Một sử gia người Na Uy trong nhiều năm ròng đã nghiên cứu về lịch sử Việt Nam với nhiều tình cảm đặc biệt. Mới đây, ông đã cho đăng tải bộ sưu tập gồm 122 số báo Việt Nam Độc Lập do Mặt trận Việt Minh xuất bản từ năm 1941-1945.
Chân dung sử gia người Na Uy Stein Tonnesson
Tiến sỹ Stein Tonnesson (2/12/1953) là nhà sử học và là nhà nghiên cứu ḥòa bình người Na Uy. Năm 1991, ông đã làm luận văn tiến sỹ về lịch sử quốc tế của cuộc cách mạng Việt Nam 1945 và được bảo vệ tại trường Đại học Oslo.
Kể từ năm 2001 ông là Giám đốc Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế tại Oslo (International Peace Research Institute, Oslo) và vẫn tiếp tục thực hiện những nghiên cứu về Việt Nam với một tình yêu đặc biệt. Mới đây trên trang web chính thức của mình, ông đã cho đăng tải 122 số báo của tờ Việt Nam Độc Lập, tờ báo do chính Bác Hồ sáng lập để giới thiệu tới bạn bè quốc tế, những người quan tâm đến lịch sử đấu tranh của dân tộc Việt Nam.
![]() |
Báo Việt Nam Độc Lập xuất bản từ năm 1941-1945. |
Ngày 1/8/1941, tờ báo Việt Nam Độc Lập với danh nghĩa ban đầu thuộc tổ chức Việt Minh tỉnh Cao Bằng đã được đánh số xuất bản 101 ra mắt bạn đọc. Sau đó tờ báo đã trở thành cơ quan tuyên truyền, cổ động, đấu tranh của liên minh 4 tỉnh miền Bắc nước ta gồm Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn. Là người trực tiếp chỉ đạo, để ra được báo Việt Nam Độc Lập năm 1941, ở Pắc Bó, Bác Hồ lại tự mình viết tin, bài, tổ chức trình bày, tạo công cụ in ấn rồi phát hành, cổ động quần chúng đọc báo cũng như vận động bạn đọc quyên góp tài chính ủng hộ báo.
Dù trong hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn, với phương pháp in bằng đá công phu và vất vả Bác cùng các đồng chí cách mạng khác vẫn cố gắng đảm bảo mỗi tháng ra ba kì, mỗi kì hai trang báo. Sau ngày Bác Hồ rời Cao Bằng đi Trung Quốc, Báo Việt Nam Độc Lập được giao cho đồng chí Phạm Văn Đồng phụ trách, tiếp tục xuất bản cho tới ngày Cách mạng tháng Tám thành công với 141 kỳ.
![]() |
![]() |
Bản chụp số báo đầu tiên của tờ Việt Nam độc lập đăng tải trên trang web của tiến sỹ Stein Tonnesson |
![]() |
Số báo đầu xuân 1945 với việc thông báo thành lập đội tuyên truyền của Việt Nam Giải Phóng Quân. |
![]() |
Số báo đầu xuân 1945 với việc thông báo thành lập đội tuyên truyền của Việt Nam Giải Phóng Quân. |
Trên trang thông tin của mình, tiến sỹ Stein Tonnesson đã cho đăng tải bản chụp của tờ báo từ số 101 ngày 1/8/1941 cho tới số 235 ngày 15/9/1945 kèm theo cả bản dịch tiếng Anh. Hiện các bản gốc của báo Việt Nam Độc Lập đang được lưu trữ và cất giữ tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam.
Nguồn Dân Trí
Được mệnh danh là nhà thờ lớn và đẹp nhất vùng Đông Bắc Việt Nam, nhà thờ Trà Cổ (TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) đã bị phá bỏ ngày 9/3/2017 để xây mới.
Thời gian qua, vấn đề dạy chữ Hán (tức mảng từ Việt Hán) trong nhà trường được báo chí đề cập nhiều lần và dư luận quan tâm.
Khi nhắc đến tranh chép hay công việc chép tranh, nhiều ý kiến khắt khe cho rằng, chính những bức tranh chép đã làm lũng đoạn thị trường hội họa và ảnh hưởng xấu đến nền mỹ thuật nước nhà.
