NHẤT LÂM Tết êm đềm trôi hết tháng Giêng, mà bầu trời thung lũng Mu Lu còn khá lạnh. Chập tối, hơi đá từ dãy núi Ta Chan phả ra, sương buông màn màu sữa đục.
Bản Mu Lu có đến 80 nóc nhà sàn chạy dài theo con suối nước trong vắt. Các nhà địa chất đi tìm vàng nhận định rằng: có một con sông cổ bị chôn vùi dưới độ sâu bảy mét. Họ căn cứ vào tầng cuội kết, sỏi, cát thô, cát mịn... lộ ra ở đâu đó không xa bản này. Đồng thời dọc theo con suối chảy qua, các nhà địa chất đã thấy được những gì phù hợp ở các điểm lộ. Tầng dày bảy mét đó có chứa vàng sa khoáng.
Trời tối, khoảng một giờ, cả bản đã chìm vào đêm bởi cái lạnh đang bủa vây không gian.
Tôi xuống nhà nhìn trời đầy sương mà ngại đi ra ngoài. Nhìn những mái tranh đã nhuốm sương bạc, nên phân vân.
Không một tiếng chó sủa, lợn kêu hay ngựa hí. Cái lạnh ùa tới như bảo tôi trở lên nhà, nơi có bếp than hồng. Rồi ngủ một đêm ngon lành trong chăn bông nệm dày của chủ nhà hiếu khách.
Nhưng vốn có tính hiếu kỳ, tôi tự nhủ: thì đến cho biết...
Tôi đi về cuối bản trong đêm lạnh dày sương. Và khi bước trên những tảng đá to để qua một con suối cạn thì thấy ánh lửa. Thấy lửa tôi như được tiếp thêm sức. Nhà nàng đấy, tôi thêm tự tin đi nhanh hơn đến chân cầu thang.
Ánh lửa hồng thế kia thì chắc là chủ nhà còn ngồi sưởi ấm bên bếp lửa.
Chân bước lên từng bậc thang bằng gỗ, tôi nhẹ nhàng bước đến phía cửa. Cánh cửa mở.
Tôi nhận ra nàng, người đàn bà mang cả hơi ấm đã đứng trước mặt tôi. Nàng mỉm cười như bảo tôi vào nhà.
Quanh bếp có mấy cái ghế bỏ không, tôi ngồi quay lưng với cánh cửa. Nàng đến sau tôi rồi ngồi vào cái ghế còn mới. Có lẽ cái ghế này dành riêng cho chủ ngôi nhà là nàng. Nàng mỉm cười thật tự tin, nhìn tôi thân thiện.
Bếp lửa hồng than, do những khúc củi như cột nhà chụm vào nhau nuôi ngọn lửa hết ngày qua đêm. Nàng cho một vài khúc nứa khô đập dập có sẵn bên bếp vào trong lửa. Nứa khô bén lửa cháy bùng lên, làm ngôi nhà sáng hẳn. Đúng là ngôi nhà có ngọn lửa ấm. Nhờ có ánh lửa sáng mà tôi thấy nàng ở tư thế ngồi có nét đẹp sơn cước, pha trộn chất phố thị nhưng vẫn hồn nhiên trong áo váy sắc rừng. Giá mà nàng khoác vào mình áo quần sang trọng thì chẳng thua kém bậc quý phái ở các dinh thự quan quyền. Những gì được bày biện trong ngôi nhà sàn xinh xắn đã nói lên chủ nhân cũng có một thời sung sướng.
Sàn nhà lát ván gỗ dày khít nhau, bốn phía đóng ván có cửa sổ hai mặt cầu kỳ. Hai cửa lớn đi lên từ cầu thang được tay thợ mộc nào đó trau chuốt chẳng thua thợ miền xuôi khéo tay. Ngoài then cài, còn có khuy đồng buộc dây mà chẳng biết để làm gì? Chỗ ngủ song song với bếp, lửa tỏa hơi nóng nên nệm càng ấm hơn. Nệm thật dày, dày đến gang tay, chăn gối gọn gàng của những cô gái biết làm đẹp mà còn son rỗi. Bao quanh chỗ nằm là những tấm vải được thiết kế vừa là màn chống muỗi, vừa là phòng riêng, để khi chủ nhân, vợ chồng vào đó thả cánh cửa vải xuống là kín đáo lắm. Viền quanh cánh cửa vải đen là các loại vải vàng, đỏ, xanh khá cầu kỳ, điểm thêm những nét hoa văn lạ mắt. Cách trang trí của chiếc khăn Piêu của các cô thanh nữ Thái Yên Châu rất đẹp, khiến ta ưa nhìn. Họ thường quấn chúng những lúc xuống chợ, lên nương, hay những lúc hẹn hò bên suối...
