AKUTAHAVA RIUNÔXKÊ (Nhật Bản)
Hôm ấy một mình Đức Phật đi dạo ven bờ đầm trên Niết bàn.
Cả đầm toàn là sen trắng trong như ngọc, và nhị sen vàng tỏa ra xung quanh một mùi thơm ngọt, ngạt ngào.
Nhà văn Akutagava Rjúnoszuke - Ảnh: internet
Lúc đó là buổi sáng trên Niết bàn.
Đức Phật dừng lại đăm chiêu suy nghĩ và bỗng nhiên người nhìn thấy qua ô cửa sổ nước lấp lánh giữa các tầu lá sen to bản tất cả những gì diễn ra phía dưới ở tận đáy đầm sen.
Chiếc đầm trên Niết bàn sâu hút mãi cho tới tận Âm phủ.
Qua lớp nước trong suốt như pha lê thì ngọn núi Kim và dòng sông Xanđdu thấy rõ mồn một y như nhìn qua con mắt ống nhòm vậy.
Ở tận dưới đáy Âm phủ hằng hà sa số phạm nhân chen chúc nhau. Và rồi Đức Phật đã đưa mắt nhìn và dừng lại ở một phạm nhân tên là Kanđata.
Kanđata này là một tên cướp hung bạo. Hắn đã phạm rất nhiều tội ác : giết người, cướp của, đốt nhà nhưng dù sao tính sổ thì hắn cũng còn có được một việc thiện.
Có lần đi qua rừng hắn nhìn thấy ở ven con đường mòn một con nhện nhỏ tí xíu. - Kanđata đã đưa chân ra định dẫm nát nó nhưng rồi hắn tự nhủ: "Không, cho dù nó bé thật, song nói gì thì nói chứ nó vẫn là một sinh vật. Giết chết nó một cách vô ích thì thật đáng tiếc".
Và hắn đã tha chết cho con nhện đó.
Ngắm nhìn cảnh tượng dưới Âm phủ, Đức Phật nhớ ra rằng tên cướp Kanđata có lần đã giành sự sống cho một con nhện và người muốn, nếu có thể thì sẽ cứu tên phạm nhân này ra khỏi địa ngục để đền bù cho dù chỉ là một việc thiện đó. May thay đúng lúc đó một chú nhện trời sa xuống trước mặt Đức Phật. Nhện nhả ra một sợi tơ bạc tuyệt đẹp rủ xuống đất như một sợi ngọc thạch chạm vào lá sen.
Đức Phật cẩn thận lấy tay cầm sợi tơ cực mảnh đó rồi thả nó xuống khoảng nước giữa các cây sen trắng như ngọc. Sợi tơ nhện bắt đầu buông thẳng xuống mãi cho đến tận đáy sâu Âm phủ.
2
Ở đó, dưới đáy địa ngục Kanđata cùng với các phạm nhân khác đang phải chịu nỗi đau đớn kinh khủng tại Hồ Máu, lúc thì dềnh lên trên, lúc thì chùn sâu xuống.
Nhìn vào đâu thì cũng chỉ thấy độc bóng tối mịt mùng. Chỉ một đôi lúc mới thấy thấp thoáng mờ nhạt một cái gì đó trong bóng đêm. Đó chính là những chiếc kim nhọn hoắt lấp lánh trên núi Kim khủng khiếp. Chẳng có lời nào có thể miêu tả nổi sợ kinh hãi rùng rợn của cảnh tượng ấy. Xung quanh tĩnh mịch như trong một nấm mồ. Chỉ đôi lúc nghe thấy tiếng thở dài não nuột của phạm nhân.
Những linh hồn tội lỗi bị quật ngã sau bao nhiêu nhục hình ở tận đáy sâu thẳm nhất của Âm phủ không còn đủ sức để khóc than rên rĩ nữa.
Đó là vì đến ngay một tên cướp khét tiếng như Kanđata, như sặc lên, trong Hồ Máu cũng chỉ còn co rúm lại như con ếch lúc hấp hối mà thôi. Song đột nhiên Kanđata ngửng đầu lên và nhìn vào bóng đêm treo lơ lửng trên Hồ Máu. Từ cái bóng đêm hoang vu ấy từ tít trên bầu trời xa thăm thẳm một sợi tơ nhện ánh bạc, lấp lánh như một tia sáng cực mạnh đang buông xuống chính chỗ hắn ta mà dường như tất cả các phạm nhân khác không nhìn thấy.
![]() |
Minh họa: BỬU CHỈ |
Kanđata nắm chặt lòng bàn tay vì sung sướng. Cần phải nắm lấy sợi tơ nhện này vào leo lên nó, lên mỗi lúc một cao hơn. Khi ấy, chắc hẳn là sẽ vượt ra khỏi được Âm phủ.
