Dòng sông Thanh Thuỷ

16:29 08/04/2009
DƯƠNG THÀNH VŨBuổi sớm maiSông thức dậyMột mìnhTrôi mải miết    (René Char)

Cứ mỗi lần cúi xuống soi bóng mình trên dòng sông quê nhà, ông lại thấy khuôn mặt trẻ thơ. Và, nghe nói Nàng mang tên một dòng sông; cái dòng sông của thời ước mơ lãng mạn và đẹp nhất đời người. Trong ông cũng có một dòng sông riên...g của mình. Ai lớn lên mà chẳng mang vào đời một dòng sông quê nhà, khúc sông tuổi thơ. Nếu có thêm một dòng sông nữa trong lòng thì ra răng hè?

Ông đã từng viết “Sóng xô bờ từ thiên thu thì phải/nhịp vỗ xanh cho mắt ai xanh/Ta, chàng trai đã già từ lâu lắm/lâu lắm rồi quên mất lối tình nhân/Em hãy cứ xanh, trời thương mến...” Thế nhưng đêm nay, một đêm vô định dẫn dắt bước chân ông lạc vào “lối tình nhân”. Trong không gian lan toả ánh đèn màu sáng nhẹ, tiếng hát liêu trai của Thái Thanh vây bủa. Và, trước mặt là dòng sông đứng lặng yên. Bên này là phố bên kia là phường, nơi trước kia được gọi là thôn Vỹ Dạ - Dòng sông là một chi lưu của sông Hương: sông Như Ý. Hình như có tiếng sóng vỗ nhẹ vào đêm.

Con người vẫn thường đặt cho những gì gần gũi thân yêu những cái tên mình thương mến, cái tên những ước vọng không thành, những hoài niệm lộng lẫy... Ông sẽ đặt cho đêm nay tên gì? Cái dòng sông bất ngờ hiện ra trong đêm nay là sông gì?

Người bạn đi cùng Nàng muốn giới thiệu đôi chút về Nàng nhưng ông ngăn lại. Không nên tìm hiểu cội nguồn một giấc mơ. Hơn thế, cái đời thực rất có thể làm tan vỡ cõi chiêm bao đẹp. Hãy để những gì trần tục phiền trược ở phía bên ngoài chiêm mộng, cho dù rồi ta cũng phải quay về với chốn đời thường. Ông thả trí tưởng của mình tìm kiếm thử con sông mang tên Nàng đang chảy về đâu. Ai đã nghĩ ra cái tên tuyệt vời như Vân Dương, Vĩ Dạ, An Cựu, Phước Tích, Tiên Nộn... để đặt cho làng?

Nàng nhìn ông bằng đôi mắt tinh nghịch, như muốn nói với ông rằng, ông chỉ là kẻ ngoại đạo trong Ngôi Đền Tình Ái, là lữ khách lạc loài trong Khu Vườn Tình Nhân. Nàng đã đúng.

- Ông không yêu ai thật sao?
- Vâng, từ rất lâu lắm rồi!
- Vậy ông yêu cái gì?
- Tôi yêu khát vọng vươn tới cái đẹp trong mỗi con người.
- Và ông tin văn chương và âm nhạc sẽ đánh thức được khát vọng ấy?
- Vâng, tôi luôn cảm thấy nỗi buồn, ước mơ lẫn cuộc sống của mình quá đổi nhỏ nhoi vô nghĩa khi nghe âm nhạc của các bậc thiên tài như Bét-tô-ven, Mô-da, Sô-panh... Tôi cũng đã rưng rưng nước mắt khi nghe nhạc sĩ Trần Tiến vừa đàn vừa hát: “Trời mưa quá em ơi, lời ca ướt mất rồi còn đâu... Trời mưa quá em ơi, mà sao em vẫn chờ vẫn đợi...”. Bài hát “Mặt trời bé con” của anh ấy.

- Ông theo chủ nghĩa khổ hạnh sao?
- Tôi không theo chủ nghĩa nào hết. Tôi chỉ chọn cho tôi một cách sống là, cố tránh xa những thứ có thể làm hư hỏng nhân phẩm của mình, cố tự bảo vệ bản thân để mai kia có dịp soi bóng xuống dòng sông quê nhà không cảm thấy xấu hổ. Cuộc đời con người quí giá và ngắn ngủi lắm, tôi dành nhiều thời gian để học làm người một cách thường xuyên là do vậy.