Đập vào mắt tôi là hai cái chai thủy tinh trong suốt cực đẹp mà tôi chưa hề thấy ở Hà Nội. Một chai chẳng còn gì, chai kia còn gần như già một nửa, một thứ nước màu vàng chanh... cũng không hẳn vàng chanh. Thấy tôi chăm chú nhìn, nàng đến cầm cái chai mở nắp lắc... lắc.
Trời ạ, nước hoa hảo hạng của Pháp chánh hiệu. Thời còn đi học trường tiểu học Pháp Việt, cô giáo Tôn Nữ... mỗi ngày đến lớp với bộ áo quần thật sang trọng, mùi nước hoa từ áo quần trên người cô khuyếch tán trong lớp học có đến 48 học trò lên 10 cùng trang lứa như tôi. Đã rất lâu, tôi mới được ngửi mùi thơm nước hoa hảo hạng này.
Cách vối tóc thả sau gáychứng tỏ nàng là dân Thái trắng. Họ sống quần tụ thành bản khá đông ở những cánh đồng lúa trù phú, cũng như từng Mường dọc hai bên sông Đà.
Bản Mu Lu có gạo nếp thổi cơm vừa dẻo vừa thơm, nhưng gạo nếp nương mới là sản vật quý ở đất này. Lên Sơn La, tôi chỉ biết một số từ ít ỏi khá thông dụng như hỏi thăm đường vào một bản cần đến, mua rau xanh, mua gà... xin ở nhờ qua đêm. Bây giờ ngồi với nàng trong ngôi nhà ấm áp muốn nói nhiều chuyện lắm, mà đành chịu, thế là nhìn nhau cười.
Nàng còn rất đẹp. Ở tuổi qua thì xuân sắc, mà từ vóc dáng, da thịt, khuôn mặt, đôi mắt... chẳng có gì để lộ một sự khiếm khuyết. Những chiều bắt gặp nàng tắm tiên ở Pó Thẳm, tôi choáng ngợp trước một cơ thể hoàn mỹ mà đất Mường này sinh ra. Một bông hoa suối kỳ lạ.
Pó Thẳm là con suối chảy ngầm trong bụng núi Ta Chan, lộ ra hòa vào suối Mu Lu. Rồi nó chảy tiếp ra cánh đồng hòa dòng vào con suối lớn. Nước chảy ngầm sâu dưới cánh đồng nên đã nguội. Duy nhất ở cái miệng Pó Thẳm là nước nóng ấm quanh năm.
Miệng Pó Thẳm tức cửa hang lộ ra đẹp quá. Chẳng ai tả được thật hay vẻ đẹp kỳ ảo của thạch nhũ. Đá vôi và các loại đá khác được thợ trời mài giũa, đẽo gọt, tỉa nắn... để có những hình hài chẳng nơi đâu có được. Những chiều có mặt trời rọi xuống còn rực rỡ hơn cung vàng điện ngọc vua chúa. Và đêm trăng thì thật là xứ bồng lai. Cảnh đất trời như vậy, có một thiếu nữ đẹp là nàng Ín đến ngâm mình trong nước ấm mỗi chiều thì chẳng khác gì tiên giáng xuống Pó Thẳm trần thế.
Chàng kỹ sư trẻ tuổi đẹp trai từ Pari hoa lệ qua xứ lạ Đông Dương, chứng kiến cảnh và người không nén được con tim đã thốt lên:
- Chúa ơi! Phải chăng người đã mang con đến đây...!
Chiều gặp nàng lần đầu, tôi đã nhìn thấy Ín ngâm mình dưới nước từ eo xuống chân. Nàng ngồi như để tịnh tâm. Da trắng hồng hơn cả trứng gà vừa luộc chín bóc vỏ, hai bờ vai thon với hai tay trần cân đối.
Tóc nàng có lẽ dài lắm, được bối lên đầu theo phong tục xứ Mường. Tôi nín thở, choáng ngợp trước da thịt, hai bầu vú no tròn mà thật thanh tao. Thề có trời đất và núi rừng Tây Bắc, tôi nhìn mà chiêm ngưỡng, không hề dung tục. Có lẽ bị bất ngờ nên sự thánh thiện trong tôi còn nguyên vẹn.
