Kết nối
Mùa xuân đã đến rồi. Anh gọi đó là mùa kết nối. Trái đất như đứa trẻ biết làm thơ Rilke bảo vậy. Lá hoa dang tay mời chào đon đả. Ta ngước mắt nhìn lên trời cao xanh biếc, mây trắng lững lờ, thấy mình chìm trong một vùng bát ngát. Nhịp sống đời đi nhanh quá nhanh, ta không có nhiều thời gian để kịp nhìn lại. Một ngày, một tuần và thoáng chốc là hết một năm. Ta cắm cúi mặt trên đường đời, kiệt sức tàn hơi sống qua những ngày khổ sở, nhiều khi chỉ như một thói quen của cái máy đã được lập trình, chẳng bao giờ có thể tự vấn tại sao và như thế nào cả. Nhìn xung quanh ta chỉ thấy toàn những sự vỡ nát của những giá trị, sự lạnh lùng của lòng người, vô tình của năm tháng chảy trôi. Nó khiến ta khép chặt lòng mình lại, hững hờ với chính bản thân. Nhưng mùa xuân luôn đến, hoa vẫn nở dù biết tàn phai. Ta chỉ cần nhìn lại để thấy mình vẫn còn trong sự kết nối vĩnh hằng thảng hoặc đã quên đi. Thơ ca và ngôn ngữ từ xưa luôn lắng nghe chuyển động của thiên nhiên, những bước đi nhịp điệu của mùa màng để có thể chỉ ta biết cách sống hài hòa với toàn thể. “Mồng một lưỡi trai, mồng hai lá lúa, mồng ba câu liêm, mồng bốn lưỡi liềm, mồng năm liềm giật, mồng sáu thật trăng”. Bây giờ lần cuối cùng ta nhìn thấy vầng trăng là khi nào chứ đừng nói ngắm trăng kiểu thưởng nguyệt làm thơ vịnh cảnh. Ta tự cô lập mình với dòng chảy thiên nhiên, tự ngã bệnh trong chính tâm hồn vừa khô cằn vừa mục rữa. Bao giờ cho đến ngày xưa? Câu hỏi đó ta cần phải tự vấn tự trả lời. Sống ngày hiện đại nhưng không được quên dòng chảy của sự kết nối, của sự vô tận kiếp đời lịch sử, của những nỗi niềm bát ngát nhân sinh. Đó không còn là sứ mệnh nhắc nhở của chính thơ ca nghệ thuật mà đã trở thành vấn đề cá nhân. Sống không chỉ có cúi mặt sinh nhai mà còn phải ngẩng đầu nhìn trời tiêu sái. Cái cô đơn hữu hạn của con người cá nhân sẽ tiêu biến vào sự kết nối bao la của toàn thể. Đó cũng là cách chúng ta chữa lành chính mình, tha thứ cho nhau dưới vòm trời lửa cháy dục vọng với binh đao. Anh biết ơn mùa xuân nhắc nhở mình trẻ lại, dừng lại mà suy ngẫm, kết nối bền chặt hơn với gốc rễ văn minh nông nghiệp hàng ngàn năm của tiên tổ loài người. Con người sống trong thời gian, trong nhịp điệu, trong sự tuần hoàn không ngừng nghỉ của vũ trụ, mỗi lần một tươi mới, một thanh tẩy để tinh khôi. Như thế khi xong phận sự kiếp đời của mình, để tái tạo sự sống mới, để khai sinh một vòng tuần hoàn mới, ta có thể mỉm cười cảm ơn rồi thản nhiên chìm vào tịch mịch.
