Thủ đô vĩnh biệt Đại tướng...

11:52 13/10/2013

ầu Giấy, Xuân Thủy, Phạm Văn Đồng rồi tới cầu Thăng Long... lùi dần sau cỗ linh xa đưa Đại tướng rời Hà Nội. Người dân thủ đô đều bật khóc khi nói lời tiễn biệt... Chuyên cơ chở linh cữu Đại tướng đã cất cánh hướng về Quảng Bình.

10h29’, chuyên cơ ATR72 bắt đầu lăn bánh. Chiếc máy bay cất cánh ngay sau đó hướng về bầu trời Quảng Bình, đưa đại tướng về nơi an nghỉ cuối cùng. Dự kiến, sau 5 phút máy bay ATR 72 cất cánh, chiếc chuyên cơ đưa đoàn tang lễ cũng sẽ nối đuôi.
Trên chuyên cơ VN103 chở linh cữu Đại tướng có khoảng 40 người, đó là thân quyến của Đại tướng và các vị tướng lĩnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam, đội tiêu binh danh dự. Như vậy, chuyên cơ đã cất cánh sớm hơn dự kiến ban đầu 30 phút. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã thực sự rời Thủ đô Hà Nội để về với đất mẹ Quảng Bình.
10h26’, trên đường băng, chiếc chuyên cơ chở đoàn tang lễ và gia quyến Đại tướng đã bắt đầu lăn bánh vào vị trí cất cánh.
2 chuyên cơ sẵn sàng cho hành trình cuối cùng của Đại tướng (ảnh: Việt Hưng).
2 chuyên cơ sẵn sàng cho hành trình cuối cùng của Đại tướng (ảnh: Việt Hưng).

10h19’, những nghi lễ sau cùng cử hành trong phút mặc niệm Đại tướng tại sân bay Nội Bài. Đây là thời khắc cuối cùng Đại tướng ở với Hà Nội.
Hai chuyên cơ vẫn đang im lìm để chuẩn bị cho một nhiệm vụ đặc biệt – đưa Đại tướng về nơi an nghỉ cuối cùng.
10h12’, linh cữu Đại tướng đã được chuyển lên chuyên cơ ATR 72 mang số hiệu VN103.
Lực lượng cảnh vệ nghiêm trang đón linh xa tiến vào sân bay Nội Bài (ảnh: Việt Hưng).
Lực lượng cảnh vệ nghiêm trang đón linh xa tiến vào sân bay Nội Bài (ảnh: Việt Hưng).
9h56', đoàn xe rước linh cữu Đại tướng đã tiếp cận với đường băng, đến gần chuyên cơ mang số hiệu VN103. Cỗ linh sa chở linh cữu Đại tướng đã tiến gần sát chuyên cơ.

Các chiến sĩ tiêu binh đưa Đại tướng vào chiếc chuyên cơ đặc biệt nhất số hiệu VN103. Đoàn tiêu binh từ từ nâng linh cữu Đại tướng lên giá đỡ đưa vào chuyên cơ.

9h47', đoàn xe đang chầm chậm đi vào sân bay Nội Bài. Hai bên đường, dòng người cố tiến vào gần đoàn xe nhất để lần cuối cùng tiễn biệt Đại tướng. Nhiều người dân xúc động nghẹn ngào và bật khóc.
(Ảnh: Việt Hưng).

(Ảnh: Việt Hưng).

(Ảnh: Việt Hưng).
Người dân đứng kín trên cầu cạn dẫn lên nhà ga T1 mong được tiễn biệt Đại tướng lần cuối (Ảnh: Việt Hưng).
9h48', linh cữu Đại tướng vừa tới Cảng hàng không quốc tế Nội Bài. Linh xa đang vào sân bay nội bài. Đoàn xe trước hết là xe dẫn đường, xe tiêu binh mang vòng hoa, di ảnh Đại tướng. Linh xa của Đại tướng với khẩu đại pháo tiến dần đến chiếc chuyên cơ đặc biệt ATR 72.