Và biết đâu được nếu gặp may sẽ lên tới Niết bàn, người ta sẽ không tống mi lên đỉnh núi Kim, không quăng mi xuống Hồ Máu một lần nữa.
Thấy khoan khoái hẳn vì niềm hy vọng ấy, hắn bám cả hai tay rất chắc vào sợi tơ nhện và bằng cả sức mình leo lên trên.
Đối với hắn, một tên cướp giàu kinh nghiệm, thì đó là một việc rất quen thuộc.
Song từ Âm phủ lên tới nơi trú ngự ở cõi Niết bàn phải xa tới hàng vạn dặm. Cho dù hắn có cố đến thế nào thì lên được đến đỉnh núi cũng không phải dễ dàng. Leo mãi, leo mãi, nhưng cuối cùng Kanđata, một lực sĩ như vậy cũng thấy thấm mệt. Hắn không thể nào trèo một mạch không nghỉ lên tận bầu trời.
Không thể nào làm khác được hắn phải nghỉ. Thế là hắn dừng lại ở nửa đường, vẫn bám lấy sợi tơ nhện, và bỗng nhiên hắn nhìn xuống dưới, xuống cái khoảng trống sâu thẳm.
Không phải ngẫu nhiên mà Kanđata kiên trì leo lên trên theo sợi tơ nhện mảnh này. Cái Hồ Máu nơi mà vừa mới đây hắn phải chịu những nỗi đau đớn hãi hùng như đang chìm trong bóng tối mịt mùng. Còn đỉnh ngọn núi Kim khủng khiếp lấp lánh mờ mờ ảo ảo trong bóng đêm của đáy địa ngục như đã ở phía dưới chân hắn rồi. Nếu như hắn vẫn tiếp tục leo khéo léo như vậy thì có lẽ chắc chắn là hắn sẽ thoát khỏi cực hình ở Âm phủ.
Bám chắc lấy sợi tơ nhện, Kanđata lần đầu tiên sau nhiều năm lại tìm thấy được giọng nói của con người và hắn vừa cười to vừa hét lên.
- Ta thoát nạn rồi! Thoát nạn rồi!
Và bỗng nhiên hắn nhận thấy cả những phạm nhân khác không sao đếm xuể đã bám đầy vào sợi tơ nhện như đàn kiến leo theo sau hắn ngày một lên cao hơn.
Trước cảnh tượng đó, vì sợ hãi, vì sửng sốt, một lúc lâu Kanđata chỉ còn biết đảo mắt nhìn và há hốc miệng ra như một thằng ngốc.
Một sợi tơ nhện mảnh thế này khó khăn lắm mới chịu nổi một mình hắn thế thì làm sao nó có thể đủ sức chịu đựng số người nhiều đến thế này!
Ví như sợi tơ nhện đứt thì chính hắn ta - hắn nghĩ - đã lên cao đến chừng này rồi sẽ ngã lộn nhào xuống địa ngục. Thế là phải vĩnh biệt niềm hy vọng được thoát nạn!
Trong lúc hắn tự nhủ thế thì những phạm nhân, cả một đàn một lũ đã leo lên khỏi đáy đen tăm tối của Hồ Máu. Hàng trăm, hàng nghìn phạm nhân giăng ra như một giây chuyền dài đang vội vã leo lên theo sợi tơ nhện lấp lánh như một tia sáng mảnh - Cần phải làm một điều gì đó thật mau, nếu không thì chắc hẳn sợi tơ nhện sẽ đứt và hắn sẽ ngã lộn nhào xuống âm phủ.
Và Kanđata gào lên thật to:
- Này, lũ phạm nhân các người! Đây là sợi tơ nhện của ta. Ai cho phép các người leo lên thế? Hãy tụt cả xuống…! Tụt cả xuống dưới mau lên!
Nhưng điều gì đã xảy ra trong khoảnh khắc ấy!
Sợi tơ nhện cho đến trước lúc đó vẫn nguyên vẹn không sây sát gì bỗng nó đánh tách một tiếng và đứt phựt ở đúng chỗ mà Kanđata bám vào.
Hắn không kịp kêu lên một tiếng "ối" thì hắn đã ngã lộn nhào như con quay quay tít trong gió và ngày một xuống thấp hơn, thấp hơn cho mãi tới đáy sâu thăm thẳm tối mịt mùng của Âm phủ.
Và chỉ còn mỗi một đoạn tơ nhện ngắn ngủi vẫn treo lơ lửng và lấp lánh sáng như một tia sáng yếu ớt trong bầu trời không trăng sao dưới Âm phủ.
