Tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật xuất sắc năm 2009

14:52 26/03/2010
Như thường lệ, hàng năm Hội LHVHNT Thừa Thiên Huế tiến hành xét tặng thưởng cho các tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật xuất sắc.

Năm nay, từ những hoạt động sác tạo phong phú, đa dạng của tất cả văn nghệ sĩ của 8 hội chuyên ngành, chúng ta nhận thấy rằng văn học nghệ thuật tỉnh ta ngày càng được phát huy và khởi sắc.           

Hội kiến trúc và Hội nghệ sĩ múa chưa kịp hoàn thành và công bố, biểu diễn các tác phẩm lớn của mình trước công chúng nên không đăng ký dự giải. Sáu hội chuyên ngành còn lại đều có tác phẩm gửi đăng ký tham gia. Kết quả bao gồm Hội âm nhạc: 2 tác phẩm, Hội nhà văn: 3 tác phẩm, Hội nhiếp ảnh: 3 tác phẩm, Hội mỹ thuật: 2 tác phẩm, Hội văn nghệ dân gian: 1 công trình, Hội sân khấu: 1 tác phẩm dành cho người cao tuổi.

Về âm nhạc, có thể nói hai ca khúc lần này là kết quả có chọn lọc và phá cách của các tác giả trên cái nền truyền thống xét về ca từ và giai điệu. Nhạc phẩm Về quê em của Phạm Phước Nghĩa và nhạc phẩm Về với Quảng Ngạn yêu thương của Quốc Anh đều hướng về vùng phá Tam Giang quen thuộc. Về quê em, với giai điệu beat, tiết tấu vừa phải đã gây được thiện cảm cho người nghe. Hình bóng người mẹ, người quê lam lũ, nhân hậu và giàu đức hy sinh hiện lên nối liền ước mơ đôi bờ sông nước, nối liền quá khứ với hiện tại và tương lai. Còn ca khúc Về với Quảng Ngạn yêu thương được cấu trúc bằng chất liệu nhạc trẻ, giai điệu đơn giản, nhưng tiết tấu lại sôi nổi, trẻ trung, càng phát triển về sau có láy một chút chất dân ca theo nhip hò lao động đã nói lên niềm vui của tuổi trẻ trước sự đổi thay của cuộc sống và con người nơi đây.

Hội mỹ thuật với 2 tác phẩm có phong cách riêng rất dễ nhận biết. Đặng Mậu Tựu với Đất và nước từ chất liệu sơn dầu đã lý giải bằng đường nét, màu sắc mang tính triết lý nguyên hợp độc đáo để nói lên sự sinh thành của Đất và Nước trong lẽ biến hóa vi diệu của vũ trụ và con người. Những mảng liên hoàn để nói lên sự bền vững của hiện hữu, chỗ nứt nẻ lại là nơi để tái sinh và phát triển. Đất và Nước chính là sự tồn tại trong sự nối tiếp và hoàn thiện như thế.

Nguyễn Thị Hải Hòa với bức tranh Sự yên tĩnh ở trong vườn, chất liệu in kẽm, thể hiện niềm hạnh phúc nguyên sơ trong sự giao hòa giữa con người và thiên nhiên. Ở đó, hoa cỏ, chim muông với âm thanh và màu sắc, hương thơm tương hợp trong nhau để làm nên thế giới của sự sống mà con người là chủ thể ý thức tận hưởng chúng trong sự sống bất tử của ý niệm tuyệt đối rằng con người và thiên nhiên mãi đồng hành, dù trong phôi phai, thì thiên nhiên lại hồi sinh từ ruột đất, từ trong trầm tích của đất đai những niềm vui sinh nở. Cứ thế, sự sống luôn tinh khôi như trăng non và lá xanh.

Hội văn nghệ dân gian năm nào cũng chỉ gửi lên một công trình có chất lượng được Hội đồng nghệ thuật đánh giá cao. Đó là chuyên luận Tìm hiểu đồng dao người Việt của Triều Nguyên - tác giả liên tiếp đạt giải nhiều năm liền ở Trung ương và địa phương. Công lao và khả năng sáng tạo miệt mài của anh đã trả lại cho anh những giá trị cân bằng. Đây là kết quả của quá trình sưu tầm, nghiền ngẫm và thao tác khoa học bài bản của tác giả, để thông điệp đến người đọc những thông tin mới từ một đối tượng cũ là đồng dao. Nghiên cứu đặc trưng thể loại bằng phương pháp cấu trúc - hệ thống và so sánh - phân loại là phương pháp chủ yếu giúp tác giả thành công trong việc chỉ ra thi pháp đặc sắc của đồng dao  người Việt về hai bình diện nội dung và hình thức. Tác giả có nhiều phát hiện bổ sung trên cơ sở sưu tầm thêm các đơn vị đồng dao mới và trên cơ sở phân tích từng yếu tố tham gia cấu thành đồng dao cả lịch đại và đồng đại, có đối sánh với đồng dao của các dân tộc thiểu số và các thể loại khác như vè, ca dao và thơ thiếu nhi có dạng thức liên quan.

