Thời khắc con người trở nên người nhất

14:38 13/03/2009
Chính Bùi Hiển dẫn lời bạn ông nói rằng văn ông đi từ hướng ngoại đến hướng nội, hàm ý chín dần, mỗi ngày mỗi gần hơn với cốt lõi văn chương. Tôi không thấy như vậy.

Nhà văn Bùi Hiển - Ảnh: Nguyễn Đình Toán

Đành rằng từ Nằm vạ đến Cái bóng cọc không có câu văn nào chui vào bụng nhân vật nói chõ ra như gã nhắc vở nấp sau cánh gà, nhưng sẽ nói sao về những tâm trạng rõ mồn một của chúng? Ngay cả một giai đoạn dài văn chương ta với nhân vật trung tâm giã biệt tuổi thơ ngọt ngào lên chiến khu, vào chiến trường để đến một cái chung vĩ đại, thì đôi mắt tinh tế của ông lại chỉ ghi nhận thái độ anh thanh niên băn khoăn đến độ hốt hoảng vì mất cắp cái mũ (Cái mũ).

Khoảng 20 tuổi, Bùi Hiển đã "đọc ra" cảm giác của kẻ trộm trong hành vi hô hoán hàng phố "Bắt lấy kẻ trộm chạy trước kia kìa" - một cách để thoát thân của y. Hay như kẻ lần đầu a dua đi trác táng chợt phát hiện ra cái thiên lương của mình bấy lâu vẫn ngủ quên giữa cuộc "sống mòn" thời thuộc địa. 

Vào cái năm buồn phiền do Cái bóng cọc bị coi là có vấn đề, ông đã kể tôi nghe về tiểu thuyết Những con vật biến tính của Vécco. Đoàn du lịch thám hiểm phương Tây đến khu rừng nguyên sinh nhiệt đới, phát hiện ra giống vượn người. Có người nảy ý nghĩ: nếu nhân giống vượn người giỏi bắt chước này ra, dạy cho dệt vải, thì sẽ được một loại công nhân không biết đòi tăng lương và đình công. Sau đó anh ta ngủ với một vượn cái, sinh con hệt người. Anh ta sợ quá liền giết con. Tòa xử, nhưng không thể kết tội anh ta giết người, vì trong mọi từ điển không đâu quy định thế nào là người. Không hiểu sao rồi ông lại không dịch cuốn sách từng khiến ông thích thú đến thế. 

Cũng chính ông nói rằng, có nhà nghiên cứu xếp truyện ngắn viết trước 1945 của ông vào dòng hiện thực phê phán, ông đã trả lời: "Được thế thì sang quá, nhưng tôi không dám nhận". Thực ra, ngòi bút Bùi Hiển chưa bao giờ chệch ra khỏi thiên chức phát hiện thời khắc con - người - trở - nên - là - người - nhất trong đời người buồn tẻ, khổ đau và vô vị. Đó là khi chị Đỏ Cầu bị lập mẹo đẩy vào giường chồng để thành vợ (Ma đậu); là anh chàng Tịch (Cái dọc tẩu) tập viết văn sau đêm a dua đi hát, là chuyện anh lính trẻ ghẻ lở bẩn thỉu, thua trận rồi trên đường đào ngũ về quê, gặp một cô gái, được cô chăm sóc chữa chạy rồi đưa anh đến một ngã ba: một lối về quê anh và một lối lên chiến khu. Ánh mắt cô nhìn theo, nên lòng anh thì sợ chết muốn về quê, nhưng chân lại cứ đi theo ánh mắt "lái" lên hướng chiến khu...

Trong một bài tiểu luận, Bùi Hiển viết: "Văn học thật ra, suy cho cùng, chẳng làm được gì nhiều lắm. Nhưng nó có khả năng, có thiên chức đánh thức những ước ao hướng thiện và những tiềm tàng tự hướng thiện ở từng con người...".