Thời tiết tại sân bay thuận lợi. Trời nắng đẹp.

1h đồng hồ trước, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đã kiểm tra lần cuối việc chuẩn bị. 2 chuyên cơ chở linh cữu Đại tướng và toàn gia quyến đã sẵn sàng để đưa Đại tướng về quê hương.

9h20', cỗ xe linh xa chở Đại tướng qua cầu Thăng Long, hướng về phía sân bay Nội Bài, chuẩn bị hành trình trở về quê hương Quảng Bình trên chuyên cơ đặc biệt.
Đoàn xe chuẩn bị qua cầu Thăng Long (Ảnh: Lê Trường)
Đoàn xe chuẩn bị qua cầu Thăng Long (Ảnh: Lê Trường)
9h10', đoàn xe di chuyển đến đầu đường Thăng Long, nhiều người dân bật khóc khi nói lời tiễn biệt. Từ người già đến em nhỏ, đôi mắt đỏ hoe, mọi người đều bùi ngùi bày tỏ nỗi tiếc thương vô hạn với vị tướng tài ba, lỗi lạc của thời đại Hồ Chí Minh.
Người dân đứng rất đông nhưng trang nghiêm, nghẹn ngào trước cỗ linh xa (Ảnh: Việt Hưng).
Người dân đứng rất đông nhưng trang nghiêm, nghẹn ngào trước cỗ linh xa (Ảnh: Việt Hưng).
Đường Phạm Văn Đồng ken dày người dân chờ tiễn biệt Đại tướng.
Đường Phạm Văn Đồng ken đặc người dân chờ tiễn biệt Đại tướng.

Nước mắt trên những gương mặt trẻ (ảnh: Quốc Cường).
Nước mắt trên những gương mặt trẻ (ảnh: Quốc Cường).
8h50', đoàn xe đưa tiễn Đại tướng sang đường Phạm Văn Đồng.

Di ảnh, linh cữu Đại tướng đi giữa những lời chào tiễn biệt (ảnh: Thanh Trầm).

 

Di ảnh, linh cữu Đại tướng đi giữa những lời chào tiễn biệt (ảnh: Thanh Trầm).

Di ảnh, linh cữu Đại tướng đi giữa những lời tiễn biệt (ảnh: Thanh Trầm).

8h47’, trên tuyến phố Cầu Giấy - Xuân Thủy, người dân và học sinh sinh viên trong khu vực đã túc trực từ sớm ở 2 bên đường chờ đoàn xe chở Đại tướng để lần cuối cùng được chào từ biệt vị Đại tướng kính yêu của dân tộc, Đại tướng của nhân dân.
Rất nhiều người trào nước mắt. Âm vang của tiếng nhạc tiễn đưa Đại tướng càng khiến lòng người tràn ngập nỗi niềm xúc động về Người. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã về với Bác Hồ, về với các anh hùng dân tộc, về với đồng đội của Người năm xưa. Tất cả đều cầu chúc cho Đại tướng an giấc ngàn thu nơi quê nhà Quảng Bình, đúng với tâm nguyên cuối đời của Đại tướng.
Rơi nước mắt tiễn Đại tướng qua những tuyến phố cuối cùng của thủ đô
Người dân bật khóc, cán bộ chiến sĩ nghiêm trang chào Đại tướng trên đoạn đường qua Lăng Bác (ảnh: Nguyễn Dương).
Tại ngã ba Hoàng Văn Thụ (ảnh: Quốc Cường).
Tại ngã ba Hoàng Văn Thụ (ảnh: Quốc Cường).