3
Đứng trên bờ đầm sen Đức Phật nhìn thấy mọi chuyện xẩy ra từ đầu đến cuối. Và khi Kanđata giống như một hòn đất bị quăng xuống chìm nghỉm tận đáy Hồ Máu, Đức Phật với vẻ mặt buồn bã tiếp tục cuộc đi dạo của mình.
Trái tim của Kanđata không có lòng trắc ẩn, hắn chỉ nghĩ làm sao một mình hắn thoát khỏi âm phủ, và vì điều đó mà hắn bị trừng phạt thích đáng: lại một lần nữa bị nhận chìm xuống đáy ngục. Trước mặt Đức Phật cảnh tượng đó mới nhục nhã và đáng thương làm sao!
Song sen trong đầm sen trên Niết bàn vẫn thơ ơ hờ hững.
Những đài hoa lấp lánh như ngọc vẫn bình thản rung rinh bên chân Đức Phật. Và mỗi bước chân người đi thì những nhị sen vàng lại tỏa ra xung quanh cái mùi thơm ngạt ngào.
Lúc đó ở Niết bàn đã sắp đến giữa trưa.
BÙI HÒA
(dịch theo bản tiếng Nga)
SH21/10-86)
O.HENRY
Rất lâu trước khi bụng dạ lờ đờ của anh nhà quê cảm nhận được hơi xuân thì tay thị dân ấy đã biết rằng bà chúa xanh màu cỏ ấy đã lên ngôi.
LTS: Trong 24 bài trong tập Cỏ dại của nhà văn Lỗ Tấn do GS. Trần Đình Sử dịch, Sông Hương số tháng 10 năm 2011 đã giới thiệu đến bạn đọc 3 bài “Sau khi chết”, “Sự giã từ của cái bóng” và “Sự run rẩy trên đường đồi bại”. Kỳ này Sông Hương xin giới thiệu tiếp với bạn đọc 4 bài chọn lọc từ Cỏ dại.
VILIAM KHÂYNÊXEN (Đan Mạch)
Khi Lêô tỉnh giấc, trong tai anh vẫn còn vang lên những lời của ông giáo sĩ giảng đạo.
LGT: Nhà văn, nhà nghiên cứu sử học và văn hóa Mỹ Jon Holmes sinh ra tại tiểu bang Texas, Hoa Kỳ. Sau khi tốt nghiệp trường cao đẳng công nghệ Texas nơi ông từng tham gia phong trào nhân quyền và phản chiến, Jon Holmes chuyển đến New York làm việc cho một tạp chí nhiếp ảnh và phụ trách một chương trình sưu tầm các tác phẩm nghệ thuật của các nghệ sĩ hiện đại cho một đại công ty ở Bos- ton.
KNUT HAMSUN (*)
Do tôi viết. Viết vào ngày hôm nay cho trái tim vơi nhẹ đi. Tôi đã mất chỗ làm ở tiệm cà phê cùng những ngày sung sướng của tôi. Tất thảy mọi thứ, tôi đã mất hết. Và tiệm cà phê ấy là tiệm cà phê Mắcximilăng.
HENRY JAMES
(Tiếp theo Sông Hương số 290 tháng 4/2013)
Một buổi sáng (tôi cho là ở gần La Spezia) Harold đang vẽ bên gốc cây, không xa quán trọ, tôi ngồi cạnh, lớn tiếng đọc Shelley(18) - người có thể chứng tỏ được trìu mến hơn bất cứ ai.
ELENA PUCILLO TRUONG
Nỗi khắc khoải đã kéo dài từ bao lâu?
Có lẽ một năm. Quá nhiều. Lấy cớ đi vào toilette, hai tay tôi nắm chặt chiếc bồn rửa mặt trong nhà hàng như muốn bẻ làm đôi. Bao nhiêu bức bối đang dồn vào trong... bao nhiêu đau đớn... đau đến nỗi tôi không dám ngẩng mặt nhìn bóng mình trong gương.
Henry James (1843 - 1916), nhà văn Mỹ viết tiểu thuyết, truyện ngắn, phê bình văn học; đặc biệt yêu văn học và nghệ thuật Pháp. Ông định cư ở Londres, Anh từ 1876. Tác phẩm: 112 truyện ngắn (1864 - 1910), Toàn tập (1990 - 2009), nội dung thể hiện ở nhiều chủ đề như: ý thức, tâm lý, mơ mộng, tình cảm, vẻ đẹp, chân lý nghệ thuật.
FRANÇOIS CHENG
(Trích từ tác phẩm Khi những linh hồn lang thang trở về)
Dưới gầm trời này, dưới cái gầm trời rất thấp này, tất cả đều có thăng có trầm, tất cả đều bị biến đổi. Tác phẩm về Những đột biến đã chỉ rõ điều đó, tổ tiên chúng ta đã nói: “Cứ năm năm thì có chuyển biến nhỏ, cứ năm trăm năm thì có đại đột biến”.