Nàng đứng thẳng để lấy áo váy, từ bụng xuống bắp chân là cả một tổng thể hài hòa, là bức tranh của nhà họa sĩ đại tài chấm phá cái màu đen rong rêu trên mảng trắng nơi kín đáo nhất của phái đẹp. Không thể tìm thấy khiếm khuyết hay một chút tì vết trên cơ thể nàng.
Chiều hôm sau tôi đến Pó Thẳm sớm hơn, hy vọng thấy nàng đi từ một hướng nào đến, nhưng đã muộn. Nàng đã đứng nơi mọi chiều nàng vẫn đến. Và lần lượt cởi sợi dây buộc quanh bụng. Sợi dây lụa màu lục, dài cả sải tay, lại to bản bằng cả gang tay. Rất hợp với cái áo hồng nhạt may thật khít ôm chặt cơ thể với hàng cúc bạc trắng hình con bướm, cái váy lụa dài, rộng vén qua đầu. Tất cả những thứ ấy được đặt lên hòn đá cao hơn mặt nước, vừa tầm tay lấy.
Chẳng biết vì sao mà nàng chưa chịu ngồi xuống hoặc lội ra xa hơn. Đứng vậy một lúc, thời gian như ngưng đọng. Lá cây quanh Pó Thẳm che kín cả một vòm trời xanh. Hình như lá cây cùng ngừng thở, một sự yên tĩnh ở chốn linh thiêng khiến máu và tim trong người tôi cũng ngưng tuần hoàn.
Bản này đông nhà, lắm cô xinh đẹp, con trai cũng đâu phải ít, mà chẳng ai đến đây tắm. Các cô các chàng đem nhau ra tắm bến suối trước bản mỗi chiều.
Lần thứ ba, tôi tự tin hơn, khi thấy nàng đã ngâm mình dưới nước ấm. Phần trên cơ thể bày ra cho trời đất, cây lá và cả tôi nữa mê đắm trước sắc đẹp của nàng. Trong cảnh chiều có nắng xuân, da trời xanh không gợn mây. Nàng bình thản trước chàng trai lạ. Tôi muốn lột phăng tất cả để được như nàng dưới nước ấm. Tôi tháo giày đi rừng, rửa chân tay, như một sự tình cờ, rồi thong thả ngồi xuống một hòn đá đi giày, tôi làm như không vội để nhìn tấm thân nàng trên mặt nước. Nàng nhìn tôi cười và cười. Tôi cười như để chia tay.
Bây giờ ngồi trong nhà nàng, nhìn bếp lửa ấm áp, nhìn ngôi nhà sàn bằng gỗ tốt mà người chồng Pháp cho xây dựng để hưởng hạnh phúc lâu dài.
Nàng mời tôi một ly nước có mùi thơm dễ chịu, có vị ngọt lơ lớ như nước luộc ngô tươi. Tôi uống ngon lành. Ở Sơn La lâu, tôi biết nước uống này được nấu bằng cành cây hoa ban. Cứ mùa xuân đến, bà con chờ cho ban ra hoa là chặt cành đưa về nhà, chặt ra từng đốt như ngón tay nấu sôi lên để uống, nhưng mùa khác thì dùng loại cây lá khác. Mùa thu uống quả sa nhân, bướm bạc, mùa đông uống cây dạ giao đằng...
*
Đêm, bên bếp lửa nhà sàn, già Lếch chủ ngôi nhà tôi đang ở nhờ là người thông thạo tiếng phổ thông, đã từng đi đãi vàng cho mấy kỹ sư người Pháp thuở họ đặt chân đến Sơn La.
Năm 1943, sau một thời gian đi dọc sông Đà, tìm vàng ở Tạ Bú, Pi Tong... người Pháp tìm đến Mai Châu, rồi vào bản Mu Lu.
Mấy ông tây có tuổi đi ngựa từ Hát Lót vào, tất nhiên từ Hà Nội lên Sơn La họ đi bằng ô tô. Trong đoàn có một kỹ sư rất trẻ ở bên Pháp vừa sang Đông Dương là Pôn. Già Lếch phục vụ cho viên kỹ sư này, kể cả khi Pôn ở lại một mình tại Mu Lu.
Pôn đẹp trai, dễ gần, hay mời người bản xứ thuốc lá, kẹo chanh. Nhờ ông dạy cho nói tiếng Thái, nên Pôn mau hòa nhập với dân cư bản địa.