Hội nhiếp ảnh, năm nay có ba tác phẩm vào được giải mà không ai bàn luận gì thêm. Cảnh Tăng với Lớp học vùng cao đã săn được cái thần trong ánh mắt của các em học sinh miền núi khi hướng về mẹ chữ và ngỡ ngàng trước những bài học đầy khó khăn và thú vị mà thầy giáo truyền đạt trên bảng. Cái khả giải, bất khả giải qua bức ảnh đã cho người xem thấy được đường đến với mẹ chữ và tri thức là gian nan như thế nào. Còn Trương Vững lại hướng ống kính của mình về phía bao la sông nước qua bức ảnh Vây bắt. Nghệ thuật tung chài của ngư phủ thuần thục đến nỗi như thế trận đã an bài thắng lợi. Giây phút bấm máy của nghệ sĩ đúng vào lúc ánh chiều cũng vừa ngưng lặng, tạo thành vệt vàng rực rỡ trên những mắt lưới, thể hiện được sự cộng hưởng giữa thiên nhiên và con người trong bức tranh lao động. Bức ảnh Mưu sinh của Hồ Ngọc Sơn lại khai thác một khía cạnh đời thường khác không kém phần xúc động và nhân ái. Một con người bất hạnh, không còn hai chân nguyên vẹn, với chiếc xe đạp tay đã miệt mài trong mưa để bán từng vé số và bán báo để kiếm sống độ nhật qua ngày giữa bao nhiêu  số phận mưu sinh khác.

Như mọi năm, Hội nhà văn năm nay cũng đã chọn được ba tác phẩm xuất sắc thuộc ba thể loại đặc trưng để “ứng thí” và cả ba đều được Hội đồng nghệ thuật nhất trí đánh giá cao. Nguyên Quân với thi phẩm Viết bên Hộ thành hào đã tạo được tích hợp sáng tạo mới trên mẫu số thi pháp riêng của anh từ các tập thơ trước. Không gian Hộ thành hào là nơi nhà thơ an vị để hướng đường chân trời của thi ca về mọi nẻo lãng du, mọi không gian và thời gian hiện thực và tâm tưởng để yêu thương và chiêm nghiệm, để hoài vọng và kiếm tìm trong “cõi nhân gian bé tí” nội tâm mình những mảnh vỡ của ký ức và tâm trạng, may ra còn có chất liệu để ghép chúng lại với nhau trong trò chơi ngôn ngữ.

Phạm Phú Phong với Mây của trời rồi gió sẽ mang đi - tập tản văn, tạp luận va chân dung ký. Tập sách là kết quả của 20 năm miệt mài đi và chép, nghĩ và viết, tâm niệm và nghiền ngẫm, vui buồn và sẻ chia… Có thể nói, 36 bút ký văn hóa - văn học làm thành chỉnh thể tác phẩm là 36 tâm trạng và hồi ức của tác giả khi nhập vào đối tượng để vực dậy những niềm vui, nỗi buồn, tự hào và ân nghĩa của chính mình đối với cảnh vật và con người mà anh yêu quý, không viết không đành. Vì vậy, tập sách tự nó cũng đã tích hợp được nhiều phẩm chất đáng quý của người viết ký trữ tình, ký nội cảm, ký hoài niệm.

Tác phẩm xuất sắc thứ ba của Hội nhà văn thuộc về thể loại tiểu luận - phê bình văn học. Đó là tập Đang tồn tại bằng một cuộc sống nháp của nhà thơ Nguyễn Khắc Thạch. Làm thơ và viết lý luận - phê bình văn học xưa nay cũng đã có nhiều, nhưng để có thơ hay và lý luận - phê bình hay lại là rất hiếm. Nguyễn Khắc Thạch đạt cả hai. Tư cách kép này ở anh thể hiện trong tập sách, ở chỗ anh đã tạo cho mình một tiếng nói và giọng điệu riêng trong nghiên cứu và phê bình. Bằng vốn văn học, triết học và mỹ học có chọn lọc và tích hợp theo tư tưởng riêng của mình, Nguyễn Khắc Thạch đã đánh giá về thơ, về tư duy thơ, về quan niệm sáng tạo một cách mới mẻ và độc sáng, trong đó tư duy thiền học đã cộng hưởng và phái sinh rất nhiều trong tư duy phê bình và lý luận của anh.

