Quýt làm, cam chịu

15:29 05/02/2009
S. MROZEK (Ba Lan)Có lần tôi bắt gặp một con chó ác bụng đang rượt đuổi một con mèo. Bởi tôi là người yêu động vật nên tôi bèn vớ ngay một cục đá to sụ quẳng vào con chó khiến nó ngã lăn quay, nằm đứ đừ một hồi lâu. Chú mèo nhỏ không nhà, con vật bé xíu nom mệt phờ râu. Không chút do dự - tôi cho nó nương nhờ. Đây quả là một con mèo đẹp mã, lông mịn màng, mắt long lanh. Tôi đem nhốt nó vào trong nhà, đoạn bỏ đi chơi bời trác táng.

Thế rồi tôi lấy làm lạ, khi hôm sau, lúc tỉnh dậy sau một đêm say tuý luý và làm nhục một phụ nữ cô đơn, tôi chẳng hề cảm thấy một chút phiền muộn nào, điều, thực đáng tiếc, vốn dĩ vẫn là hậu quả không tránh khỏi sau những hành vi tội lỗi như vậy. Không đau đầu, chẳng chóng mặt đau mình mẩy gì sất. Trái lại: tôi lại thấy sảng khoái, khoẻ khoắn trong người. Cái khoan khoái tôi có được nhờ hơi men và trò đốn mạt, điều khiến tôi cứ tưởng là mình sẽ bị phạt nặng cho coi, vẫn còn hiện hữu và cám dỗ trong đầu tôi, vì hiện tại tôi có bị trừng phạt gì đâu. Tôi cũng chẳng thấy ăn năn chút nào về chuyện liên quan đến người đàn bà cô đơn nọ. Thực tình mà nói, tôi vốn chẳng ưa gì việc gian dâm với phụ nữ cô đơn, bởi tôi biết và tôi hiểu rằng khó lòng tránh khỏi chuyện lương tâm bị cắn rứt. Lúc này chẳng những tôi không chút ăn năn, hối hận, không ớn ngại tí nào sau hành vi đê tiện, mà ngược lại. Vừa mở mắt dậy tôi liền đảo mắt quanh phòng đặng kiếm tìm một người đàn bà cô đơn nữa và sẵn lòng làm nhục người ta.

Mắt tôi bắt gặp con mèo. Con vật nom mới khác lạ làm sao, hôm qua nó còn khoẻ, còn vui là vậy. Mắt nó ngầu đục, lông nó xám ngắt. Nó đi lảo đảo với triệu chứng bị nhiễm độc nặng chất cồn. Thêm nữa, lúc lúc nó lại kêu meo meo nhỏ nhẹ, dường như nó đang rầu lòng lắm thì phải.
Tôi, miệng huýt sáo, bước ra khỏi nhà. Không nên lấy làm lạ rằng chẳng còn bị ức chế bởi tâm trạng buồn phiền, điều trước đây vốn thường kìm giữ tôi, chí ít là vài hôm, không lao vào những cuộc trác táng mới nữa, tôi lại lập tức khướt say và làm nhục một bà goá tới độ chẳng thể tha thứ được. Ngày hôm sau tôi sảng khoái tỉnh dậy, không chút ưu phiền, không hề đau mình mẩy. Trong khi đó con mèo nhỏ buồn thiu. Nó đi xiêu vẹo, kêu meo meo, miệng phát ra từng tiếng nấc. Nó đau khổ, trong đôi mắt đục ngầu lúc này của nó ánh lên lời sám hối não nùng.

Tôi đi lấy bia cho nó, tôi đổ bia vào đĩa, ngắm nhìn chú mèo nhấp bia lia lịa, tôi chìm vào suy tưởng mông lung. Đích thị là - hoặc để tạ ơn, hoặc do lòng thánh thiện, chú mèo đã tự gánh lấy mọi tội lỗi của tôi, đúng hơn là mọi hậu quả về tinh thần và thể xác, còn phần hấp dẫn nhất thì nó để cho tôi.
Biết đâu, dẫu khác loài, nhưng cùng là động vật cả, nó có bà con họ hàng gì đó với con dê nọ, con dê mà khi đã gánh đủ các loại tội lỗi của dân Do Thái cổ đại đã bị họ tống khứ ra sa mạc và ở nơi đó nó rửa tội cho họ, giải thoát họ khỏi gánh nặng lỗi lầm.
Tôi ngắm kỹ con mèo. Mặc dầu có triệu chứng viêm niêm mạc dạ dày và liệt dây thần kinh thăng bằng, nom nó vẫn là một con mèo đẫy đà, khoẻ mạnh, còn có thể chất thêm lên lưng nó không chỉ một lỗi lầm. Đương nhiên không hề có chuyện tống khứ nó đi.