Chẳng biết người Pháp lấy được bao nhiêu vàng ở Mu Lu và quanh vùng Ta Chan. Vài tháng họ cho ngựa thồ ra quốc lộ 6 tại Hát Lót, có cả những hòn đá rất đẹp được đánh dấu bằng sơn đỏ. Sau một năm cả đoàn về Hà Nội, riêng Pôn vẫn ở lại Mu Lu.
Ín tròn 16 tuổi, đẹp nhất Mai Sơn. Người dân bảo Ín đẹp như hoa ban mới nở đầu xuân ở Mường Ta Chan. Có người lại bảo nàng là hoa anh túc, loại hoa của cây chế ra thuốc phiện ở đỉnh núi Phiêng Nọi kiêu sa và làm say lòng người. Nơi đây có khí hậu mát mẻ cho loại hoa kiêu sa, nàng đẹp chết người. Phiêng Nọi được xem như hòn ngọc của vùng đất Phượng Hoàng, giàu có bậc nhất Sơn La. Cũng là nơi sinh nhiều con gái Thái đẹp mê hồn, hát hay xòe đẹp.
Người già trong bản gọi nàng là nắm cơm nếp gạo nương đầu mùa, khi xôi chín thơm xa đến mấy hòn núi. Cơm nếp này mà ăn với loại cá trắng suối Nậm Sập nướng trên than hồng với muối ớt thì thật tuyệt vời. Những kỹ sư địa chất Pháp ăn thử và khen hết lời.
Ín thường đến tắm hay ngâm mình ở Pó Thẳm, đó là mỏ nước thần, dân bản không ai dám đến. Từ xa xưa dân bản bảo ai đến tắm thì thần bắt tội.
Vậy mà Ín tắm, chẳng có gì xảy ra, nên các bà thầy cúng bảo nàng là con gái thần, hay là con vua. Chỉ có con của thần mới đẹp như thế. Càng tắm nước ấm Ín càng xinh tươi.
Tri Châu Lò Văn Nhại đem ngựa tốt đến nhà, xin được lấy nàng làm vợ ba. Nhại ngoài 40 tuổi, là quan Tri Châu săn gái khắp xòe (múa xòe) cho vua Đèo. Người Nhại chẳng khác nào cái cối xay, đến bản bắt dân phục dịch và ăn như lợn sề, chó mạ.
Ín nhất quyết không chịu, nàng nói với bố mẹ: nếu nhận ngựa nhận bạc trắng mà ép nàng thì Ín chạy lên đỉnh Phiêng Nọi ăn lá ngón... Sau đó tới Pó Thẳm dìm mình trong nước ấm. Quan Châu giận lắm, trả thù bằng việc báo lên Vua Thái họ Đèo bắt nàng vào đội xòe của vua ở tận Lai Châu. Vào đội xòe vừa hát múa, vừa để cho vua thưởng thức xác thịt khi đã phê thuốc phiện. Và cần thì làm quà cho các lãnh chúa Lào Xũng, hay tay Chệt từ Vân Nam bên Tàu đến với vua Đèo. Tất nhiên vua Đèo nhận được ở các ông lãnh chúa này thuốc phiện hảo hạng.
Nhưng quan châu Lò Văn Nhại và vua Đèo chậm mất rồi. Nàng Ín đã nằm gọn trong vòng tay chàng kỹ sư mắt xanh, da trắng tóc râu ngô khỏe mạnh. Chàng như ở trên trời rơi xuống Pó Thẳm, khi nàng trút bỏ áo váy ngâm mình dưới nước ấm. Khi chàng đến đây tìm hiểu nguồn gốc thủy nhiệt và vàng ở Mu Lu thì họ biết nhau... và...
Một đám cưới xưa nay chưa có ở bản Mu Lu. Thịt trâu tơ, gà bản, rượu cần và xôi nếp nương... Dân toàn bản được vui chơi no say đến hai ngày. Tùy theo lứa tuổi, chàng rể Tây còn tặng quà lạ lẫm là đèn pin, bật lửa, con gái thì chỉ thêu đủ màu, vòng tay.
Chàng rể mua cho ông già vợ một đôi ngựa tốt, trong nhà Ín ai cũng có bạc trắng. Một ngôi nhà gỗ tốt được dựng lên, xa bản bên con suối cạn. Thợ cứ việc làm theo mẫu, còn vợ chồng Ín đi Sơn La, rồi về Hà Nội hưởng tuần trăng mật ở một khách sạn bậc nhất Hà Thành. Khi đôi uyên ương trở về Mu Lu, nhà cửa đâu đã vào đó. Tiện nghi mua sắm về làm cho ngôi nhà chẳng thua gì nhà quan ở thị xã Sơn La. Pôn bày biện hài hòa giữa hai nền văn hóa.
