Thơ chuyên đề LỤT 11-2009

10:51 02/11/2009
Nguyên Quân - Võ Văn Hoa - Khaly Chàm - Khả Lôi Nguyễn Việt Vương - Lê Huy Hạnh - Hồ Đắc Thiếu Anh


NGUYÊN QUÂN


Viết ở làng Rồng


Mọc lên từ vết đau biển xé
làng Rồng
ấm nắng cát cuồng chân
từng căn nhà nối liền lưng vách
lấp dần khoảng trống âu lo
mẹ dần nguôi ngóng biển
phía mặt trời xám trắng
tiếng gọi con thất thanh
cơn hồng thuỷ xé tung từng mái rạ
cha dần nguôi thao thức
tóc pha muối mặn trùng khơi
con thuyền vỡ mạn nằm nghiêng
âm ỉ đau vết cắt cuống rốn

Buổi sáng nay tôi về
mười năm chưa nguôi nỗi đau phía biển
làng Rồng
từng mầm gai trổ bông ngũ sắc
lũ trẻ thơ đánh chuyền tiếng học bài
qua vách mỏng
chữ A vỡ lòng chẽ sóng ra xa.



VÕ VĂN HOA


Mùa lũ


Thế nào trời cũng sa mưa
Quê mình đã mưa là lũ
Ô Lâu đôi bờ tích cũ
Mang theo từ một mái chèo!
Nước sông tràn vào nhanh thế!
Cong đuôi cá nhảy lên bờ
Phù sa thấm vào cốc mễ
Ngon từ Văn Quỹ, An Thơ...

Làng Rào, Phú Kinh còn đó
Chầm, sào giờ đã treo lên
Ngược xuôi em về thuyền máy
Thương cho mấy bác canh điền!

Các em đã “học chạy lũ”
Bây giờ với lũ sống chung
Một ngày tôi về Hà Lỗ
Chim trời sải cánh bao dung...


KHALY CHÀM


Bão & hình tượng


Mưa với gió trùng vây ngày bão lạnh
gọi tên nhau nước mắt đã khô rồi
sao trời đất cuồng quay như đùa bỡn
người chôn chân nhìn sững xác đang trôi

quê miền Trung bạn ta ngồi bó gối
câu thơ rơi mặn đắng dấu chân bùn
gom góp lại vật vờ dăm miếng ván
hạt thóc nào vương lại phía triền sông
ngày bão dữ Tây Nguyên mây hú gió
ốc đảo xa căng mắt ngóng mặt trời
hỡi chữ tình… đang ẩn tàng đâu đó
bạn ta cười chạm mặt nghĩa nhân ơi!

người còn sống nhìn khói nhang ảo ảnh
lời nguyện buồn khàn giọng tiễn hồn linh
phương nào xám còn nghe vang tiếng sấm
tìm ở đâu đấng cứu thế hiện hình [?]



KHẢ LÔI NGUYỄN VIỆT VƯƠNG


Lụt


Những người phụ nữ không dám sợ ma
Họ nối nhau đạp xe như rắn bò trên sương cỏ, trườn lên thành thị.
Nhịp khúc hình tròn
Nhịp khúc khô dầu cút kít
Dáng điệu đặc thù:
Xương cổ gồ lên, đầu lao vào mũi gió.
Vặn vẹo cái mông.
Họ khởi hành từ hai giờ sáng
Tiết kiệm lời dồn sức cho đôi chân móng vàng gót nẻ, quần von đến gối.
Năm giờ sáng mỏi miệng
Vặt nài...vặt nài...
Mấy ngày nay đánh úp mưa rào lừa dự báo
Chợ rau cuối đêm câm thin thít
Oàm oạp những kẻ rỗi hơi đi soi đèn đâm cá.