8h44',
8h44', đoàn xe đi qua ngã tư Nguyễn Chí Thanh - Ngọc Khánh, hướng về phía Cầu Giấy.
Đại tướng chào từ biệt căn nhà riêng tại 30 Hoàng Diệu (ảnh: Quang Phong).
Đại tướng chào từ biệt căn nhà riêng tại 30 Hoàng Diệu (ảnh: Quang Phong).
Đại tướng chào từ biệt căn nhà riêng tại 30 Hoàng Diệu (ảnh: Quang Phong).
8h37', đoàn xe tiêu binh đưa linh cữu Đại tướng dời tư gia tại số 30 Hoàng Diệu, tiễn biệt căn nhà Đại tướng và gia đình đã ở nhiều chục năm qua. Cỗ linh xa di chuyển qua những tuyến phố sau cùng trên đường ra sân bay Nội Bài, dời thủ đô, trở về quê hương.
 

 

8h22', linh xa dừng trước số nhà 30 Hoàng Diệu. Đại tướng trở về thăm căn nhà riêng tại Hà Nội lần cuối cùng trước khi về với quê mẹ.
Gia quyến rước di ảnh Đại tướng vào nhà thắp hương làm lễ theo phong tục. Tại khu vực đối diện ngôi nhà, nhiều Phật tử đang làm lễ cầu siêu.
 

 

8h10’, đoàn xe đi ngang ngã tư Trần Phú – Hoàng Diệu.
 
8h5', đoàn xe nghi lễ hướng đến khu vực Tràng Thi, Cửa Nam.

Tại ngã tư Tràng Thi - Quán sứ, hàng ngàn người đứng 2 bên đường thành kính tiễn đưa Đại tướng. Chị Lê Thị Thu, trú tại Quán Sứ chia sẻ, sau Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng là con người vĩ đại. Cả gia đình chị đã đứng trên phố từ sáng đề chờ tiễn đưa Người.

8h,
8h, đoàn xe di chuyển qua nhà Hát lớn. Nhiều người dân đứng bên đường bật khóc.
7h50’,
Linh xa chở linh cữu Đại tướng đi qua Nhà hát lớn (Ảnh: Tiến Nguyên)
7h50’, trên đường hướng ra phố Tràng Tiền, hàng vạn người dân đứng trang nghiêm, lặng lẽ trên đường, chờ được nghiêng mình kính chào Đại tướng lần cuối cùng.
Quá trình rước linh cữu Đại tướng lên linh xa (ảnh: Quang Phong).
Quá trình rước linh cữu Đại tướng lên linh xa (ảnh: Quang Phong).
Quá trình rước linh cữu Đại tướng lên linh xa (ảnh: Quang Phong).

Quá trình rước linh cữu Đại tướng lên linh xa (ảnh: Quang Phong).
Quá trình rước linh cữu Đại tướng lên linh xa (ảnh: Quang Phong).
7h44’, dòng người kéo dài trên phố Trần Thánh Tông, nơi đoàn xe đưa linh cữu Đại tướng chầm chậm tiến qua. Theo sau cỗ linh xa, đông đủ các vị lãnh đạo Đảng, nhà nước tiếp bước hộ tống.
7h40', linh cữu Đại tướng bắt đầu rời Nhà tang lễ Quốc gia. Phía sau cỗ linh xa là các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; gia đình, nhân dân… Đoàn xe bắt đầu khởi hành đi về hướng sân bay Nội Bài.
7h36',

7h36',
Di quan linh cữu Đại tướng ra khỏi Nhà tang lễ
7h36', linh cữu Đại tướng được đặt lên cỗ linh xa. Lá Quốc kỳ lại được trang trọng phủ lên linh cữu.
 
7h33',

7h33',

7h33',

7h33',

 
Người dân đứng trên đường Hàng Khay (Ảnh: Anh Thế)
Người dân đứng trên đường Hàng Khay (Ảnh: Anh Thế)
 
7h33', linh cữu Đại tướng đang được chuyển về phía cỗ linh xa có gắn đại pháo.
 
Trên các tuyến đường, người dân Thủ đô đứng đông đúc trong trật tự, chuẩn bị phút tiễn biệt Đại tướng.
 