Số vàng làm được Pôn nộp lên một phần nhỏ, số mà Pôn giữ lại lớn hơn, rồi đưa bố vợ vào một nơi sâu trong rừng đốt than, làm khuôn bằng đất sét, luyện vàng thành nhẫn thành vòng tay... cất giấu bí mật.
Khi Pôn con ra đời, sự giao thoa hai dòng máu cha Tây mẹ Thái trắng, đứa bé đẹp như thiên thần.
Hạnh phúc đang tràn đầy thì Nhật lùn vào Đông Dương, bọn lính Thiên Hoàng sục sạo đến mọi nơi mà người Pháp đã khai thác đồng, chì kẽm, vàng, các kim loại quý hiếm khác. Khi lính Nhật mò đến suối Nậm Sập, vợ chồng Pôn đã quất ngựa phi lên Sốp Cộp, gần biên giới Việt Lào.
Pôn ôm hôn vợ và dặn nàng nuôi con và chờ: Nhật sẽ thua trận, người Pháp sẽ trở lại Đông Dương, mọi việc sẽ ổn. Rồi binh lính Pháp sẽ lên Tây Bắc, đồn bốt được đóng ở Cò Nòi, Nà Sản, Sơn La. Số tiền Đông Dương, số vàng Pôn để lại đủ sống cho hai mẹ con, và Pôn về lại Mu Lu đưa hai mẹ con sang Pari.
Ín được viên trung úy Pháp đưa ra đồn Cò Nòi chở che, nhưng nàng từ chối không chịu vào sống trong đồn. Linh tính phụ nữ bảo nàng đừng có vào đó, khi mà những tên lính Âu Phi nhìn nàng thèm thuồng.
Trở lại Mu Lu sống âm thầm cho đến khi đại úy Đèo Văn Phát, con trai vua Đèo Văn Long tìm đến. Phát ở lại Mu Lu một ngày đêm. Sau những trận mê cuồng, Phát bảo nàng đem con đi theo về Điện Biên Phủ chung sống. Ín lắc đầu, nếu Phát lấy nàng thì ở đây. Phát hứa cưới nàng làm vợ ba. Nàng cười bảo Phát: đại úy đã có vợ Lào, vợ Tàu, vợ Mẹo rồi, gái đẹp Điện Biên Lai Châu thiếu gì. Nàng mỉm cười lắc đầu. Mộng của Phát là làm vua thay cha, còn trước mắt như đại tá họ Đờ đã hứa, khi lập được thêm một tiểu đoàn Thai hai, thì đại úy Đèo Văn Phát sẽ là thiếu tá chỉ huy hai tiểu đoàn. Rồi lên Trung tá... Phát lừa nàng đem con ra đồn Cò Nòi, rồi đưa đứa con lên xe rép chạy một mạch đến Nà Sản, lên máy bay về Điện Biên Phủ, nhận con Tây làm con nuôi.
Ín về Mu Lu ở vậy một mình, vắng vẻ, không ai dám lấy nàng. Một phần sợ liên lụy với Tây, cũng sợ Ín là con thần hay là vua. Cũng có thể chẳng có ai vừa lòng nàng.
Một hôm đứng trên nhà sàn nhìn ra cửa sổ, tôi thấy nàng đi tới và đứng đâu đó dưới sàn nhà. Nàng và tôi cách nhau qua cái sàn bằng vàu mỏng. Hôm ấy kỹ sư Pô Pốp chuyên gia Nga đến Mu Lu, chúng tôi tranh luận sôi nổi về tầng chứa vàng. Nếu thăm dò thì bắt đầu từ đâu?
Đến chiều Pô Pốp lên ngựa về Sơn La, khi bóng người ngựa khuất, nàng mới về nhà mình.
Tối hôm sau bên bếp lửa, cô gái già Lếch bảo rằng: Ín thấy người Liên Xô lên tưởng người chồng trở về nên đến đây...
Tôi nghe mà thương cho nàng quá. Đêm ấy có lẽ nàng chẳng ngủ được, và biết đâu âm thầm khóc. Và đó cũng là ý muốn thêm thôi thúc để tôi đến nhà nàng.
*
Bây giờ tôi ngồi đây ấm áp bên bếp lửa hồng, ngoài trời, đêm rất lạnh trắng sương. Chẳng ai ra khỏi nhà vào lúc này.
