luôn thực hiện lối sống cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” – Tổng Bí thư nhấn mạnh.

 
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc điếu văn tiễn biệt Đại tướng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc điếu văn tiễn biệt Đại tướng
 
7h, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố Lễ Truy điệu đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp bắt đầu với quân nhạc cử hành Quốc ca.
 
 
Hơn 5h
 
Hơn 5h
 
6h30’,  Ban Tổ chức nhắc gia quyến Đại tướng và thành viên tham gia tổ chức lễ tang hoàn tất công tác chuẩn bị. Có mặt tại nhà Tang lễ lúc này đã có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các thành viên của Ban lễ tang nhà nước để chuẩn bị cho lễ truy điệu Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
 
Không khí tại nhà Tang lễ Quốc gia hết sức trang nghiêm, nỗi đau buồn như đã thấm thía, sâu sắc.
 
Hơn 5h, đoàn xe đưa linh cữu Đại tướng cũng đã đến đường Trần Thánh Tông và nhà tang lễ.
 
Trước đó, trên các tuyến phố xe linh cữu Đại tướng sẽ đi qua,  đội thanh niên tình nguyện đã có mặt, dàn hàng với màu áo xanh, chiếc mũ tai bèo như những chiến sĩ Trường Sơn năm xưa. Hàng vạn người dân đã có mặt trên đường.
Đoàn xe tiêu binh di chuyển đến nhà Tang lễ Quốc gia.

Đoàn xe tiêu binh di chuyển đến nhà Tang lễ Quốc gia.

Đoàn xe tiêu binh di chuyển đến nhà Tang lễ Quốc gia.
Đoàn xe tiêu binh di chuyển đến nhà Tang lễ Quốc gia.
 
Đúng 7h sáng nay, lễ truy điệu Đại tướng Võ Nguyên Giáp được cử hành. Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Lễ tang nhà nước sẽ đọc điếu văn tôn vinh công trạng, phẩm chất, nhân cách của vị Tư lệnh đầu tiên của QĐND Việt Nam.
 
Theo chương trình, lễ truy điệu Đại tướng kết thúc vào 8h15’. Linh cữu Đại tướng được hộ tống, di quan về tư gia tại 30 Hoàng Diệu để làm các nghi lễ theo phong tục truyền thống.

Người dân Hà Nội có thể tiễn đưa Đại tướng đi qua các tuyến đường của thủ đô lần cuối cùng, trên lộ trình từ nhà Tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông) - Tràng Tiền - Hàng Khay - Tràng Thi - Điện Biên Phủ - Độc Lập - Hoàng Văn Thụ - Hoàng Diệu.

Từ 30 Hoàng Diệu, linh cữu Đại tướng tiếp tục được đưa rước qua các tuyến phố Trần Phú - Sơn Tây - Kim Mã - Cầu Giấy - Xuân Thủy - Phạm Văn Đồng – Thăng Long đến sân bay Nội Bài vào khoảng 10h. 11h trưa, chuyên cơ ATR 72 mang số hiệu VN103 sẽ cất cánh từ Nội Bài, đưa linh Đại tướng trở về quê hương Quảng Bình.

Dự kiến, máy bay chở linh cữu Đại tướng hạ cánh xuống sân bay Đồng Hới (Quảng Bình) lúc 12h25. Đoàn nghi lễ tại Quảng Bình tiếp tục làm nhiệm vụ di quan, đưa linh cữu Đại tướng về địa điểm an táng tại Vũng Chùa (xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch). Lễ an táng sẽ bắt đầu từ 13h30 đến 17h.

Theo quy định về việc tổ chức lễ Quốc tang, lãnh đạo Đảng, nhà nước sẽ hộ tống Đại tướng trên khắp hành trình về đến Vũng Chùa, sẽ rải những nắm đất đầu tiên lên linh cữu Đại tướng tại nơi an táng.

Hành trình tiễn biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp như vậy sẽ kéo dài gần 12 tiếng trong ngày thứ 2 cả nước để tang vị Tư lệnh vĩ đại của dân tộc.
 