Cũng như những năm trước, năm nay Hội đồng nghệ thuật bình xét và vui mừng trao giải thưởng Người cao tuổi cho nhạc sỹ Minh Phương. Đó là tập kịch ngắn Tiếng sáo đầu thu (đạt giải nhì Hội diễn không chuyên toàn tỉnh). Tác phẩm hưởng ứng cuộc vận động sáng tác “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Đây là thành công rất đáng trân trọng của một người chuyên sáng tác ca khúc và giao hưởng. Xin chúc mừng nhạc sỹ Minh Phương.

Mười một tác phẩm với đủ các loại hình - bằng tiếng nói riêng - đã thể hiện vừa tập trung vừa đa dạng, phong phú hiện thực cuộc sống chung của cả nước và tỉnh nhà bằng cái nhìn nhân sinh, triết lý sâu sắc để tìm cách trả lời những câu hỏi và yêu cầu bức thiết của cuộc sống và cũng của chính bản thân nghệ thuật đặt ra, thông qua cá tính sáng tạo của từng nghệ sĩ trong tương quan với từng môi trường, từng hoàn cảnh, từng điểm nhìn trần thuật và chiêm cảm.

Những gì mà các văn nghệ sĩ Hội LHVHNT tỉnh Thừa Thiên Huế đạt được qua giải thưởng 2009 chính là kết quả của quá trình tìm tòi, thể nghiệm và sáng tạo với tinh thần đổi mới, tích hợp, hội nhập cùng nền văn học nghệ thuật cả nước và thế giới, với mong muốn được phục vụ, được sáng tạo vì cuộc sống, vì nhân dân và vì nghệ thuật.

Vỹ Dạ, 08 - 01 - 2010
HỒ THẾ HÀ
(253/03-10)





Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Ngày 15/10, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL đã tổ chức cuộc họp nhằm chuẩn bị cho phiên họp Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng các danh hiệu nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú (NSND, NSƯT) và danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú (NNND, NNƯT) năm 2018.

  • Nghệ thuật truyền thống dân tộc như: tuồng, chèo, cải lương, kịch hát dân tộc… đang kêu cứu, vì người xem ngày càng giảm, người theo nghề ngày càng hiếm. Hiện nghệ thuật truyền thống dân tộc đang thiếu hụt trầm trọng lực lượng thay thế trên tất cả các lĩnh vực, như diễn viên, nhạc công, biên kịch, đạo diễn…

  • Từ góc nhìn của nhà quy hoạch, Giám đốc SLAB, Đại học Nam California (Mỹ), GS. Annette Kim cho rằng, vỉa hè đa chức năng là một phần tạo nên thành phố sôi động, bền vững, đóng góp vào sinh hoạt cộng đồng.

  • Kết thúc loạt bài này, chúng tôi mong muốn, những nhận thức về văn hóa ngày càng hoàn thiện tiến gần đến giá trị cốt lõi nhất của văn hóa: Hình thành nhân cách con người và cốt cách của một dân tộc, trở thành nguồn lực nội sinh quan trọng để đất nước phát triển bền vững.

  • Hiện nay, nguy cơ mai một giá trị truyền thống làng xã rất lớn, ở cả chiều rộng và chiều sâu. Việc bảo tồn các giá trị di sản trong quá trình quy hoạch không gian kiến trúc làng không thể chậm trễ và trì hoãn. Trong đó, bảo tồn thích ứng và phát triển tiếp nối là phương thức mà giá trị tinh thần của di sản được kế thừa, hoàn thiện.

  • Chỉ đạo nghệ thuật được ví như người giữ lửa, bảo đảm khuynh hướng nghệ thuật, phong cách sáng tạo của đơn vị. Tuy nhiên, nhiều nhà hát của Hà Nội đang thiếu đội ngũ chỉ đạo nghệ thuật tài năng, chuyên nghiệp, dẫn tới sáng tạo ít mang tính đương thời, chưa có nhiều tác phẩm đỉnh cao có thể cạnh tranh với các loại hình nghệ thuật khác.

  • Mặt nạ giấy bồi, đèn kéo quân, tàu thủy sắt tây... từng mang lại niềm vui cho biết bao đứa trẻ mỗi độ Tết Trung thu. Nhưng trước sự phát triển của xã hội, những món đồ chơi truyền thống này liệu có cần thay đổi để đáp ứng thị hiếu trẻ nhỏ “thời 4.0”?

  • Vài năm trở lại đây, thị trường sách thiếu nhi trong nước đã có những chuyển biến với nhiều tín hiệu khởi sắc, nhưng vẫn cần nhiều cú hích để thực sự ổn định.

  • Dù trẻ con ngày nay ít còn chơi đèn kéo quân nữa, nhưng mỗi mùa Trung thu đến, gần ngày rằm tháng 8, nghệ nhân Vũ Văn Sinh lại cặm cụi làm những chiếc đèn truyền thống để giữ nghề, hoài niệm tuổi thơ và tưởng nhớ tổ tông.