Nàng có phôi pha theo năm tháng, nhưng nét đẹp còn ánh ngời trên làn da khuôn mặt, nụ cười và cơ thể. Sức sống no tròn ở hai bầu vú sau lớp vải mỏng màu hồng nhạt ôm chặt cơ thể.
Không thể ngồi lâu hơn nữa, phải về thôi... Nàng biết vậy, khi tôi mỉm cười để rút lui. Ra đến cửa, then cài, dây buộc, làm sao bây giờ? Tôi nhìn lui cầu cứu nàng. Nàng đi tới ngay, và đáng lẽ mở tung cửa thì cầm lấy tay tôi, trở về phía lửa. Vừa đi qua chỗ ngủ nàng xô tôi xuống cái nệm dày. Bị bất ngờ tôi nằm xuống nệm và nàng đổ ập lên người tôi mỉm cười như bắt được cái gì đó vừa ý. Nằm yên dưới da thịt nàng một lúc, từ nàng tôi được hít thở mùi thơm nước hoa, da thịt... Mái tóc dài và dày xổ tung trùm kín mặt, như một cái lưới được dệt bằng hàng triệu sợi tơ tóc của nàng. Tôi đưa hai tay đẩy nàng để dễ thở hơn, thế là chạm vào hai bầu vú tròn, căng mát rượi đến kỳ lạ, và thanh tân với tôi.
Nàng nằm xuống nệm ôm lấy tôi, rồi cúi sát mặt nói thật nhẹ nhàng như suối chảy: Méc-xi ca-ma-rát đã đến...
Tôi sững sờ ôm đầu nàng áp sát hơn nữa, muốn nghe nàng nói tiếng Pháp lẫn lộn tiếng Kinh tiếng Thái. Như có phép lạ, cái váy lụa dài, rộng của nàng bay biến đâu mất.
Nàng đứng dậy chẳng khác nào pho tượng sống động, rồi lại ngồi xuống, nắm chặt bàn tay tôi đặt lên bầu vú, rồi nàng vít đầu tôi và đưa bầu vú áp vào miệng, vừa nghệ thuật như cho con bú, cũng điệu đàng như mơn trớn tình nhân.
Nàng rót vào tai tôi những ngôn từ dịu dàng quá:
- Nằm với noọng nghe anh
Từ bầu vú này sang bầu vú khác như khích lệ tôi mãnh liệt hơn nữa. Tôi đặt tay xuống bụng, hai đùi, nơi đám rong đen màu mực Tàu mát rượi, mềm mượt như nhung. Nàng kéo tôi lên bệ phóng, tôi ngây ngất tan chảy vào thân thể nàng.
Nằm trong chăn ấm, nệm êm, tận hưởng mùi hương lạ từ da thịt người đàn bà trong sạch như suối, tôi ôm nàng như mơ được gặp tiên rồi dấn thân thỏa sức mê đắm.
Nàng nằm ngắm tôi, khi biết tôi vừa thức, nàng vuốt ve: Trời chưa sáng, còn lạnh lắm, mà sáng cũng đừng đi đâu cả. Nàng đưa tôi vào mê trận mới.
Ép chặt tôi vào da thịt nàng, hôn lên má, lên môi, hôn nơi đâu tôi muốn, nàng thích.
- Noọng à, chẳng đi đâu hết, Pôn của em đây, được ở đây để ngắm em tắm và đêm xuống có nhau cho đến một ngày nước Pó Thẳm không còn nóng nữa noọng ơi..!
PHAN VĂN LỢIBuổi giao lưu và trao giải thưởng cho các tác giả đoạt giải trong cuộc thi viết truyện ngắn do Hội Nhà văn tổ chức đã tiến hành được gần nửa giờ. Gã nhấp nhỏm trên chiếc ghế kê phía sau cánh gà sân khấu, bồn chồn không yên. Chừng thông cảm với tâm trạng của gã, cô gái phục vụ mặc áo dài đỏ bưng tới cho gã ly nước, nhẹ nhàng nói: "Chú cứ yên tâm ngồi nghỉ cho khoẻ. Giải A bao giờ cũng trao cuối cùng, chú ạ!"
KHẢI NGUYÊN Pa-ri, mùa hạ năm 198...Vườn Bách thảo giữa thành phố kề sông Xen phía tả ngạn. Ông đến đây như một kẻ lánh đời, sợ nơi đông người. Thật ra, phần lớn đường phố Pa-ri trong giờ làm việc không ồn, không thừa thãi người đi nhong như ở Việt Nam. Em ông ở quê ra Hà Nội chơi đứng ngắm dòng người và xe nườm nượp qua lại cứ tự hỏi: những con người này đi đâu, về đâu mà tuôn mãi như là chẳng ai về nhà cả, như là cái "nghiệp" trời đày phải đi.