Theo Dân trí

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Ngày 15/10, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL đã tổ chức cuộc họp nhằm chuẩn bị cho phiên họp Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng các danh hiệu nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú (NSND, NSƯT) và danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú (NNND, NNƯT) năm 2018.

  • Nghệ thuật truyền thống dân tộc như: tuồng, chèo, cải lương, kịch hát dân tộc… đang kêu cứu, vì người xem ngày càng giảm, người theo nghề ngày càng hiếm. Hiện nghệ thuật truyền thống dân tộc đang thiếu hụt trầm trọng lực lượng thay thế trên tất cả các lĩnh vực, như diễn viên, nhạc công, biên kịch, đạo diễn…

  • Từ góc nhìn của nhà quy hoạch, Giám đốc SLAB, Đại học Nam California (Mỹ), GS. Annette Kim cho rằng, vỉa hè đa chức năng là một phần tạo nên thành phố sôi động, bền vững, đóng góp vào sinh hoạt cộng đồng.

  • Kết thúc loạt bài này, chúng tôi mong muốn, những nhận thức về văn hóa ngày càng hoàn thiện tiến gần đến giá trị cốt lõi nhất của văn hóa: Hình thành nhân cách con người và cốt cách của một dân tộc, trở thành nguồn lực nội sinh quan trọng để đất nước phát triển bền vững.

  • Hiện nay, nguy cơ mai một giá trị truyền thống làng xã rất lớn, ở cả chiều rộng và chiều sâu. Việc bảo tồn các giá trị di sản trong quá trình quy hoạch không gian kiến trúc làng không thể chậm trễ và trì hoãn. Trong đó, bảo tồn thích ứng và phát triển tiếp nối là phương thức mà giá trị tinh thần của di sản được kế thừa, hoàn thiện.

  • Chỉ đạo nghệ thuật được ví như người giữ lửa, bảo đảm khuynh hướng nghệ thuật, phong cách sáng tạo của đơn vị. Tuy nhiên, nhiều nhà hát của Hà Nội đang thiếu đội ngũ chỉ đạo nghệ thuật tài năng, chuyên nghiệp, dẫn tới sáng tạo ít mang tính đương thời, chưa có nhiều tác phẩm đỉnh cao có thể cạnh tranh với các loại hình nghệ thuật khác.

  • Mặt nạ giấy bồi, đèn kéo quân, tàu thủy sắt tây... từng mang lại niềm vui cho biết bao đứa trẻ mỗi độ Tết Trung thu. Nhưng trước sự phát triển của xã hội, những món đồ chơi truyền thống này liệu có cần thay đổi để đáp ứng thị hiếu trẻ nhỏ “thời 4.0”?

  • Vài năm trở lại đây, thị trường sách thiếu nhi trong nước đã có những chuyển biến với nhiều tín hiệu khởi sắc, nhưng vẫn cần nhiều cú hích để thực sự ổn định.

  • Dù trẻ con ngày nay ít còn chơi đèn kéo quân nữa, nhưng mỗi mùa Trung thu đến, gần ngày rằm tháng 8, nghệ nhân Vũ Văn Sinh lại cặm cụi làm những chiếc đèn truyền thống để giữ nghề, hoài niệm tuổi thơ và tưởng nhớ tổ tông.

  • Năm 2018, cải lương đánh dấu sự xuất hiện đúng 100 năm trên mảnh đất Nam bộ. Ngoài vở diễn “Thầy Ba Đợi” tri ân người khai sáng bộ môn nghệ thuật này, bộ phim “Song Lang” cũng ra mắt công chúng để góp thêm tình yêu cho khán giả hôm nay đối với loại hình sân khấu độc đáo trong tâm thức cư dân mở đất. Con đường đã qua của cải lương rất nhiều thành tựu, nhưng con đường phía trước của cải lương cũng không ít thử thách!

