Dòng sông Thanh Thuỷ

16:29 08/04/2009
DƯƠNG THÀNH VŨBuổi sớm maiSông thức dậyMột mìnhTrôi mải miết    (René Char)

Cứ mỗi lần cúi xuống soi bóng mình trên dòng sông quê nhà, ông lại thấy khuôn mặt trẻ thơ. Và, nghe nói Nàng mang tên một dòng sông; cái dòng sông của thời ước mơ lãng mạn và đẹp nhất đời người. Trong ông cũng có một dòng sông riên...g của mình. Ai lớn lên mà chẳng mang vào đời một dòng sông quê nhà, khúc sông tuổi thơ. Nếu có thêm một dòng sông nữa trong lòng thì ra răng hè?

Ông đã từng viết “Sóng xô bờ từ thiên thu thì phải/nhịp vỗ xanh cho mắt ai xanh/Ta, chàng trai đã già từ lâu lắm/lâu lắm rồi quên mất lối tình nhân/Em hãy cứ xanh, trời thương mến...” Thế nhưng đêm nay, một đêm vô định dẫn dắt bước chân ông lạc vào “lối tình nhân”. Trong không gian lan toả ánh đèn màu sáng nhẹ, tiếng hát liêu trai của Thái Thanh vây bủa. Và, trước mặt là dòng sông đứng lặng yên. Bên này là phố bên kia là phường, nơi trước kia được gọi là thôn Vỹ Dạ - Dòng sông là một chi lưu của sông Hương: sông Như Ý. Hình như có tiếng sóng vỗ nhẹ vào đêm.

Con người vẫn thường đặt cho những gì gần gũi thân yêu những cái tên mình thương mến, cái tên những ước vọng không thành, những hoài niệm lộng lẫy... Ông sẽ đặt cho đêm nay tên gì? Cái dòng sông bất ngờ hiện ra trong đêm nay là sông gì?

Người bạn đi cùng Nàng muốn giới thiệu đôi chút về Nàng nhưng ông ngăn lại. Không nên tìm hiểu cội nguồn một giấc mơ. Hơn thế, cái đời thực rất có thể làm tan vỡ cõi chiêm bao đẹp. Hãy để những gì trần tục phiền trược ở phía bên ngoài chiêm mộng, cho dù rồi ta cũng phải quay về với chốn đời thường. Ông thả trí tưởng của mình tìm kiếm thử con sông mang tên Nàng đang chảy về đâu. Ai đã nghĩ ra cái tên tuyệt vời như Vân Dương, Vĩ Dạ, An Cựu, Phước Tích, Tiên Nộn... để đặt cho làng?

Nàng nhìn ông bằng đôi mắt tinh nghịch, như muốn nói với ông rằng, ông chỉ là kẻ ngoại đạo trong Ngôi Đền Tình Ái, là lữ khách lạc loài trong Khu Vườn Tình Nhân. Nàng đã đúng.

- Ông không yêu ai thật sao?
- Vâng, từ rất lâu lắm rồi!
- Vậy ông yêu cái gì?
- Tôi yêu khát vọng vươn tới cái đẹp trong mỗi con người.
- Và ông tin văn chương và âm nhạc sẽ đánh thức được khát vọng ấy?
- Vâng, tôi luôn cảm thấy nỗi buồn, ước mơ lẫn cuộc sống của mình quá đổi nhỏ nhoi vô nghĩa khi nghe âm nhạc của các bậc thiên tài như Bét-tô-ven, Mô-da, Sô-panh... Tôi cũng đã rưng rưng nước mắt khi nghe nhạc sĩ Trần Tiến vừa đàn vừa hát: “Trời mưa quá em ơi, lời ca ướt mất rồi còn đâu... Trời mưa quá em ơi, mà sao em vẫn chờ vẫn đợi...”. Bài hát “Mặt trời bé con” của anh ấy.

