Dòng sông Thanh Thuỷ

16:29 08/04/2009
DƯƠNG THÀNH VŨBuổi sớm maiSông thức dậyMột mìnhTrôi mải miết    (René Char)

Cứ mỗi lần cúi xuống soi bóng mình trên dòng sông quê nhà, ông lại thấy khuôn mặt trẻ thơ. Và, nghe nói Nàng mang tên một dòng sông; cái dòng sông của thời ước mơ lãng mạn và đẹp nhất đời người. Trong ông cũng có một dòng sông riên...g của mình. Ai lớn lên mà chẳng mang vào đời một dòng sông quê nhà, khúc sông tuổi thơ. Nếu có thêm một dòng sông nữa trong lòng thì ra răng hè?

Ông đã từng viết “Sóng xô bờ từ thiên thu thì phải/nhịp vỗ xanh cho mắt ai xanh/Ta, chàng trai đã già từ lâu lắm/lâu lắm rồi quên mất lối tình nhân/Em hãy cứ xanh, trời thương mến...” Thế nhưng đêm nay, một đêm vô định dẫn dắt bước chân ông lạc vào “lối tình nhân”. Trong không gian lan toả ánh đèn màu sáng nhẹ, tiếng hát liêu trai của Thái Thanh vây bủa. Và, trước mặt là dòng sông đứng lặng yên. Bên này là phố bên kia là phường, nơi trước kia được gọi là thôn Vỹ Dạ - Dòng sông là một chi lưu của sông Hương: sông Như Ý. Hình như có tiếng sóng vỗ nhẹ vào đêm.

Con người vẫn thường đặt cho những gì gần gũi thân yêu những cái tên mình thương mến, cái tên những ước vọng không thành, những hoài niệm lộng lẫy... Ông sẽ đặt cho đêm nay tên gì? Cái dòng sông bất ngờ hiện ra trong đêm nay là sông gì?

Người bạn đi cùng Nàng muốn giới thiệu đôi chút về Nàng nhưng ông ngăn lại. Không nên tìm hiểu cội nguồn một giấc mơ. Hơn thế, cái đời thực rất có thể làm tan vỡ cõi chiêm bao đẹp. Hãy để những gì trần tục phiền trược ở phía bên ngoài chiêm mộng, cho dù rồi ta cũng phải quay về với chốn đời thường. Ông thả trí tưởng của mình tìm kiếm thử con sông mang tên Nàng đang chảy về đâu. Ai đã nghĩ ra cái tên tuyệt vời như Vân Dương, Vĩ Dạ, An Cựu, Phước Tích, Tiên Nộn... để đặt cho làng?

Nàng nhìn ông bằng đôi mắt tinh nghịch, như muốn nói với ông rằng, ông chỉ là kẻ ngoại đạo trong Ngôi Đền Tình Ái, là lữ khách lạc loài trong Khu Vườn Tình Nhân. Nàng đã đúng.

- Ông không yêu ai thật sao?
- Vâng, từ rất lâu lắm rồi!
- Vậy ông yêu cái gì?
- Tôi yêu khát vọng vươn tới cái đẹp trong mỗi con người.
- Và ông tin văn chương và âm nhạc sẽ đánh thức được khát vọng ấy?
- Vâng, tôi luôn cảm thấy nỗi buồn, ước mơ lẫn cuộc sống của mình quá đổi nhỏ nhoi vô nghĩa khi nghe âm nhạc của các bậc thiên tài như Bét-tô-ven, Mô-da, Sô-panh... Tôi cũng đã rưng rưng nước mắt khi nghe nhạc sĩ Trần Tiến vừa đàn vừa hát: “Trời mưa quá em ơi, lời ca ướt mất rồi còn đâu... Trời mưa quá em ơi, mà sao em vẫn chờ vẫn đợi...”. Bài hát “Mặt trời bé con” của anh ấy.

- Ông theo chủ nghĩa khổ hạnh sao?
- Tôi không theo chủ nghĩa nào hết. Tôi chỉ chọn cho tôi một cách sống là, cố tránh xa những thứ có thể làm hư hỏng nhân phẩm của mình, cố tự bảo vệ bản thân để mai kia có dịp soi bóng xuống dòng sông quê nhà không cảm thấy xấu hổ. Cuộc đời con người quí giá và ngắn ngủi lắm, tôi dành nhiều thời gian để học làm người một cách thường xuyên là do vậy.