ĐỖ KIM CUÔNGNhiều năm trôi qua tôi đã trở thành người đàn ông đứng tuổi. Có một mái ấm gia đình, vợ con hạnh phúc. Nhưng mỗi lần nghĩ về nàng, một người đàn bà chỉ kịp quen trên chuyến đò từ Huế ra Phong Điền, chia tay nàng để nhiều năm sau, tôi mới được gặp lại nàng trong một hoàn cảnh khác, tôi vẫn giữ nguyên một cảm giác hết sức lạ lùng. Một ý nghĩa luôn ám ảnh tôi khá kỳ quặc rằng: Tôi đã bị nàng hiểu lầm, là một chàng lính giải phóng “hám gái, dại khờ”... Bởi vì sau vụ việc ấy, chính tôi cũng rủa thầm mình là ngu ngốc.
NGUYỄN VIỆT HÀVọng đi vào núi. Tại sao phải đi vào núi thì Vọng mong manh biết, còn sẽ đi vào núi như thế nào thì anh không biết. Nắng của chiều ngần ngừ trên một đường mòn và đường mòn heo hút cỏ dại đến đây thì chia hai.
HÀ KHÁNH LINHGiáo sư tiến sĩ Hoàng Lập Xuân thường nói với các sinh viên của mình thuở còn ấu thơ bà tin những chuyện cổ tích là có thật, từ đó bà đã sống và hành động theo tinh thần cổ tích. Khi đã thành danh, bà thường ngẫm nghĩ đối chiếu mình với các nhân vật trong cổ tích. Nhiều người lấy làm ngạc nhiên khi thấy chuyện cổ tích đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách của một con người như giáo sư tiến sĩ Hoàng Lập Xuân. Càng ngạc nhiên hơn, khi biết rằng những chuyện cổ tích bà được nghe kể khi còn nhỏ không phải do ông bà nội ngoại, không phải do cha mẹ...
HƯỚNG DƯƠNGTết đã gần đến rồi. Những ngày này mọi người chỉ nghĩ đến một việc là chơi gì trong ngày Tết? Trước đây, cuộc sống thiếu thốn thì Tết là dịp để ăn uống cho no say đầy đủ - Vậy mới gọi là ăn Tết. Còn giờ, mọi sự dinh dưỡng thừa mứa, đàn ông bụng phệ nhan nhản, đàn bà đi hút mỡ thường kỳ, bệnh béo phì của trẻ em gia tăng. Ăn uống là kẻ thù của con người. Vậy nên, Tết không còn là ăn Tết nữa mà là vui Tết, chơi tết.
PHẠM ĐÌNH TRỌNGChưa bao giờ Ngay có ý nghĩ rời Hà Nội đến sống ở vùng đất khác thế mà anh đã đột ngột đưa cái gia đình bé nhỏ không còn nguyên vẹn của anh đi vào thành phố phía Nam cách Hà Nội ngót hai ngàn cây số. Anh đi như chạy trốn để rồi càng ngày anh càng nhớ quay quắt nơi anh đã để lại cả một thời tuổi trẻ đẹp đẽ.
THU NGUYỆTTrắng và trắng. Muột thơm và tinh khiết. Mặt đất dường như đỏ và mịn hơn khi được trải mình ra đón nhận sự nương tựa dịu dàng của những cánh hoa sứ ấy. Tôi khẽ khàng nhặt một bông sứ nhỏ, không đưa lên mũi ngửi như thói thường mà trang trọng áp vào tai. Trong làn hương tràn ngập, tôi nghe vẳng tiếng chuông ngân đẫm mát. Ai đó ơi, hãy một lần thử xem, nhặt một bông sứ nhỏ sân chùa, nhè nhẹ áp vào tai, sẽ nghe thấy những âm thanh và làn hương kỳ diệu! Cái cảm giác lạ lùng mà tôi đoán chắc rằng ai đó sẽ bất ngờ thấy mình khác hẳn đi.
PHẠM THỊ ANH NGAVới tôi mạ không có công ơn mang nặng đẻ đau, nhưng mạ đã thực sự ban cho tôi sự sống: sau khi lần lượt sinh bốn người con gái đầu lòng, lần thứ năm chín tháng cưu mang và "vượt cạn mồ côi một mình" mạ đã sinh ra anh, người sau này sẽ là "một nửa" của đời tôi.