Phương trời cao rộng
Trên ban công căn hộ tầng mười sáu của một chung cư cao cấp giữa lòng thành phố có một khu vườn nhỏ. Chủ nhà ra sức chăm chút cho mảnh vườn con đó luôn có hoa nở và lá xanh. Đó là không gian mà ông dành buổi sáng để uống trà, buổi chiều để đọc sách suy ngẫm và dành buổi tối để nhâm nhi một ly whisky. Đã nhiều năm rồi ông chọn lối sống thanh nhàn ẩn dật. Kể từ khi ông phát hiện mình sẽ chẳng bao giờ vui vẻ nếu suốt ngày chỉ biết mải miết đổ đầy những ham muốn lợi danh, những vinh nhục quyền lực vào thân xác ngày mỗi hư hao. Cái guồng quay đó sẽ không bao giờ ngừng nghỉ, sẽ không bao giờ biết thương xót một ai khi bị bỏ lại hay văng ra khỏi cuộc chơi. Ông chợt thấy thương mình quá sức. Với một đời sống thanh đạm, gần như chỉ hít thở khí trời, ông đã có thể sống một cuộc đời ung dung thanh thản. Đầu tiên, ông phải tập quen dần với sự lặng lẽ trong khi ngoại giới chào mời xôn xao. Sau nữa ông phải tập xem mình chỉ là một lão già bình thường, tập sống mỗi ngày bình yên. Chuyện đơn giản như thế mà không hề dễ dàng. Sau bao nhiêu năm cố gắng, làm sao có thể ngay lập tức dứt bỏ được những khát vọng và ham muốn tỏ mặt với đời cơ chứ? Nhưng đâu có ai sống mãi trên đời nên cần phải trân trọng chính mình những tháng năm còn lại. Và khi ông gần như dứt bỏ hoàn toàn lo lắng cho những ham mê thân xác và nhục vinh thói đời, tâm tư của ông bắt đầu nhẹ nhàng và mở rộng dần ra, phơi phới như cánh diều no gió. Phóng mắt ra tầm xa, ngẩng đầu nhìn trời cao, cúi xuống nhấp một ngụm trà sảng khoái. Cõi giới tinh thần ông đã trở nên phong nhiêu mỗi ngày để suy niệm và chiêm nghiệm những lời dạy của tiền nhân. Càng chăm lo cho đời sống vụn vặt và ham muốn của thân xác, cõi giới tinh thần càng thu hẹp. Càng biết tiết chế và tu dưỡng, đời sống tinh thần sẽ càng trở nên bát ngát sông hồ. Đời sống không đạm bạc thì chí khí không vươn được xa. Quả thật là như thế. Khi còn trẻ tuổi hàn vi sở dĩ con người khát khao mộng tưởng là vì trong tay chưa có một chút công danh hay quyền hành gì, chỉ thuần túy là một niềm khát vọng tinh ròng. Theo thời gian, dần dà những thứ ta có trong tay đã níu chính bản thân mình xuống, làm cho chí khí u mê, khát vọng trở nên mờ tối. Rất nhiều kẻ vì không phản tỉnh mà chỉ có thể đi xuống mãi trong cõi tinh thần. Điều đó dẫn lối đến nhiều bi thảm, thân xác không bị lưu đày trong tù ngục thì tinh thần cũng cứ mãi khắc khoải bất an. Nhưng con người vẫn luôn có cơ hội trở lại đường ngay nẻo chính. Một lần nữa, vào tuổi trung niên, ông buông bỏ tất cả những vật ngoại thân để trở về với tâm tư mình như những ngày trẻ tuổi. Nhưng lần này không phải là khát vọng chinh phục ngoại giới mà quay lại hành hương vào chính tâm mình, nỗ lực tu dưỡng tâm hồn mình như một chiến binh. Cuộc chiến âm thầm này sẽ mang lại cho ông niềm vinh quang lớn nhất của kẻ đã nhiếp phục được con thú thuở hồng hoang.
Cảnh tượng
Anh xách xe chạy vòng quanh thành phố. Đường lộ đông đúc, quán xá nhộn nhịp nhưng anh luôn cảm thấy thiếu vắng hơi người. Xe cộ chen sát nhau nhưng mặt mũi ai nấy đều căng cứng, phăm phăm băng về phía trước thật nhanh, không nhìn lấy một chút gì xung quanh mình cả như sợ lãng phí sức lực và thời gian. Những cô gái phục vụ trong quán ăn và tiệm cà phê lạnh lùng tính tiền và nhấn chuông gửi đồ ăn thức uống. Không có lấy một nụ cười dễ mến nào của ngày xưa. Có lẽ anh đã già thật rồi. Cái lưng nhức mỏi của anh nhắc nhở anh phải dừng chân nghỉ mệt. Anh ghé một tiệm cà phê quen tuy mới mở chưa lâu, cao vút ba tầng lầu, cố gắng bước lên tầng ba cho vắng vẻ. Thường thì giới trẻ hay ngồi tầng trệt và tầng một, hai vì có máy lạnh. Tầng ba thì nóng nực nhưng có không gian mở ngắm mây trời. Ngồi vào chiếc bàn quen thuộc, chiêu một ngụm cà phê, anh nhìn xuống sân trường học sát cạnh bên. Đã gần hết một