Với tinh thần suốt đời học hỏi, lịch lãm từ thời trai trẻ, ông chỉ khiêm tốn nhận mình là người "mỉm cười vui vẻ". Thực ra, dưới cái vỏ của nụ cười mỉm ôn hòa là cả một bề sâu thâm trầm. Điều ấy cắt nghĩa tại sao trong văn chương, Bùi Hiển thành đạt sớm, nhưng chưa bao giờ được các trào lưu nhất thời vụ lợi đẩy lên làm tiêu điểm cho mình. Theo như tôi nhớ, Bùi Hiển cũng làm "quan văn nghệ" trong thời gian khá dài, nhưng chưa bao giờ ông tỏ ra sốt ruột, dù rằng các chiêu thức, các mẹo mực làm sao để nổi tiếng hẳn là ông biết rõ.
                                                                                                       Theo Thanh Niên Online

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Vậy là tròn một năm kể từ sớm đông ấy Nguyễn Xuân Hoàng giã biệt cõi trần khi Huế còn chìm trong sương giá. Chỉ vỏn vẹn 99 ngày gắn bó, nhưng anh là nỗi ray rứt giữa lúc Sông Hương đang ẩn hình những ngọn sóng... Lật giở hơn ngàn trang bản thảo của anh, mấy ai không giật mình trước sự cay cực đến xót xa để có được một đời văn bình dị?Giỗ đầu, bạn bè và đồng nghiệp Xuân Hoàng đã cùng với Sông Hương thắp lên nén nhang tri ngộ...(Nguyễn Khắc Thạch - Lê Văn Chương - Hoàng Diệp Lạc - T. E - Nguyễn Trương Khánh Thi - Đinh Thu - Ngàn Thương - Trần Hạ Tháp - Nhất Lâm)

  • NGÔ MINHTrong những bài viết trước, chúng tôi đã hé lộ đôi chút về những mối tình sau này của Phùng Quán. Lần này lại một mối tình nữa, mà hình như là mối tình đầu ly kỳ hơn đã được Phùng Quán tự kể và chị Bội Trâm phát hiện ra.

  • HOÀNG VŨ THUẬT           Chưa ai để ý đến đâu           Cây đứng khép mình lặng lẽ...                                        (Cây lặng im)

  • NGUYỄN KHẮC PHÊMột chiều Xuân bên sông Hương. Mặt trời suốt ngày ẩn sau lớp mây xám nhạt nay đã khuất hẳn dưới dãy Kim Phụng xanh thẫm nhấp nhô đằng xa ở bên kia bờ. Một chiếc thuyền từ phía Ngã Ba Tuần hối hả xuôi dòng, tiếng máy nổ khuấy động giây lát mặt sông phẳng lặng trong màn sương chiều mờ ảo bắt đầu buông xuống.

  • NGÔ MINHMỗi nhà văn có một “gu” ẩm thực riêng, không lẫn. Vũ Bằng, Nguyễn Tuân sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, nên rất sành ăn và viết rất hay về các món ăn tinh tế và đài các của Thủ Đô. Nhà văn Phùng Quán cũng có một cá tính ẩm thực rất đặc biệt.

  • TRỊNH THANH SƠN  A. Anh là hoạ sĩ, Nghệ sĩ ưu tú của ngành sân khấu, lại còn là một nhà thơ, nhà viết kịch, nhà báo xông xáo... Ngần ấy công việc anh sắp xếp bố trí theo thời gian như thế nào và anh dành quyết tâm cho việc nào hơn cả?

  • XUÂN ĐÀI(Trích ký sự)Trong gần mấy trăm vòng hoa viếng Phùng Quán, có một vòng hoa rất đặc biệt. Đó là vòng hoa của "những người câu cá trộm" cư ngụ ở những làng dọc đê Yên Phụ, chủ yếu là làng Nghi Tàm, xã Quảng An, Hà Nội. Kèm theo vòng hoa là một phong bì phúng điếu mà số tiền gấp đôi tiền phúng điếu của cơ quan Hội Nhà văn Việt .

  • NGUYỄN TRỌNG HUẤN(Mười năm Kỷ niệm... Một cuộc rong chơi)Trong quan hệ bè bạn lâu năm, có lẽ chưa lần nào chúng tôi có với nhau một cuộc rong chơi đã đời và thú vị như lần ấy. Mà hình như đấy là cuộc đi cuối cùng của Quán trong cõi đời này. Còn những cuộc du hí tiếp theo ở thế giới bên kia với những ai thì cho đến bây giờ tôi cũng không được rõ lắm.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊTrong câu chuyện vui của giới văn nghệ sĩ trước những công việc có tính chất tổng kết, phân loại đội ngũ, một số người được anh em phong tặng danh hiệu “nhà-thơ-một-bài”, “nhạc-sĩ-một-bài”...

  • LTS: Do đặc trưng nghề nghiệp nên mỗi nhà văn đều có thiên chức một nhà giáo. Bởi vậy, những người vừa là nhà giáo vừa là nhà văn thì đều có thể gọi họ là những nhà giáo kép.Nhân ngày nhà giáo Việt Nam, Sông Hương trân trọng giới thiệu một số ý kiến của các nhà giáo "kép" ở Huế nói về cái nghiệp dĩ riêng mang tính xã hội cao của họ.