Giờ đây là những ngày tôi thường thành tâm hồi tưởng lại, khi tôi rảnh rỗi hơn. Tôi hay về nhà vào sáng sớm. Đâu đây vang vọng những tiếng rên la của những người phụ nữ cô đơn và của những người đàn bà goá. Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn ngủi mà tôi đã phạm tới ngần ấy hành vi tội lỗi, bất nhã tới độ tôi ngờ là chưa chắc tôi có kiếm nổi một kẻ khác đồng cân đồng lạng với tôi về mặt này, một khi chẳng có ai bì kịp với tôi về thể chất cũng như tinh thần. Sức kiệt và sự ghê tởm với chính mình chắc phải giết chết bất kỳ ai. Riêng tôi thì vẫn tươi rói, hoạt bát và hồ hởi như xưa, sẵn sàng lao tiếp vào những hành động còn khả ố hơn, ấy vậy mà vẫn trong sạch như một thiên thần. Mọi tội lỗi của tôi, chú mèo, người bạn nhỏ của tôi, gánh sạch. Nó gầy sọm. Ít lâu nay lông nó đầy những vết loang lổ, phản ánh đầy đủ mức độ đạo đức và hành vi tội lỗi của tôi. Khi tôi biển thủ tiền bạc - trên thân người nó mọc thêm một cái mụn mưng mủ. Khi tôi lừa đảo - mõm nó tấy sưng, khi tôi nhục mạ - người nó mọc đầy nốt, khi tôi phạm thánh - nó lên cơn co giật, khi tôi bất kính người già và thượng cấp - nó rụng đuôi. Khi tôi thèm muốn thứ gì đó của người khác, vợ hoặc vật gì đó - nó bị động kinh, khi tôi háu ăn - hành tá tràng không chịu nghe theo nó. Mỗi lần tôi bội tín - lại một cái nhọt mọc trên người nó, các ngón bịp của tôi trong kỳ đua ngựa gieo cho nó những cái bướu. Trong thời gian tôi đắm mình trong những cuộc trác táng - nó rụng sạch lông. Quả đúng là tôi ngập chìm trong tội lỗi mà vẫn không hề bị trừng phạt, thay vào đó mỗi lúc nó càng trở nên tiều tuỵ.

Rốt cuộc tôi đành phải giảm nhịp độ. Nó ngày càng thân tàn ma dại, cần phải nới tay cho nó, khi tôi không định giết nó trong lúc này. Quả tình tôi không muốn vậy.
Bây giờ thì thảng hoặc tôi mới tự cho phép mình và còn cho đó là chuyện mạo hiểm lắm. Tôi đoạn tuyệt dần với những tội to, hạn chế mình trong những tội nhỏ, bớt liều lượng, bởi tôi ngại chẳng còn mấy nỗi là con mèo bị thiệt mạng. Tôi khai thác nó theo phương pháp khoa học, tôi lập bảng mối tương quan giữa những tội nặng và thể trạng của con vật. Tuy nhiên, tất thảy những thứ đó cũng chỉ có thể giúp làm chậm lại một quá trình, trong khi cần phải tìm cho bằng được lối thoát.

Lúc này đây tôi sẵn lòng chia sẻ với con mèo một nửa. Nhưng nó bất cần, vẫn cứ nhận hết về mình mọi hành vi đê tiện của tôi. Thế cùng tôi buộc phải hoàn toàn tự kiềm chế bản thân mình. Vì giờ đây trên thân xác con mèo chỉ còn đủ chỗ cho một lỗi lầm, mà phải là lỗi nho nhỏ thôi. Ôi, bất kỳ tội gì lúc này đều có thể giết nó chết hẳn. Tôi sống mẫu mực, nhiệt thành, tìm mọi phương cách. Tôi định chữa chạy cho mèo bằng cách đi làm những việc tốt, - độ vài việc tốt - tôi nghĩ bụng, - là mèo ắt lành da và rồi hắn có thể làm lại từ đầu. - Để được vậy, tôi dắt cụ già sang đường, cho người ăn mày của bố thí. Thế nhưng, rõ ràng con mèo chỉ phản xạ một phía, bệnh tình của nó chẳng thuyên giảm chút nào. Hình như trong nó có những nguyên tắc cải hoá vừa khổ hạnh, vừa khắt khe, có gì đó thuộc định mệnh, thuộc quan niệm cho rằng, tội lỗi, khi đã một lần phạm phải thì chẳng thể rửa sạch được nữa. Thế cho nên, tôi toan đạp ông già và bạt tai gã ăn mày. May mà tôi kịp nhớ ra, mình mà làm vậy thì chú mèo sẽ không sống nổi - nên tôi thôi.