- Ông không tin sẽ có một người nào đó mang đến cho ông tình yêu cùng với sự giải cứu thơ mộng sao?
- Tôi không biết. Tôi vẫn yêu những giấc mơ, như đêm nay chẳng hạn.

Nàng còn quá trẻ quá đẹp, nên ông không thể nói với Nàng rằng: khi sự chiếm hữu xuất hiện, chính xác hơn là, khi lòng ham muốn chiếm hữu xuất hiện thì tình yêu sẽ ra đi.

Trong lúc ông ngồi trước bàn phím đánh chữ ghi lại câu chuyện này thì ông nhận được thiệp hồng báo hỷ của nàng. Ông cảm thấy một niềm hạnh phúc dâng lên xâm chiếm hồn phách mình. Ông ngồi lặng yên thật lâu để tận hưởng niềm hạnh phúc đã lãng quên từ lâu lắm. Vậy là giấc mơ sẽ không tan vỡ. Vậy là từ nay dòng sông Nàng sẽ ở mãi trong trái tim ông, cái dòng sông mà giờ đây ông đã biết tên vì được ghi bằng nét chữ bay bướm trên tấm thiệp hồng: dòng sông Thanh Thuỷ.

Vỹ Dạ tháng 12/2004

D.T.V
(199/09-05)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Kiến trúc sư Đan Thanh đến thành phố N. vào cuối thu. Một mình dạo bờ biển. Sóng và mây cuối chân trời mù mịt màu khói hương. Mấy năm nay, anh hay nhìn thấy màu sương khói ấy của ký ức.

  • Năm Đại Lịch thứ hai nhà Đường (767), hai cha con An Nam Đô hộ sứ Trương Thuận, Trương Bá Nghi vâng mệnh đắp La Thành.

  • Vào những năm cuối đời, vua Gia Long chỉ dụ Bộ Hộ điều tra tài nguyên thảo mộc của nước nhà. Song phải đến những năm đầu triều Minh Mệnh việc lớn này mới tạm xong phần kiểm đếm.

  • NGUYỄN THỊ THÁI

    Bà Bên xuất viện. Già làng rất vui, mặt mày phơi phới nói cười vui vẻ, phân công ai làm việc gì cũng kết thúc bằng câu: - Bà Bên về rồi! Vì già đã đăng ký bà Bên. Ngày giờ cận kề tới nơi rồi.

  • TÔ VĨNH HÀ

                Truyện ngắn dự thi 1993

  • Khải ôm cái túi vải trên tay, bước ra khỏi cổng trại giam. Khải ngước mặt nhìn lên trời, khoảng trời bao la, trong xanh với những tia nắng đầu ngày tỏa dịu ấm áp.

  • KHUÊ VIỆT TRƯỜNG

       Truyện ngắn dự thi 1993

  • NGUYỄN ĐỨC SĨ TIẾN      

              Truyện ngắn dự thi 1993

  • HOÀNG THÁI SƠN

    Truyện ngắn dự thi 1993

  • LÊ NGUYÊN NGỮ
              Truyện ngắn dự thi 1993

    Jack quỳ xuống trước mặt tôi và thằng con, chảy nước mắt. Mái tóc nâu xỉn tuổi tác của anh ta nhàu rối vào ngực áo thằng Chiến, con tôi.

  • NGUYỄN SƠN HÀ

          Truyện ngắn dự thi 1993

  • THÁI ĐÀO
         Truyện ngắn dự thi 1993

    Họ đã ra đi rồi...
    Tôi một mình lang thang trở về bãi Chợ.

  • HÀO VŨ
         Truyện ngắn dự thi 1993

    Bệnh án của ông không có gì đặc biệt. Họ và tên: Trần văn Sáu. Tên thường gọi: Sáu Lục. Tuổi: 53. Chức vụ: Giám đốc công ty trồng tràm. Chẩn đoán: Nhức đầu do cao huyết áp.

  • VĨNH QUYỀN

    Rien Ne Pese Tant Que Un Secret
    Không Gì Trĩu Nặng Hơn Một Điều Thầm Kín

  • HỒ NGỌC ÁNH

        Truyện ngắn dự thi 1993

  • TỪ NGUYÊN TĨNH 

    Truyện ngắn dự thi 1993

  • PHẠM THỊ HOÀI

    Truyện ngắn dự thi 1993

  • BÙI THỊ LAN XUÂN PHƯỢNG

            Truyện ngắn dự thi 1993


  • TRẦN BĂNG KHUÊ