- Ông không tin sẽ có một người nào đó mang đến cho ông tình yêu cùng với sự giải cứu thơ mộng sao?
- Tôi không biết. Tôi vẫn yêu những giấc mơ, như đêm nay chẳng hạn.

Nàng còn quá trẻ quá đẹp, nên ông không thể nói với Nàng rằng: khi sự chiếm hữu xuất hiện, chính xác hơn là, khi lòng ham muốn chiếm hữu xuất hiện thì tình yêu sẽ ra đi.

Trong lúc ông ngồi trước bàn phím đánh chữ ghi lại câu chuyện này thì ông nhận được thiệp hồng báo hỷ của nàng. Ông cảm thấy một niềm hạnh phúc dâng lên xâm chiếm hồn phách mình. Ông ngồi lặng yên thật lâu để tận hưởng niềm hạnh phúc đã lãng quên từ lâu lắm. Vậy là giấc mơ sẽ không tan vỡ. Vậy là từ nay dòng sông Nàng sẽ ở mãi trong trái tim ông, cái dòng sông mà giờ đây ông đã biết tên vì được ghi bằng nét chữ bay bướm trên tấm thiệp hồng: dòng sông Thanh Thuỷ.

Vỹ Dạ tháng 12/2004

D.T.V
(199/09-05)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • QUỐC THÀNH Năm ấy lên cao nguyên thăm anh bạn, biết tôi lần đầu đến anh dẫn ra trung tâm xã coi cho biết, cũng là lúc dân đi rẫy về. Ngược chiều chúng tôi là một ông già, mắt nhìn xuống miệng cứ lẩm bẩm: "Muộn rồi, Muộn rồi". Tôi nghĩ ông vội đi đâu đó, chắc nóng lòng lắm.

  • ĐÀO DUY HIỆPNgày xưa có một chàng trai rất lịch sự. Anh thường có nhiều khách đến nhà chơi.

  • TRẦN THỊ TRƯỜNGCái tin đám ma ông S chỉ có chiếc quan tài rỗng dù dấu kín đến mấy cũng cứ lan đi. Mấy "nhà báo trẻ" cứ nhớn nha nhớn nhác muốn gặp thân nhân phỏng vấn, ghi hình nhưng nhìn thấy cái vẻ lãnh đạm của H. bác sĩ quân y, con trai ông, liền co cả lại.

  • NGUYỄN HỮU THÔNGChao ơi? Xin chào Thầy, lâu ngày ghê.Tôi lúng túng một hồi mới nhận ra cô Sen. Trước mắt tôi bây giờ là một thiếu phụ với nụ cười tươi, rạng rỡ, nhưng vẫn không làm phai đi trên khuôn mặt gầy những vết hằn khốn khó.

  • ĐOÀN LÊ               Tặng anh tôi Anh làm khoa học, tôi là diễn viên nhà hát. Riêng điều đó đã không hợp nhau. Nhưng tuổi trẻ không chịu nghĩ chín chắn, chúng tôi cứ yêu nhau bất chấp mọi giông bão ở cả hai phía gia đình.

  • NGUYỄN NGỌC LỢITối đó bản Phiệt có buổi liên hoan văn nghệ. Cơm chiều xong Tản đưa tôi vào đó chơi. Chúng tôi đang chuẩn bị đi thì một cô đang dẹp đám cuốc xẻng trong góc lán nói vọng ra. Anh Tản mà đưa anh ấy đi thì có mà... Anh ấy đẹp trai, gái bản theo hết, mất phần đấy... Tản cười, cho theo bớt chứ một mình tôi... mệt lắm.

  • LÊ NGUYÊN NGỮTrong bối cảnh rạt rào gió bấc và nắng trải vàng như mật bên ngoài báo hiệu Tết sắp vê, con ngựa cũng đứng dạng bốn chân như lắng nghe câu chuyện đầy hoài niệm mà Tư Gồng bắt đầu kể tôi nghe. Giản dị vì đây là câu chuyện về chính nó, Tư Gồng trước kia đã lần khân hẹn khất với tôi chờ đến Tết Con Ngựa. Mà lúc này thì đã là cuối tháng chạp rồi.