7h25', các sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam đang chuẩn bị làm lễ chuyển linh cữu Đại tướng ra cỗ linh xa. 6 sĩ quan Quân đội bắt đầu khiêng linh cữu Đại tướng ra khỏi Nhà tang lễ. Một sĩ quan cẩn trọng gấp lá cờ Tổ quốc phủ trên linh cữu. Đứng đầu là 2 sĩ quan rước di ảnh, tiếp sau là 1 sĩ quan rước gối huân chương, đi sau là 1 sĩ quan rước lá cờ Tổ quốc, 12 sĩ quan khác nghiêm cẩn nâng linh cữu, chầm chậm ra khỏi Nhà tang lễ trong tiếng nhạc trầm buồn.
7h33',
 
7h33',

 

Cùng khiêng linh cữu có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. 
 
7h20', các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đoàn đại biểu nước ngoài, đại diện các bộ ngành trung ương... chầm chậm đi quanh linh cữu Đại tướng, tiễn đưa lần cuối người con ưu tú của nhân dân. Đại diện gia đình đỡ Phu nhân Đại tướng đi vòng quanh linh cữu, theo sau là gia quyến của Đại tướng, tiễn biệt người thân yêu nhất của gia đình về nơi an nghỉ cuối cùng.
 
7h20', trên các tuyến đường nơi đoàn xe chở linh cữu Đại tướng đi qua, người dân đã đứng kín mít hai bên.
Người dân đứng dọc phố Tràng Tiền (Ảnh: Tiến Nguyên)
Người dân đứng dọc phố Tràng Tiền (Ảnh: Tiến Nguyên)
 
7h14', đại diện gia đình là ông Võ Điện Biên - con trai Đại tướng - đứng lên đọc lời tưởng nhớ người cha vĩ đại và bày tỏ lời cảm tạ tới toàn thể nhân dân. Ông Võ Điện Biên bày tỏ, những lời ca ngợi Đại tướng chính là những lời ca ngợi Đảng, Bác Hồ, các thế hệ lãnh đạo và những người con ưu tú của đất nước đã ngã xuống để bảo vệ non sông đất nước…

 

Con trai của Đại tướng trân trọng, cảm ơn tình cảm của những người dân Việt Nam từ những thế hệ đã  đi qua hai cuộc chiến tranh khốc liệt nhất của dân tộc đến các cháu thiếu nhi chưa từng biết đến chiến tranh.
 
 
(Theo VTV)
7h13', cả nước dành một phút mặc niệm tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong tiếng nhạc Hồn tử sĩ.
 
Phu nhân Đại tướng đưa tay gạt nước mắt cho cháu nhỏ khóc ròng đứng cạnh. Rất nhiều vành tang trắng, vàng nghẹn ngào đứng trước linh cữu.
 
Gia quyến đau buồn đứng bên linh cữu Đại tướng
Gia quyến đau buồn đứng bên linh cữu Đại tướng
 
Bắt đầu hành trình tiễn biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp
 
7h02', Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc điếu văn tiễn biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tổng Bí thư nêu bật quá trình hoạt động và những đóng góp to lớn của Đại tướng đối với Cách mạng Việt Nam.

Điếu văn của Tổng Bí thư khẳng định, sự ra đi của Đại tướng là một tổn thất lớn đối với Đảng, nhà nước, nhân dân, quân đội và toàn gia quyến của Đại tướng.

Khát quát quá trình hoạt động cách mạng và những chiến công hiển hách, làm nên lịch sử của Đại tướng, Tổng Bí thư nhấn mạnh thêm việc Đại tướng trong nhiều năm được sống và làm việc bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Đại tướng luôn nhắc nhở yêu cầu xây dựng Đảng thật trong sạch, vững mạnh, chống chủ nghĩa cá nhân, quan liêu, duy ý chí trong Đảng.

“Bản thân Đại tướng không ngừng thực hiện tinh thần sống và làm việc theo tư tưởng của Bác Hồ, luôn thực hiện lối sống cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” – Tổng Bí thư nhấn mạnh.