Nhờ facebook, tôi mới biết ngày hôm qua là Ngày Hạnh phúc. Chợt bần thần nhớ lại những kỷ niệm về hạnh phúc, vào cái thời ở ta chưa có ngày nào được gọi là Ngày Hạnh phúc...
Chúng ta không im lặng, chúng ta phải lên tiếng trước những điều tồi tệ, vô nhân đạo, nhất là khi chúng liên quan đến những đứa trẻ ngây thơ chưa đủ nhận thức để tự bảo vệ mình. Nhưng...
Mạng xã hội đang ngày càng phổ biến trong đời sống và không chỉ là kênh kết nối chia sẻ, giao lưu giữa các cá nhân. Trên thực tế, mạng xã hội đang có những tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Sức hút của “lễ hội hoa hồng” đang diễn ra ở Hà Nội có lẽ không ảnh hưởng đến những người làm văn nghệ. Họ đang quan tâm tới những thông tin xung quanh việc xét giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Hình như chưa đợt xét giải thưởng nào lại náo động như lần này.
Đó là những trăn trở của Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong tại buổi làm việc với Sở Văn hóa Thể thao, Sở Du lịch cùng giám đốc các bảo tàng trên địa bàn TP hôm 2.3.
Nhiều bức tường xám xịt, loang lổ nắng mưa trên các con hẻm, con đường Sài Gòn đang được các “họa sĩ đường phố” khoác lên những sắc màu mới.
Trong dịp tết vừa qua, tại TPHCM, sàn diễn cải lương khá heo hút. Ngoại trừ chương trình nghệ thuật Ba thế hệ về lại cội nguồn do NSƯT Kim Tử Long đứng ra thực hiện, có bán vé tại rạp Công Nhân vào ngày 6-2, cùng với vài buổi diễn của các nghệ sĩ Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang ở cơ sở thì không còn nơi nào tổ chức.
Nhiều tác giả cám cảnh người đọc đìu hiu ở các khu trưng bày tác phẩm trong Ngày thơ Việt Nam lần thứ 15 tại TP HCM.
GS Đỗ Quang Hưng, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Tôn giáo - UBTƯMTTQ Việt Nam và TS Trần Hữu Sơn - Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đều cho rằng: "Lễ hội không có tội mà một bộ phận con người đã lợi dụng và làm hỏng nó đến mức này như một căn bệnh trầm kha khó chữa đã 15 năm nay".
Nhiều người trẻ cả tin, mê tín “cúng” tiền cho thầy bói để rồi lo âu, thấp thỏm...
VĨNH AN
Trong bài viết trên báo Nhân dân số 2082, ngày 28/11/1959, ký tên Trần Lực, Bác Hồ đã phát động “Tết trồng cây”: “Chúng tôi đề nghị tổ chức một ngày “Tết trồng cây”. Việc này ít tốn kém mà lợi ích rất nhiều”.
Văn Miếu - Quốc Tử Giám những ngày này gây sốt bởi di tích rêu phong được thay bằng màu xám trắng mới tinh. Mặc lời trấn an của những người có trách nhiệm, công chúng vẫn có quyền đặt câu hỏi.
“Tại sao trong lựa chọn giữa bảo tồn và phát triển đô thị thì phần thua thiệt thường rơi về phía bảo tồn?”, TS khảo cổ học Nguyễn Thị Hậu đặt câu hỏi trong Hội thảo quốc tế Việt Nam học ngày 15 - 16.12 tại Hà Nội.
Thiết chế văn hóa đang hàng ngày, hàng giờ đồng hành với đời sống nhân dân và là một phần không thể thiếu của xã hội. Có thể kể đến một số thiết chế văn hóa phổ biến ở đô thị nước ta như bảo tàng, thư viện, nhà hát, rạp chiếu phim…
Sự biến mất của Hanoi Cinémathèque, một địa chỉ xem phim nghệ thuật đã có lịch sử gần 15 năm giữa lòng thành phố, đặt ra câu hỏi về sự thân thiện và nhạy cảm với văn hóa của các chính sách phát triển đô thị.
Xin đổi kiếp này được viết bởi một "nhà văn" còn ngồi trên ghế trường trung học, ở tuổi 14 còn bao mơ mộng, mấy ai vướng bận chuyện nhân tình thế thái.