  • HỒ THẾ HÀTrại sáng tác Văn học nghệ thuật năm 2002 do Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế và Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế tổ chức từ ngày 27 - 8 - 2002 đến ngày 6 - 9 - 2002 đã thành công và để lại những trang viết giàu ấn tượng về cuộc sống và con người, đặc biệt là cuộc sống và con người Phú Thuận, Phú Vang - vùng quê có nhiều truyền thống và tiềm năng văn hoá vật chất và phi vật chất vừa trải qua một nỗi đau lớn do thiên tai gây ra.

  • ĐẶNG NHẬT MINHNhững ngày đầu tiên khi bước chân vào con đường sáng tác điện ảnh tôi đã may mắn có nhà văn Hoàng phủ Ngọc Tường ở bên cạnh.

  • TRẦN HUY THANHTừ ngày 1 đến 15/7/2002, được sự giúp đỡ của Bộ Văn hoá Thông tin, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế đã cử đoàn văn nghệ sĩ đi dự trại sáng tác văn học nghệ thuật tại Nhà sáng tác Vũng Tàu.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊBạn đọc cả nước - nhất là những ai quan tâm đến lịch sử và tiểu thuyết lịch sử - hẳn đã biết Nguyễn Mộng Giác là tác giả bộ tiểu thuyết trường thiên “Sông Côn mùa lũ” (SCML) 4 tập, 2000 trang viết về thời Tây Sơn-Nguyễn Huệ (NXB Văn học-Trung tâm Nghiên cứu Quốc học xuất bản năm 1998).

  • "Những bức tranh sơn thủy đầu tiên đã chiêu đãi chúng tôi quýt cam và bánh mỳTrưa no nê nhìn phố xá trăm màu.Tối tìm chỗ ngủ lang thang nhớ mẹ".

  • Sau ngày thất thủ Kinh đô (Huế), vua Hàm Nghi xuất bôn hạ chiếu Cần Vương kêu gọi toàn dân đứng lên chống Pháp. Sau ba năm chiến đấu ở rừng sâu, vua Hàm Nghi bị Trương Quang Ngọc làm phản bắt vua nộp cho Pháp. Để cách ly ngọn cờ yêu nước với quốc dân Việt Nam, cuối năm 1888, thực dân Pháp đã lưu đày vua Hàm Nghi qua Algérie thuộc Pháp. Không hy vọng có ngày được trở lại Việt Nam, nên vua Hàm Nghi đã lập gia đình tại Algérie rồi 40 năm sau ông mất ở đó.

  • NGUYỄN XUÂN HOÀNGPhương mất đột ngột ở Quảng Trị. Nghe tin anh ra đi, bạn bè văn nghệ Huế không bàng hoàng, cũng không cảm thấy sửng sốt. Chỉ thấy lòng bùi ngùi, như khi ta nhìn thấy một ngôi sao chưa bao giờ sáng bỗng một ngày tắt lịm trong lặng lẽ.

  • LTS: Phan Đăng Lưu là một nhà cách mạng tiền bối, tiêu biểu của Đảng từng hoạt động ở Huế và có ảnh hưởng lớn đến trí thức văn nghệ sĩ yêu nước thời bấy giờ. Chính nhà thơ Tố Hữu cũng đã thổ lộ điều đó trong bài thơ Quê me (Anh Lưu anh Diểu dạy con đi).Nhân 100 năm ngày sinh Phan Đăng Lưu (5.5.1902 – 5.5.2002), Sông Hương xin trân trọng giới thiệu một số tư liệu về đồng chí, đặc biệt là bức Thư viết từ khám tử hình – bức thư mang đặc trưng "đa nghĩa" của một tác phẩm văn học nên nó đã vượt qua được sự kiểm duyệt khắt khe của kẻ thù.

  • PHÙNG QUÁN... Vì vậy mà có sự rung động bí mật của ý nghĩ, khiến nhà bác học trở thành người thần bí, và thi sĩ thành đấng tiên tri.                                                    (Victor Hugo - Lao động biển cả).

  • NGUYỄN QUANG HÀRa Hà Nội mùa thu này tôi muốn đến thăm anh Lê Khả Phiêu. Những ngày anh đương chức, đến, người ta nghĩ mình cơ hội. Nhưng nay anh đã nghỉ, đến thăm là nghĩa tình đời. Lòng mong muốn ấy của tôi, được anh chấp nhận và hẹn giờ gặp.