L.T.S: Sherwood Anderson (1876 - 1941) là nhà văn lớn của Mỹ. Ông có nhiều tư tưởng tiến bộ, và thường tỏ thiện cảm với những lực lượng vô sản cách mạng Mỹ, đặc biệt là trong những năm 1931 - 1935. Truyện ngắn "Những ngọn đèn chưa thắp" (Unlighted Lamps) của ông dưới đây được liệt vào một trong những chuyện ngắn xuất sắc trong nền văn học Mỹ từ trước đến nay. Câu chuyện về bi kịch nội tâm của những con người không phá vỡ nổi bức tường ngăn cách giữa những tình thân và cho đến khi nhắm mắt vẫn chưa kịp thắp lên ngọn lửa thông cảm.
Elena Pucillo Truong là người Ý, Tiến sĩ Ngôn ngữ và Văn học nước ngoài (Đại học Milano Italia). Cô dạy tiếng Pháp và Văn minh Pháp tại Milano từ năm 1982 và gần đây có dạy tiếng Ý tại Nhạc Viện, tại phòng lãnh sự danh dự Ý và tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM.
LGT: Etgar Keret sinh ngày 20/8/1967 tại Ramat Gan, Israel. Nhà văn nổi tiếng với truyện ngắn và kịch bản phim, có ảnh hưởng lớn tới lớp nhà văn trẻ hiện nay ở Israel.
L.T.S: Narayan là nhà văn miền Nam Ấn Độ, sáng tác bằng tiếng Anh. Sinh 10/10 năm 1906 tại làng Madras (mất 13/5/2001), từng sống ở thành phố Mysore cổ kính của quê hương ông.
Ferit Edgu sinh năm 1936, từng sống sáu năm ở Paris học chuyên ngành gốm. Trong nhiều năm ông là người viết kịch bản quảng cáo và rồi điều hành một nhà xuất bản. Sự vô lý của cuộc đời, những ám ảnh dục tính, sự sa đọa và sự bất hòa của người trí thức là những chủ đề của ông.
HEINRICH BÖLL (CHLB Đức)
(Heinrich Böll sinh 1917, mất 7-85 - giải thưởng Nôbel văn học 1972)
Ngoài các tác phẩm lớn về Việt Nam như Vạn Xuân, Lãn Ông, mấy năm gần đây, nữ văn sĩ Pháp Yveline Feray đã cho ra đời những tập truyện thần thoại và dân gian của các nước châu Á như Việt Nam, Trung Hoa, Campuchia, Tây Tạng. Vào cuối năm 2010, bà đã cho xuất bản tập “Chuyện kể của bà ngoại Ấn Độ”.
L.T.S: LANGSTON HUGHES (1902 - 1967), nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch và dịch giả người Mỹ da đen, sinh ở Joplin, bang Missouri. Ông đã xuất bản 35 tác phẩm. Thơ của ông đã được dịch sang tiếng Việt. Những tác phẩm của ông phần lớn tập trung chủ đề đấu tranh cho quyền bình đẳng giữa người da đen và da trắng tại nước Mỹ. Truyện sau đây dịch trong tập truyện "The ways of white Folks".
Hình ảnh rồng Việt Nam từ xa xưa đã sớm đi vào nghệ thuật với nhiều loại hình khác nhau. Trong lịch sử nghệ thuật điêu khắc, nhiều công trình điêu khắc lấy con rồng làm đề tài đã trở thành những tác phẩm có giá trị văn hóa, trong đó không ít công trình điêu khắc đá được xem như là những tác phẩm mang dấu ấn phong cách nghệ thuật của một thời kỳ.
Nhà văn Phillip Van Doren Stern sinh ra tại Wyalusing, bang Pennsylvania và lớn lên tại Brooklyn, New York. The Greatest Gift là truyện ngắn nổi tiếng nhất của ông. Phillip Van Doren Stern đã từng gửi câu truyện này đi nhiều báo và tạp chí nhưng không nơi nào nhận đăng. Cuối cùng ông cho in truyện lên 200 tấm thiệp năm mới và phát cho bạn bè.
LTS: Butribabu tên thật là Sivarazu Vencata Xubarao (1916 - 1967) là một nhà văn lớn của Ấn Độ, tác giả của tiểu thuyết nổi tiếng “Còn lại gì?” và 10 tập truyện ngắn trong đó tập đầu tay “Năm truyện ngắn” xuất bản năm 1933. Ông sáng tác bằng tiếng Telugu truyện ngắn “Khasima Bi” in trong tập “Tuyển tập sáng tác của các nhà văn Nam Á” của nhà xuất bản “Văn học”, Mat-xcơva, 1980.