  • Năm 2018, cải lương đánh dấu sự xuất hiện đúng 100 năm trên mảnh đất Nam bộ. Ngoài vở diễn “Thầy Ba Đợi” tri ân người khai sáng bộ môn nghệ thuật này, bộ phim “Song Lang” cũng ra mắt công chúng để góp thêm tình yêu cho khán giả hôm nay đối với loại hình sân khấu độc đáo trong tâm thức cư dân mở đất. Con đường đã qua của cải lương rất nhiều thành tựu, nhưng con đường phía trước của cải lương cũng không ít thử thách!

  • Dù còn nhiều khó khăn nhưng giới bạn đọc đang dần tiếp cận và sử dụng những sản phẩm trong cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 để có thể thỏa mãn nhu cầu tiếp nhận thông tin hữu ích. 

  • Vùng đất phía Tây Hà Nội còn nhiều ngôi đình làng là biểu tượng của vùng xứ Đoài, với những giá trị đặc sắc về kiến trúc và điêu khắc. Tuy nhiên, hiện nay, các ngôi đình này đối diện với nguy cơ xuống cấp và bị hủy hoại. Đã có rất nhiều công trình bị “trùng tu như phá”, gần đây nhất là tại đình Lương Xá, xã Liên Bạt, huyện Ứng Hòa.

  • Mong muốn nghiên cứu, phục dựng, bảo tồn lại các nét đẹp trong văn hóa truyền thống của Việt Nam, ngày 8-8, Ỷ Vân Hiên với đội ngũ các bạn trẻ chuyên nghiệp, có kiến thức chuyên môn cùng với lòng nhiệt thành, sức sáng tạo mạnh mẽ đã ra mắt tại Hà Nội.

  • Trong 6 tháng đầu năm 2018, ngành xuất bản đã gây được tiếng vang trong xã hội với nhiều cuốn sách có nội dung tốt, mang tính thời sự... Số lượng xuất bản phẩm vi phạm về nội dung có giảm so với cùng kỳ năm 2017 nhưng vẫn chưa có giải pháp khắc phục triệt để.

  • Tiếp bước sự sáng tạo với sơn mài của các bậc thầy thời kỳ hội họa Đông Dương, ngày nay nghệ thuật sơn mài đương đại vẫn kế thừa và phát triển với nhiều lối biểu hiện và tìm tòi mới. Tuy nhiên, bên cạnh hiệu quả nghệ thuật, nhiều sáng tạo cũng gây tranh luận.

  • Tính đến thời điểm này, Việt Nam có 12 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh. Thế nhưng, bên cạnh niềm vinh dự thì những danh hiệu cũng đang tạo ra nhiều sức ép không nhỏ với các nhà quản lý văn hóa trong công tác quảng bá, bảo tồn và phát triển.

  • Tuồng là môn nghệ thuật sân khấu truyền thống độc đáo của dân tộc Việt Nam. Thế nhưng, cũng giống như những loại hình nghệ thuật truyền thống khác, tuồng đang đứng trước nguy cơ mai một. Ở đó việc bảo tồn để duy trì và phát triển nghệ thuật tuồng đang là “bài toán” không dễ gì tìm được câu trả lời thấu đáo.

  • “Ok (đồng ý) hay không thì mày nhớ confirm (xác nhận) cho người ta nha”; “giao đứa nào set up (sắp xếp) vụ này ngay và luôn đi chứ hứa rồi bỏ đó không hà”; “go now (đi ngay), mà free (miễn phí) thiệt hả?”; “nay được ở nhà full (cả) ngày”… Đó là vài trong số những câu Tây không ra Tây, ta chẳng ra ta mà giới trẻ Việt đang sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.

  • Mùa World Cup 2018 đang đến những giờ phút cao trào của xúc cảm trong lòng người hâm mộ môn thể thao “vua”. Mỗi trận đấu mang lại nhiều cung bậc tình cảm: hân hoan, hào hứng, thất vọng, buồn khổ... theo từng đường bóng. Trong làng văn cũng có rất nhiều người hâm mộ đang cuồng nhiệt cổ vũ cho đội bóng mình yêu thích, thành thật khóc - cười sau mỗi trận bóng, và cuối cùng là đặt bút... làm thơ.

  • Chúng ta tưởng rằng, chúng ta tạo ra mạng xã hội là để chúng ta tự do hơn: tự do phát ngôn, tự do thể hiện quan điểm và suy nghĩ của mình, nhưng nhìn những điều đang diễn ra, chúng ta liệu có đạt được tự do thực sự và quan trọng hơn, là tìm kiếm được hạnh phúc?