PHẠM THỊ XUÂNTừ ngày Hoạt được đề bạt lên phó giám đốc, Mùi bắt đầu tiến hành một cuộc cách mạng trong gia đình. Nhìn vào đâu, vào cái gì, Mùi cũng chưa thấy nó xứng đáng với địa vị mới của chồng. Ngôi nhà ba gian vừa xây cách đây không lâu, bây giờ nó đã trở nên lạc hậu trong mắt Mùi. Mùi nghĩ, giá như hồi ấy mà làm theo kiểu nhà hộp thì bây giờ có phải đã lên thêm được một tầng như một số người quanh đây không.
HƯƠNG LANTuấn nhìn đồng hồ, rồi lại đi lui, đi tới không biết là lần thứ bao nhiêu trong buổi sáng này trên hành lang của Tòa án nhân dân Thành phố. Vẫn còn 5 phút nữa mới đến giờ, nhưng Tuấn có cảm giác giận Hương, có lẽ cô ta không đến, cô ta muốn gây khó dễ cho mình... Tuấn thầm nghĩ và lòng anh hiện lên một chút đay nghiến với người phụ nữ đang còn là vợ anh trong vài tiếng đồng hồ nữa.
BÙI MINH QUỐCNgày hôm ấy là một ngày không có gì đặc biệt trong cuộc sống cực nhọc, buồn tẻ của giáo sư Lê Khương- một ông già ngót sáu mươi tuổi mà vẫn sống độc thân. Nhưng rồi có một sự đặc biệt đến với ông vào lúc gần nửa đêm. Sau khi rà sửa lại lần thứ ba mấy chục trang cuối tập bản thảo một công trình mới nhất của mình, giáo sư đặt lưng xuống giường ngủ thiếp đi. Và, như thường lệ, ông bắt đầu thấy chiêm bao.
ĐOÀN BÍCH HỒNGBà lão ngồi bất động nơi cây cầu giơ một khúc gỗ khẳng khiu đỡ lấy sàn nhà. Trong lúc liếc nhìn bóng mình lao chao trong cái màu xanh rêu đùng đục của dòng sông đang gắng gỏi vài mét nước cuối cùng trước khi nhập vào lòng biển, bà cố ghi nhận cái thời khắc quan trọng mà bà cảm thấy nó đang đến gần.
NHƯ BÌNH1. Đực và cái. Một đứa con trai đứng bên một đứa con gái là giống đực đặt bên giống cái. Còn nhỏ chúng là những đứa trẻ, không ngại ngùng bởi vấn đề giới tính. Trưởng thành, hai giống bên nhau tạo sức hút và nảy sinh cái gọi là tình yêu. Các cụ ta xưa rất hiểu quy luật giới tính này. Chả thế mà cứ nhốt hai giống vào một phòng là thành vợ chồng.Bố mẹ tôi cũng là một cặp như thế.
NGUYỄN VĂN ĐỆThuần ra bến thuyền vào lúc thuỷ triều đang lên. Lúc này là nửa đêm. Trăng hạ tuần trong như con cá mòi tháng bảy nhảy hất lên từ mặt biển treo mình giữa nền trời xanh ngát. Gió tây se lạnh, gió thổi từ đất liền ra giộng rừng phi lao reo lên cùng với tiếng vi vu, vi vút, gió thổi vào ngọn sóng làm hắt lên những tia sáng.
NGUYỄN THANH MỪNGĐã bát tuần, ông vẫn chưa nghĩ đến cái già. Đó là ông nói vậy, bô lô ba la trước bàn dân thiên hạ, trong đó tất nhiên không thiếu cả bạn bè, nhất là những người đáng tuổi con cháu nhưng được ông tôn vinh là thần tượng của quốc gia, thậm chí quốc tế nữa.
NHẤT LÂM Truyện ngụ ngôn hiện đạiTrong đàn chó săn của ông Mỗ thì Fóc vào loại anh cả đỏ. Ngoài chân cao, mũi thính, mình dài, chạy như tên bắn... nói chung những gì cần cho một con chó săn đích thực thì Fóc có cả.
TRẦN THUỲ MAINăm nay mùa đông lạnh hơn hẳn mọi năm. Gió cao nguyên cứ tràn qua, tràn qua từng đợt, những bông quỳ chấp chới vàng như sóng. Quỳnh bảo tôi: Gió ở đây một đi không trở lại, khác ở Huế. Gió từ sông Hương thổi lên là gió rất đa mang, thổi tà áo bay dùng dằng, như trong câu hát ngày xưa "Gió bay từ muôn phía...".