 
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc điếu văn tiễn biệt Đại tướng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc điếu văn tiễn biệt Đại tướng
 
7h, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố Lễ Truy điệu đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp bắt đầu với quân nhạc cử hành Quốc ca.
 
 
Hơn 5h
 
Hơn 5h
 
6h30’,  Ban Tổ chức nhắc gia quyến Đại tướng và thành viên tham gia tổ chức lễ tang hoàn tất công tác chuẩn bị. Có mặt tại nhà Tang lễ lúc này đã có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các thành viên của Ban lễ tang nhà nước để chuẩn bị cho lễ truy điệu Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
 
Không khí tại nhà Tang lễ Quốc gia hết sức trang nghiêm, nỗi đau buồn như đã thấm thía, sâu sắc.
 
Hơn 5h, đoàn xe đưa linh cữu Đại tướng cũng đã đến đường Trần Thánh Tông và nhà tang lễ.
 
Trước đó, trên các tuyến phố xe linh cữu Đại tướng sẽ đi qua,  đội thanh niên tình nguyện đã có mặt, dàn hàng với màu áo xanh, chiếc mũ tai bèo như những chiến sĩ Trường Sơn năm xưa. Hàng vạn người dân đã có mặt trên đường.
Đoàn xe tiêu binh di chuyển đến nhà Tang lễ Quốc gia.

Đoàn xe tiêu binh di chuyển đến nhà Tang lễ Quốc gia.

Đoàn xe tiêu binh di chuyển đến nhà Tang lễ Quốc gia.
Đoàn xe tiêu binh di chuyển đến nhà Tang lễ Quốc gia.
 
Đúng 7h sáng nay, lễ truy điệu Đại tướng Võ Nguyên Giáp được cử hành. Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Lễ tang nhà nước sẽ đọc điếu văn tôn vinh công trạng, phẩm chất, nhân cách của vị Tư lệnh đầu tiên của QĐND Việt Nam.
 
Theo chương trình, lễ truy điệu Đại tướng kết thúc vào 8h15’. Linh cữu Đại tướng được hộ tống, di quan về tư gia tại 30 Hoàng Diệu để làm các nghi lễ theo phong tục truyền thống.

Người dân Hà Nội có thể tiễn đưa Đại tướng đi qua các tuyến đường của thủ đô lần cuối cùng, trên lộ trình từ nhà Tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông) - Tràng Tiền - Hàng Khay - Tràng Thi - Điện Biên Phủ - Độc Lập - Hoàng Văn Thụ - Hoàng Diệu.

Từ 30 Hoàng Diệu, linh cữu Đại tướng tiếp tục được đưa rước qua các tuyến phố Trần Phú - Sơn Tây - Kim Mã - Cầu Giấy - Xuân Thủy - Phạm Văn Đồng – Thăng Long đến sân bay Nội Bài vào khoảng 10h. 11h trưa, chuyên cơ ATR 72 mang số hiệu VN103 sẽ cất cánh từ Nội Bài, đưa linh Đại tướng trở về quê hương Quảng Bình.

Dự kiến, máy bay chở linh cữu Đại tướng hạ cánh xuống sân bay Đồng Hới (Quảng Bình) lúc 12h25. Đoàn nghi lễ tại Quảng Bình tiếp tục làm nhiệm vụ di quan, đưa linh cữu Đại tướng về địa điểm an táng tại Vũng Chùa (xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch). Lễ an táng sẽ bắt đầu từ 13h30 đến 17h.

Theo quy định về việc tổ chức lễ Quốc tang, lãnh đạo Đảng, nhà nước sẽ hộ tống Đại tướng trên khắp hành trình về đến Vũng Chùa, sẽ rải những nắm đất đầu tiên lên linh cữu Đại tướng tại nơi an táng.

Hành trình tiễn biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp như vậy sẽ kéo dài gần 12 tiếng trong ngày thứ 2 cả nước để tang vị Tư lệnh vĩ đại của dân tộc.
 