  • NGUYỄN QUANG LẬPChiều ba mươi tết, Quỳ đạp xích lô ra ga, tính đón khách chuyến tàu vét rồi gửi xích lô, bắt xe đò về quê. Vừa vào sân ga, tàu chưa về đã có khách gọi, may thế. Khách là một trung niên mặt rỗ, quần bò áo thun, kính đen gọng vàng.

  • ĐỖ KIM CUÔNG1... Cho đến lúc sực tỉnh, tôi mới nhận ra con đường ra cánh đồng tôm và những vườn dừa dưới chân núi Đồng Bò.

  • HỒNG NHU Xóm phố nằm trên một khu đất trước đây là một dẫy đồi nghe nói vốn là nơi mồ mả dày đặc, phần lớn là mồ vô chủ không biết từ bao đời nay; và cũng chẳng biết nơi nào có nơi nào không, bởi vì gần như tất cả mồ mả ở đó đều đã bị thời gian mưa gió bào mòn, chẳng còn nấm ngôi gì cả.

  • TRẦN HẠ THÁP1*Gã nằm xuống thoải mái. Cảm giác mát lạnh của ghế đá còn rịn hơi sương buổi sớm thu giúp gã chợp mắt ngay. Công viên thành phố không chỉ là bạn đời của những ai không nhà, các tên chích choác, kẻ sống ngoài vòng luật pháp... Đây cũng là nơi khá thân quen đối với người như gã. Ít ra đã hơn bốn tháng qua, từ khi gã rời một khách sạn năm sao trong thành phố.

  • THÁI KIM LAN"Làm sao biết từng nỗi đời riêngĐể yêu thương yêu cho nồng nàn”                              Trịnh Công Sơn

  • THÁI KIM LAN(tiếp theo)

  • NGUYỄN ĐẶNG MỪNGLGT: Cuộc sống cứ lao về phía trước, song những tâm hồn đa cảm thì lại hay ngoảnh nhìn về phía sau. Nước nhảy lên bờ là ánh nhìn về những ngày đã qua giữa một vùng quê bình yên của “đêm trước đổi mới”. Một bức tranh quê sống động, dung dị song ngổn ngang những cảnh đời, những cảnh tình mà chúng ta không được phép quên, bởi tư duy đổi mới của đất nước hãy còn tiếp diễn...

  • VĨNH NGUYÊNNgô - bạn tôi rủ tôi về làng Chẻ.Đến thành phố H.H., tôi mượn chiếc xe máy của một người quen. Tôi chở Ngô về làng An Hải Trung.

  • I. Nàng là nhân vật chính của vở kịch. Vở kịch đang diễn ra. Những chủ đề về tình yêu và hôn nhân, về ước mơ và sự thật, về hoài vọng và định mệnh, về sinh ly và tử biệt, v.v và v.v... đan chéo và quyện chặt vào nhau, tạo nên một trường nghĩa lơ mơ lan man đầy ảo dị mà qua đó, những nhân vật còn lại cứ tông tốc xoay xỏa quanh một nhân vật trung tâm đang chơi trò mê hoặc: nhân vật chính.

  • Đó là lần thứ mười Malio quay về góc phố ấy. Phố hẹp, những căn nhà mặt tiền nhấp nhô, khách sạn lấp lánh đèn chen cửa hàng tơ lụa, phòng tranh sơn mài phương Đông sát với những quán cà phê nho nhỏ bài trí kiểu Tây phương...

  • Năm 1966 thầy Phan Linh dạy Toán lớp 7A tại trường cấp II xã Phúc Giang. Đó là năm chiến tranh phá hoại rất ác liệt. Máy bay Mỹ cứ nhằm những tụ điểm đông người thả bom. Học sinh đến trường phải đội mũ rơm. Để tránh bom đạn trường Phúc Giang phải sơ tán về các làng, các xóm học tạm. Lớp 7A của Phan Linh sơ tán về làng Mai.

  • Gió từ đại dương lồng lộng thổi qua cửa sông, qua bãi cát trắng xoá rồi vỗ đập vào những tàu lá dài ngoằng của loài dừa nước, oà vỡ những thanh âm xạc xào.

  • Đúng sáu năm tôi không trở lại thành phố ấy dẫu rằng trong lòng tôi luôn luôn có một nỗi ham muốn trở lại, dù trong sáu năm tôi giấu kín trong lòng mình điều đó, chôn thật sâu trong suy nghĩ của mình, chẳng hề nói ra.