mùa hè nhưng cây phượng giữa sân trường vẫn còn sót lại một hai cành hoa đỏ thắm. Chiếc ghế đá giữa sân trường vắng vẻ trông thật hiu quạnh. Anh nhìn thấy hình bóng của mình mấy mươi năm trước ngồi đó chờ đến giờ giảng dạy. Mới đó mà đã thật xa xăm như một kiếp đời nào. Những đám mây trắng lờ lững trôi như ngày xưa. Anh vẫn rầu buồn lẻ loi như cũ mà thêm phần già nua. Bây giờ nhìn lại, những giấc mơ tuổi trẻ khiến anh mỉm cười, những ngộ nhận và niềm đau xưa cũ cũng dần nhạt phai. Bạn bè ngày đó tứ tán khắp phương trời, chưa một lần gặp lại, ai cũng có cuộc sống riêng của mình. Cuộc đời cuối cùng là như vậy. Chỉ một mình ta mang ta và theo ta đi qua trường mộng dài dằng dặc. Cuộc sống không ngừng tiếp diễn, con sóng thời gian đẩy đưa khiến lớp người như anh dần xa khỏi chốn náo nhiệt, trở thành những người cũ để cho những lớp người mới thay thế dựng xây. Anh hiểu rõ điều đó khi nhìn xung quanh mình và khi đi đến bệnh viện. Ngày đó, khi anh chạy ra đường thấy mình còn thanh niên biết bao, giờ nhìn lại xung quanh, có khi mình là người già nhất trong dòng người chờ đèn đỏ. Ngay cả ở bệnh viện, anh cũng thuộc lớp già khi thấy rất nhiều bạn trẻ đến khám bệnh, chủ yếu là viêm dạ dày và đau cột sống. Âu cũng là căn bệnh của thời đại mới. Anh biết vậy nên mỉm cười bao dung và tha thứ cho mình vì tật hay quên, vì lẩm cẩm va chân, vấp tay vào chỗ này chỗ khác, đôi khi trằn trọc khó ngủ suy tư. Con đường nhân sinh này ai mà chẳng phải trải qua kia chứ? Còn bình an mà sống là may mắn lắm rồi. Anh đứng dậy ngắm mây trời thêm chút nữa rồi xuống cầu thang lấy xe chạy về nhà. Đám trẻ trong quán mải mê bấm điện thoại hay chăm chú vào màn hình máy tính với vẻ nghiêm trang đạo mạo, các cô gái phục vụ mặt vẫn lạnh lùng như những con rô bốt. Anh lấy xe chạy về, mỉm cười tự nhủ thôi xem như thế hệ già nua như mình còn lại là để giữ chút tính người cho thành phố.
H.L
(TCSH56SDB/03-2025)
Tôi đã lả đi rồi, sốt ruột từ đêm qua, và ở trạng thái mất nước bắt đầu từ sáng nay.
Kiến trúc sư Đan Thanh đến thành phố N. vào cuối thu. Một mình dạo bờ biển. Sóng và mây cuối chân trời mù mịt màu khói hương. Mấy năm nay, anh hay nhìn thấy màu sương khói ấy của ký ức.
Năm Đại Lịch thứ hai nhà Đường (767), hai cha con An Nam Đô hộ sứ Trương Thuận, Trương Bá Nghi vâng mệnh đắp La Thành.
Vào những năm cuối đời, vua Gia Long chỉ dụ Bộ Hộ điều tra tài nguyên thảo mộc của nước nhà. Song phải đến những năm đầu triều Minh Mệnh việc lớn này mới tạm xong phần kiểm đếm.
NGUYỄN THỊ THÁI
Bà Bên xuất viện. Già làng rất vui, mặt mày phơi phới nói cười vui vẻ, phân công ai làm việc gì cũng kết thúc bằng câu: - Bà Bên về rồi! Vì già đã đăng ký bà Bên. Ngày giờ cận kề tới nơi rồi.
TÔ VĨNH HÀ
Truyện ngắn dự thi 1993
Khải ôm cái túi vải trên tay, bước ra khỏi cổng trại giam. Khải ngước mặt nhìn lên trời, khoảng trời bao la, trong xanh với những tia nắng đầu ngày tỏa dịu ấm áp.
KHUÊ VIỆT TRƯỜNG
Truyện ngắn dự thi 1993
NGUYỄN ĐỨC SĨ TIẾN
Truyện ngắn dự thi 1993
HOÀNG THÁI SƠN
Truyện ngắn dự thi 1993
LÊ NGUYÊN NGỮ
Truyện ngắn dự thi 1993
Jack quỳ xuống trước mặt tôi và thằng con, chảy nước mắt. Mái tóc nâu xỉn tuổi tác của anh ta nhàu rối vào ngực áo thằng Chiến, con tôi.
NGUYỄN SƠN HÀ
Truyện ngắn dự thi 1993
THÁI ĐÀO
Truyện ngắn dự thi 1993
Họ đã ra đi rồi...
Tôi một mình lang thang trở về bãi Chợ.
HÀO VŨ
Truyện ngắn dự thi 1993
Bệnh án của ông không có gì đặc biệt. Họ và tên: Trần văn Sáu. Tên thường gọi: Sáu Lục. Tuổi: 53. Chức vụ: Giám đốc công ty trồng tràm. Chẩn đoán: Nhức đầu do cao huyết áp.
VĨNH QUYỀN
Rien Ne Pese Tant Que Un Secret
Không Gì Trĩu Nặng Hơn Một Điều Thầm Kín
HỒ NGỌC ÁNH
Truyện ngắn dự thi 1993
TỪ NGUYÊN TĨNH
Truyện ngắn dự thi 1993
PHẠM THỊ HOÀI
Truyện ngắn dự thi 1993
BÙI THỊ LAN XUÂN PHƯỢNG
Truyện ngắn dự thi 1993
TRẦN BĂNG KHUÊ