Theo Dân trí

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Sau hơn 20 năm xuất hiện tại Việt Nam, internet ngày càng đi sâu vào cuộc sống, tạo ra những thay đổi to lớn từ thói quen hàng ngày, tới cách làm việc, giao tiếp, tương tác xã hội, quan niệm về không gian, thời gian... Những thay đổi ấy đòi hỏi xây dựng các giá trị văn hóa mới - văn hóa mạng.

  • LÊ HOÀNG TÙNG

    Vai trò của thể dục, thể thao đã được xã hội thừa nhận, đánh giá là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến sự phát triển của mỗi cá nhân và đất nước.

  • Tác phẩm sơn mài “Vườn xuân Trung Nam Bắc” của danh họa Nguyễn Gia Trí - một bảo vật quốc gia đã bị hư hại nặng nề sau quá trình làm vệ sinh của Bảo tàng Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về công tác bảo quản, tu bổ, phục chế.

  • Di tích xuống cấp là một trong những vấn đề tồn tại song hành với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản ở Hà Nội. Bên cạnh những khó khăn về nguồn kinh phí, tình trạng tùy tiện trong tu bổ, tôn tạo cũng đang là bài toán đòi hỏi có giải pháp khắc phục hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững giá trị di sản.

  • Tính đến đầu năm 2019, qua 7 đợt công nhận theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam đang sở hữu 164 hiện vật, nhóm hiện vật được tôn vinh là bảo vật quốc gia. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, vấn đề ứng xử với các bảo vật quốc gia đang tồn tại nhiều số bất cập, nhất là tình trạng can thiệp thô bạo với không ít hiện vật khiến dư luận bất bình.

  • Dự án “Tương lai của truyền thống” vừa tổ chức buổi trò chuyện “Cảm hứng nghệ thuật Tuồng”. Với sự tham gia của NSND Mẫn Thị Thu, NSƯT Phạm Quốc Chí, NSƯT Nguyễn Ngọc Khánh, Nghệ sĩ Nguyễn Thành Nam một lần nữa những bất cập trong công tác bảo tồn và phát triển nghệ thuật Tuồng đã được chính người trong cuộc chia sẻ.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ   

    Gọi là “Chuyện bên lề” vì chủ trương xây Khu Lưu niệm nhà thơ Tố Hữu (KLNTH) là của UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế, tôi “bỗng dưng” bị lôi vào cuộc do đã viết bài “Ngày Xuân thăm quê nhà thơ Tố Hữu” đăng trên báo Văn nghệ số Tết Mậu Tuất - 2018.

  • Phát biểu tại hội nghị kiểm tra, đánh giá việc triển khai, thực hiện Nghị quyết 33 về xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước tại địa bàn TP.HCM ngày 20/4/2019, ông Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhận định: “Văn hóa TPHCM đã phát triển nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng”.

  • Để hạn chế bạo lực học đường, có ý kiến cho rằng, bên cạnh kiểm soát, ngăn chặn những clip độc hại, bạo lực trên mạng xã hội, cần đưa giá trị sống và kỹ năng sống đến học sinh và giáo viên, qua đó tạo môi trường giáo dục thân thiện hơn, khiến học sinh hạnh phúc hơn.

  • 5 năm kể từ khi Ngày Sách Việt Nam ra đời, khắp các địa phương trên cả nước, hoạt động cổ vũ cho văn hóa đọc được tổ chức rộng rãi. Tại các hệ thống giáo dục đào tạo, phong trào đọc sách cũng lan tỏa mạnh mẽ.

  • Thần tượng là một nhu cầu thiết yếu của thế hệ trẻ, nó cần thiết như cơm ăn nước uống hàng ngày. Có phải chăng xã hội chúng ta đang thiếu vắng những anh hùng, những con người bình thường, những sự việc bình thường đã trở nên quý hiếm, được nêu gương khiến thế hệ trẻ tìm đến những kẻ giang hồ cộm cán, những kẻ tìm mọi cách để gây sốc trong đời sống và trên mạng xã hội?