LÊ HUY HẠNH


Trong tâm bão


Đâu chỉ có bốn mùa
Xuân
Hạ
Thu
Đông

Miền Trung có thêm mùa bão ngày phơi lưng trần
Đêm ngửa mặt đếm sao trời

Mùa nước mắt rơi
Bốn bề ầm gió
Trong hy sinh gian khó
Tình người đầy hơn
Cùng nhau chia chén cơm
Cọng rau
Hạt muối
Sau cơn bão là trăm ngàn dấu hỏi
Là bàn tay
Nắm chặt
Những bàn tay

Dù chỉ một lần sống ở nơi đây
Trong tâm bão
Nghe tim mình máu chảy



HỒ ĐẮC THIẾU ANH


Xin cho quê mẹ dịu mưa nguồn


Mười năm bão lũ lại quét càn
Đồng ngô ruộng mạ úng tan hoang
Khúc ruột miền Trung cơ cực quá
Thiên tai gieo rắc nỗi kinh hoàng

Nhà trôi, nước cuốn xóm ven sông
Nước mắt chan mưa, vợ mất chồng
Khắc khổ hằn sâu đôi má hóp
Tìm xác con chìm giữa mênh mông

Mưa lũ giăng màn lạnh Bãi Dâu
Sông Hương sóng bạc cuộn chân cầu
Xào xạc mái chèo khua khắp phố
Quê tôi thành cổ tím mắt sầu


Nước nhuộm vàng sông Vệ, sông Bồ
Tang thương chảy suốt phía trời thơ
Đất lở chôn vùi thân cát bụi
Lúa mùa chưa gặt trụi gốc trơ


Xơ xác miền Trung giải lụa hiền
Màn trời chiếu đất giữa lòng đêm
Chia đôi hạt gạo trong cùng cảnh
Máu chảy ruột mềm tình thiêng liêng.

Khản giọng kêu trời trời thấu không?
Xin cho quê mẹ dịu mưa nguồn
Xin cho em nhỏ vầng trăng sáng
Sông nước quê nghèo mãi yên trong.

(249/11-09)





 

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Cách đây đúng 10 năm, thảm họa Đại hồng thủy tháng 11.1999 đã gần như san phẳng vùng đất Thừa Thiên Huế. 385 người đã chết và mất tích, 94 người bị thương, 20.015 ngôi nhà bị đổ và nước cuốn trôi, 1.207 phòng học bị sập, đàn gia súc, gia cầm gần như chết sạch với con số triệu con, hoa màu vườn tược tan hoang, thậm chí nhiều làng mạc gần như xóa sổ... Tang thương dậy tiếng ngất trời ngày ấy...

  • NHÓM CTV SÔNG HƯƠNG                                   Ghi chép 10 năm sau cơn lũ lịch sử năm 1999, cơn bão số 9 (2009) (Ketsana) kèm theo một trận lũ lớn lại ập đến, xóa tan bao công sức, tiền của của Nhà nước và nhân dân gây dựng trong suốt những năm qua. Ghi chép của nhóm CTV Sông Hương tại những vùng lũ cho thấy người dân đang đối mặt với khốn khó trăm bề bởi thiên tai ngày một nghiêm trọng và phức tạp...

  • LTS: Dưới đây là một câu chuyện có thật diễn ra trong Đại hồng thuỷ Huế-1999 mà nhiều người có nghe đến. Hai thầy giáo và một bảo vệ trường đã cứu 57 em học trò nhỏ qua cơn nguy hiểm. Một trong số đó là nhà thơ Lê Vĩnh Thái, vừa mới chuyển công tác về Tạp chí Sông Hương năm 2009. Sau hành động dũng cảm ấy, thầy giáo Lê Vĩnh Thái đã vinh dự nhận được nhiều bằng khen của Tỉnh Đoàn, Trung ương Đoàn, Huy chương Tuổi trẻ dũng cảm, Ủy ban Bảo vệ và chăm sóc Trẻ em Việt Nam, Bộ GD và ĐT, đặc biệt là bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Anh đã giấu kín chuyện này nhiều năm, phải đến khi TCSH làm chuyên đề LỤT, điều đáng quý này mới được anh em làng văn phát hiện. Xin giới thiệu cùng bạn đọc những hồi ức của nhà thơ Lê Vĩnh Thái về những ngày đó. Câu chuyện được kể lại không màu mè, uyển ngữ, nhưng phía sau những câu chữ dung dị là những trái tim lấp lánh lòng nhân ái...

  • HỒ ĐĂNG THANH NGỌCÁC MỘNG

  • TRẦN KIÊM ĐOÀNKý ức tuổi thơ là một thung lũng xanh, mà nơi đó thời gian đã phủ lên từng phiến đá, gốc cây một lớp sương mù lãng đãng. Dù thực tế có gai góc đến đâu, nhưng khi nghĩ về kỷ niệm ấu thời, những người lớn - hiểu như là khách trần gian đang lần bước đến tuổi già - khi nào cũng thấy “ngày xưa đó” một cách rất êm đềm và dịu ngọt.