- Ông theo chủ nghĩa khổ hạnh sao?
- Tôi không theo chủ nghĩa nào hết. Tôi chỉ chọn cho tôi một cách sống là, cố tránh xa những thứ có thể làm hư hỏng nhân phẩm của mình, cố tự bảo vệ bản thân để mai kia có dịp soi bóng xuống dòng sông quê nhà không cảm thấy xấu hổ. Cuộc đời con người quí giá và ngắn ngủi lắm, tôi dành nhiều thời gian để học làm người một cách thường xuyên là do vậy.

- Ông không tin sẽ có một người nào đó mang đến cho ông tình yêu cùng với sự giải cứu thơ mộng sao?
- Tôi không biết. Tôi vẫn yêu những giấc mơ, như đêm nay chẳng hạn.

Nàng còn quá trẻ quá đẹp, nên ông không thể nói với Nàng rằng: khi sự chiếm hữu xuất hiện, chính xác hơn là, khi lòng ham muốn chiếm hữu xuất hiện thì tình yêu sẽ ra đi.

Trong lúc ông ngồi trước bàn phím đánh chữ ghi lại câu chuyện này thì ông nhận được thiệp hồng báo hỷ của nàng. Ông cảm thấy một niềm hạnh phúc dâng lên xâm chiếm hồn phách mình. Ông ngồi lặng yên thật lâu để tận hưởng niềm hạnh phúc đã lãng quên từ lâu lắm. Vậy là giấc mơ sẽ không tan vỡ. Vậy là từ nay dòng sông Nàng sẽ ở mãi trong trái tim ông, cái dòng sông mà giờ đây ông đã biết tên vì được ghi bằng nét chữ bay bướm trên tấm thiệp hồng: dòng sông Thanh Thuỷ.

Vỹ Dạ tháng 12/2004

D.T.V
(199/09-05)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Có thể cô gái ấy đã trồi lên từ thủy cung do thủy triều xuống quá nhanh. Một nửa thân hình của cô từ dưới eo trở lên, hoàn toàn khỏa thân nhô ra khỏi mặt nước.

  • Mặt trời như còn ngái ngủ. Cùng với cánh cò trắng từ đâu bay về sáng nay, tôi bần thần chờ đợi một điều gì đó. Nó mong manh và đằm thắm theo về với cơn gió lạnh. Như mặt trời vẫn thập thò, như đường về mệt mỏi, như hàng cây đìu hiu. Vừa gần gũi tưởng có thể ôm giữ được mà cũng vừa cách xa vời vợi.

  • Hôm qua nghe đài, có một cái tên giống hệt người thân của mình đã mất tích trong chiến tranh. Rồi một tên khác, kế tiếp một tên khác với hòm thư toàn những chữ số. Hai anh em tôi nhìn nhau. Đã biết bao lần anh em tôi nhìn nhau như vậy. Từ khi con bé thiên thần kia còn chưa biết khóc vì buồn.

  • ITiệc có vẻ sắp tàn. Nàng đứng lặng lẽ gần cửa ra vào đưa mắt bao quát căn phòng rộng. Đèn chùm sáng trắng. Nhạc êm dịu trong phòng hôn lễ đã giúp nàng tự tin hơn khi bước chân vào có một mình với bộ đồ xoàng xĩnh đang mặc.

  • Bây giờ thì Hồng sắp được gặp chị. Người chị mà suốt những năm tháng đi xa, ở đâu Hồng vẫn luôn nghĩ tới. Cứ mỗi lần như thế, một tình cảm thân thương choán ngập tâm hồn Hồng.

  • - Mẹ nếm thử xem. Con cho thêm một tý đường nữa nhé.Tôi ngừng tay bên rồ rau sống xanh um cầm lấy thìa nước chấm nhấm nháp lắng nghe vị vừa chua vừa ngọt vừa bùi bùi tan ra trên đầu lưỡi: - Một thìa nhỏ nữa thôi con. Ngon rồi đấy.

  • Bác Hai đang ngồi trước mặt tôi, lặng im như pho tượng. Đôi mắt bác đăm đăm không chớp, nhìn về một cõi xa xăm mà tôi đoán chừng là ở nơi ấy chắc chắn có những kỷ niệm vui buồn về người em trai của bác, chính là cha tôi.