  • Dù còn nhiều khó khăn nhưng giới bạn đọc đang dần tiếp cận và sử dụng những sản phẩm trong cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 để có thể thỏa mãn nhu cầu tiếp nhận thông tin hữu ích. 

  • Vùng đất phía Tây Hà Nội còn nhiều ngôi đình làng là biểu tượng của vùng xứ Đoài, với những giá trị đặc sắc về kiến trúc và điêu khắc. Tuy nhiên, hiện nay, các ngôi đình này đối diện với nguy cơ xuống cấp và bị hủy hoại. Đã có rất nhiều công trình bị “trùng tu như phá”, gần đây nhất là tại đình Lương Xá, xã Liên Bạt, huyện Ứng Hòa.

  • Mong muốn nghiên cứu, phục dựng, bảo tồn lại các nét đẹp trong văn hóa truyền thống của Việt Nam, ngày 8-8, Ỷ Vân Hiên với đội ngũ các bạn trẻ chuyên nghiệp, có kiến thức chuyên môn cùng với lòng nhiệt thành, sức sáng tạo mạnh mẽ đã ra mắt tại Hà Nội.

  • Trong 6 tháng đầu năm 2018, ngành xuất bản đã gây được tiếng vang trong xã hội với nhiều cuốn sách có nội dung tốt, mang tính thời sự... Số lượng xuất bản phẩm vi phạm về nội dung có giảm so với cùng kỳ năm 2017 nhưng vẫn chưa có giải pháp khắc phục triệt để.

  • Tiếp bước sự sáng tạo với sơn mài của các bậc thầy thời kỳ hội họa Đông Dương, ngày nay nghệ thuật sơn mài đương đại vẫn kế thừa và phát triển với nhiều lối biểu hiện và tìm tòi mới. Tuy nhiên, bên cạnh hiệu quả nghệ thuật, nhiều sáng tạo cũng gây tranh luận.

  • Tính đến thời điểm này, Việt Nam có 12 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh. Thế nhưng, bên cạnh niềm vinh dự thì những danh hiệu cũng đang tạo ra nhiều sức ép không nhỏ với các nhà quản lý văn hóa trong công tác quảng bá, bảo tồn và phát triển.

  • Tuồng là môn nghệ thuật sân khấu truyền thống độc đáo của dân tộc Việt Nam. Thế nhưng, cũng giống như những loại hình nghệ thuật truyền thống khác, tuồng đang đứng trước nguy cơ mai một. Ở đó việc bảo tồn để duy trì và phát triển nghệ thuật tuồng đang là “bài toán” không dễ gì tìm được câu trả lời thấu đáo.

  • “Ok (đồng ý) hay không thì mày nhớ confirm (xác nhận) cho người ta nha”; “giao đứa nào set up (sắp xếp) vụ này ngay và luôn đi chứ hứa rồi bỏ đó không hà”; “go now (đi ngay), mà free (miễn phí) thiệt hả?”; “nay được ở nhà full (cả) ngày”… Đó là vài trong số những câu Tây không ra Tây, ta chẳng ra ta mà giới trẻ Việt đang sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.

  • Mùa World Cup 2018 đang đến những giờ phút cao trào của xúc cảm trong lòng người hâm mộ môn thể thao “vua”. Mỗi trận đấu mang lại nhiều cung bậc tình cảm: hân hoan, hào hứng, thất vọng, buồn khổ... theo từng đường bóng. Trong làng văn cũng có rất nhiều người hâm mộ đang cuồng nhiệt cổ vũ cho đội bóng mình yêu thích, thành thật khóc - cười sau mỗi trận bóng, và cuối cùng là đặt bút... làm thơ.

  • Chúng ta tưởng rằng, chúng ta tạo ra mạng xã hội là để chúng ta tự do hơn: tự do phát ngôn, tự do thể hiện quan điểm và suy nghĩ của mình, nhưng nhìn những điều đang diễn ra, chúng ta liệu có đạt được tự do thực sự và quan trọng hơn, là tìm kiếm được hạnh phúc?