  • LÊ HUỲNH LÂMNhìn con nước trôi lạnh lùng qua mọi ngõ ngách, màu nước buồn gợi lên trong ký ức tôi hình ảnh con hẻm dẫn vào xóm nhỏ ngoằn ngoèo cạnh dòng sông Hương thơ mộng. Những mái nhà lúp xúp, căn gác gỗ, những khuôn mặt ngơ ngác, xác xơ.

  • TRẦN HẠ THÁP                Tuỳ bútThường xuyên và dường như chưa bao giờ chấm dứt, Huế còn đó với biết bao nỗi lòng khi vào mùa nước nổi... Sống ở Huế qua thật nhiều năm tháng mới thấy đây không hẳn chỉ có thơ và mộng. Xứ miền luôn gợi tưởng một không gian đầy thanh thoát và dòng thời gian lững lờ, bất tận...“Một nửa sự thật vẫn chưa là chân lý”. Huế, ban tặng và mất mát.Hãnh diện cùng với xót xa. Ngợi ca bên cạnh nỗi niềm chưa bao giờ nói hết... Huế, kẻ dừng chân vui dựng sự nghiệp trăm năm. Người ôm bóng ra đi còn phiêu bạt mãi phương nào...

  • TRẦN HỮU LỤCCơn bão Ketsana - cơn bão số 9 đã đổ bộ vào đất liền khúc ruột miền Trung. Bão mạnh cấp 12,13, có lúc mạnh cấp 14,15. Trên sóng truyền hình và trên mạng, nơi cơn bão “không chờ đợi” đi qua, đã gieo rắc tang thương, khốn cùng dưới bầu trời mưa lên đến 477mm. Mực nước sông Hương dâng cao mấp mé cầu Trường Tiền. Các trường học ngập chìm trong nước bạc. Đầm Cầu Hai nước dâng cao sắp cuốn trôi nhà cửa, ruộng vườn ven bờ ra biển. Khu du lịch Lăng Cô nằm bên vịnh đẹp của thế giới chìm ngập trong biển nước. Những cây xanh trên đường phố bật gốc ngổn ngang. Hoàng thành Cố đô bị mưa lũ vây hãm. Nhà dân nghèo nhiều vùng miền bị tốc mái, đổ sập… Không thể kể hết mất mát, tang tóc ở quê nhà.

  • NGUYỄN ĐẶNG MỪNGHằng năm con tôi vẫn mua vé hàng không giá rẻ cho ba mạ về quê. Không biết trùng hợp hay người ta đã lường trước là mùa này không ai thèm đi du lịch ở xứ sở năm nào cũng bão lụt nên bán vé còn rẻ hơn đi xe đò. Về Huế ở lại một ngày đêm. Trời quang mây tạnh. Cứ ngỡ trời còn thương vợ chồng mình. Được một ngày rong chơi những con đường Huế. Mùa thu se lạnh. Sông Hương nước hơi đục nhưng cũng còn khá thơ mộng.

  • TRẦN THÙY MAI          Truyện ngắnThắm ôm con, day trở trên cái chõng tre cũ. Trời vẫn mưa. Mấy năm rồi, vào Nam làm ăn, đã quên đi cái mưa dầm sũng trời, sũng đất này. Dưới chõng là nền của cái nhà đã sập. Năm ngoái, xã mới xây cho cái nhà tình thương, năm nay cơn bão đi qua, nhà sập tan chỉ còn lại cái nền xi măng nứt nẻ.

  • HOÀNG THỊ NHƯ HUYSáng nay bầu trời âm u màu xám xịt như muốn sụp đổ với những cơn mưa liên tục xối xả, báo hiệu con nước sắp vượt bờ dòng Hương.

  • ĐẶNG TIẾNTừ thượng tuần tháng mười dương lịch năm nay, cũng như năm 1999, nhiều trận lũ lụt nghiêm trọng nhất chưa từng thấy từ một thế kỷ nay đã đổ ập xuống miền Trung Việt Nam, đặc biệt đã tàn phá vùng Thừa Thiên-Huế. Nhiều tỉnh khác, cũng bị thiệt hại nặng nề về nhân mạng cũng như tài sản.