  • Tại Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề: Xây dựng trường mầm non hạnh phúc và nói không với bạo lực học đường, diễn ra sáng 9.4, chuyên gia giáo dục Đan Mạch, PGS. Jette Eriksen khẳng định, để đẩy lùi bạo lực học đường, chúng ta phải xây dựng một nền giáo dục với những phương pháp sư phạm đầy nhân văn và thân thiện với trẻ, kết hợp quan điểm của trẻ em trong tất cả những gì chúng ta làm.

  • Thông qua cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc”, các em đã có những cảm nhận hết sức tuyệt vời về vai trò của đọc sách, của văn hóa đọc.

  • NGUYỄN THANH TÙNG

    Trong số ra ngày 25 tháng 11 năm 1990, một tờ báo chủ nhật xuất bản ở Hà Nội đăng bài "Giáo dục gia đình - S.O.S" của bạn đọc Lê Hòe.

  • Chúng ta đã nói quá nhiều về sự xuống cấp đạo đức cá nhân và xã hội mà chưa chỉ ra được căn nguyên sâu xa của nó là gì, nằm ở đâu và phải làm gì, tháo gỡ như thế nào… Sức mạnh đến từ nhiều thiết chế xã hội, trong đó có báo chí với vị thế và tầm ảnh hưởng rộng lớn.

  • Chủ trương xã hội hóa các hoạt động văn học - nghệ thuật trong đó có nghệ thuật sân khấu đã được triển khai thực hiện hơn 20 năm nay… Tuy nhiên, theo họa sĩ - NSND Lê Huy Quang, quá trình này với sân khấu vẫn đang như một vòng tròn quẩn quanh chưa xác định được hướng đi cụ thể.

  • Đi dạo trên nhiều tuyến phố của Hà Nội bắt gặp nhiều biển hiệu đề bằng tiếng nước ngoài. Ngay cả khi chúng ta đón lượng khách du lịch kỷ lục là 15 triệu lượt/người trong năm 2018 thì điều này không chỉ chứng tỏ chủ các cửa hàng, công ty thiếu tự tôn văn hóa dân tộc mà còn vi phạm quy định pháp luật.

  • Xã hội phát triển, các khu đô thị mọc lên ngày một nhiều. Dạng nhà chung cư cao tầng, nhà ống, nhà liền kề, biệt thự phát triển mạnh mẽ dẫn đến sự thay đổi lớn về sinh hoạt của người Việt. Từ đó dẫn đến thay đổi đáng kể về vị trí, vai trò và chức năng của Ban (bàn) thờ gia tiên…

  • Câu hỏi khá táo bạo, tương tự như khi người ta tính chuyện bứng một gốc cây cổ thụ ngàn năm, rễ của nó đã lan rộng cả dải đất hình chữ S, tán của nó xòe cả bầu trời vùng biển đông, toan ngắt cành ngắt lá đem trồng đi chỗ khác, hoặc chừng như muốn xem bói một quẻ nhờ vào lời thần thánh hoặc tìm nhà bác học phán cho một câu điều chỉnh. Tôi thì tôi không dám nói chuyện điều chỉnh – hai chữ rất thời thượng của thời… hậu cách mạng bứng gốc, nay bớt lại chỉ điều chỉnh thôi nhưng điều chỉnh cái gì, ai điều chỉnh?

  • Trong xã hội dịch chuyển, Tết với mỗi thế hệ mang giá trị, ý nghĩa khác nhau. Nếu nhiều gia đình trẻ có thể đóng cửa dắt nhau đi du lịch, đón và chơi Tết ở một nơi xa thì với không ít người cao tuổi, ngày Tết vẫn mang giá trị truyền thống bất biến. Tuy nhiên, một điều chung nhất dễ nhận thấy, đó là trong tâm thức mỗi người Việt luôn trân trọng những giá trị linh thiêng ngày Tết cổ truyền.