  • Cuối năm, Đài truyền hình liên tục thông báo gió mùa đông bắc tràn về, miền Tây Bắc nhiệt độ 00C, khu vực Hà Nội 70C...

  • Tôi tạm xa Hà Nội một tuần. Cũng chẳng biết là phải xa hay được xa nữa. Bố mẹ phái: - Cho con Hạ đi ăn giỗ!

  • Tặng anh Hữu Ngọc, anh Đoàn, Lành - Ngọc Anh. Tưởng nhớ chị TâmHảo không có giấy mời. Có thể những người bạn cũ của anh ở Huế cũng đã nghỉ hưu cả rồi, hoặc giả họ bận trăm công ngàn việc nên cũng chẳng nhớ anh ở đâu mà tìm... Song điều ấy không quan trọng.

  • Chiến tranh biên giới Tây Nam kết thúc, nhận tấm thẻ thương binh, tôi trở về quê nhà. Để bớt gánh nặng kinh tế cho gia đình, tôi dã dành tất cả số tiền chính sách nhận được mở một quầy sách báo. Khách hàng của tôi khá đông.

  • Ông Biểu đột ngột nằm xuống. Tưởng như mọi cái đâu vào đấy. Như linh cảm trước, cuối năm con hổ, ông Biểu đã sắm cỗ áo quan dạ hương thơm nức. Xe cộ cần bao nhiêu chẳng có. Mọi thứ nếu muốn, chỉ sau một tiếng “alô” là tha hồ.

  • - Mẹ nếm thử xem. Con cho thêm một tý đường nữa nhé.Tôi ngừng tay bên rổ rau sống xanh um cầm lấy thìa nước chấm nhấm nháp lắng nghe vị vừa chua vừa ngọt vừa bùi bùi tan ra trên đầu lưỡi: - Một thìa nhỏ nữa thôi con. Ngon rồi đấy.

  • Nó tỉnh dậy. Sương lành lạnh, thời tiết thật khắc nghiệt, ban ngày trời nắng như thiêu như đốt. Khẽ co ngón tay, một cảm giác đau buốt suốt từ đỉnh ngón chạy vào tim, xương sống như có luồng điện chạy qua. lạnh toát.

  • Chuyện kể rằng ở xóm Đồng có một gia đình hiếm con lắm, chữa mãi đến năm chồng 45 tuổi, vợ 40 tuổi mới có mang.

  • Khúc sông lặng lẽ như thói quen của nó vẫn lặng lẽ vào mùa thu nước kiệt. Bây giờ, dòng chảy chỉ còn là một dải nông lờ, xuống đến tận mép nước mới nghe được tiếng chảy róc rách như tiếng nói thầm.

  • “Ai cũng biết rằng tạo hóa sinh ra đất, nước, cây cỏ, chim muông, thú vật... và con người. Động vật có trước con người có sau. Như vạy họ là tiền bói của con người. Đã không thờ kính tiền bối, lại làm điều ác với họ, con người phải gánh chịu lấy hậu quả. Âu đó cũng là lẽ trời...!”

  • Chủ nhật, tôi đến thăm một người bạn quen nhưng không thân lắm ở bên kia Cầu Kho, phía Tây Bắc thành phố. Đã dăm bảy năm nay tôi không gặp anh, mặc dù đã biết anh chuyển về dạy ở Đại học Nông Lâm khá lâu.

  • Truyện ngụ ngôn của TRIỀU NGUYÊN

  • Truyện ngắn “Sóng ngoài khơi” đã tránh được gần như tất cả những trò “dỏm” của nhiều người cầm bút hôm nay: Viết về tình dục với cung cách ồn ào như thể đây là món tân kỳ về tư tưởng và nghệ thuật nhưng thật ra chỉ cho thấy thói a dua thời trang và sự thiếu hiểu biết về văn chương đương đại. Với một bút pháp tinh tế, thông minh, và kiềm chế, “Sóng ngoài khơi” đã thể hiện được bản lãnh văn chương của một tác giả trẻ khi đụng tới đề tài nằm ngoài kinh nghiệm bản thân như Khánh Phương. PHAN NHIÊN HẠO