Tối đến tôi quanh quẩn ở nhà, bằng mọi giá tôi tránh bị cám dỗ. Thanh thản, kìm lòng, đức hạnh, tốt bụng một cách phúc âm, tôi ngồi đối diện với nó, và... để làm cho nó vừa lòng tôi thêu mấy cái yếm dãi cho trại nuôi trẻ bị bỏ rơi, lũ trẻ da mầu. Nó nhìn tôi, chừng như muốn nói: “Nào, xin mời, cứ giết tôi chết hẳn đi, cứ cưỡng dâm, cứ trác táng, cứ lừa đảo đi, xin mời”. Tôi nghĩ bụng, phải đấm cho nó một quả vào mõm mới được. Tuy nhiên, làm vậy e chẳng hay ho gì, có khi lại mắc tội bội ơn, và khi đã vậy nó ắt lăn đùng ra chết. Tôi ức nó lắm.
Bao đêm tôi buồn nản tính thầm, giá nó là một con mèo to, hoặc là một con hổ bự, chứ đừng là một con mèo bé tí xíu thì mình còn có thể chất lên người nó được ối tội, còn đủ chỗ cho thời gian lâu hơn.

Nhưng rồi cuối cùng tôi cũng tìm được chước: tôi quyết định phải nhân giống nó. Thực ra thì cũng chẳng mong gì con cái của nó sẽ to hơn nó, nhưng cái lợi là ở số lượng. Cứ cho là nó sẽ đẻ một lứa sáu con. Nếu mà lũ mèo con kế thừa được bản tính của con mẹ, thì mỗi con được nuôi nấng đó, với cung cách chơi bời tùng tiệm của tôi, cũng đủ cho tôi được độ nửa năm, cộng gộp lại tôi đủ dùng được ba năm, ấy là chưa kể đàn mèo con này mai kia lại sinh sôi nẩy nở.
Tôi, loá mắt, đứng dậy. Việc nuôi nấng đến nơi đến chốn những con mèo như vậy hẳn sẽ tạo điều kiện cho tôi tha hồ đắm mình trong tội lỗi cho đến tận cuối đời mà vẫn chẳng bị trừng phạt chi cả, chả chừng - cả sau đó nữa cũng nên.

Có điều, tôi lại vấp phải một khó khăn thực nan giải. Bởi vì nó không chịu làm những chuyện không phụng sự các mục đích tinh thần và do tính cả thẹn bẩm sinh - nên chẳng biết được nó là giống gì. Thứ hai: vì những lý do như trên, nó quyết cự tuyệt bất kỳ kiểu phối giống nào. Thứ ba: do thể trạng của nó quá tồi tệ, cho nên không một con mèo khoẻ mạnh nào, dù là đực hay cái, muốn chung đụng với nó.
Vì vậy cho nên tôi đành phải đợi cho tới độ xuân về. Tôi những mong tiếng gọi mãnh liệt của thiên nhiên sẽ đẩy lùi sự cự tuyệt của nó và làm giảm đi nỗ e ngại của các đối tượng khả dĩ của nó. Tối ngày rằm tháng ba, trời ấm áp, tôi mở toang cửa sổ, đoạn đặt nó lên bệ cửa. Nó nhìn tôi bộ khinh bỉ, bằng ánh mắt của mình nó nói lên lời dứt khoát: “đừng hòng”, đoạn nó quay về góc phòng. Tôi thấy mình bất lực. Lâu nay sự thể được an bài là, tôi thì dâm loạn, còn mọi hậu quả nó gánh chịu hết. Vậy thì bây giờ làm sao tôi lại đi buộc nó phải có thái độ chủ động nào? Thực ra tôi có thể tự mình leo lên nóc nhà thử làm cái việc “cưỡng hôn”, có điều một khi đã “ép duyên” như vậy thì làm sao đạt được ý đồ nhân giống của tôi.

- Này, mày, hỡi con mèo thánh thiện kia! - tôi nghĩ bụng khi cơn thịnh nộ ngầm trào lên. - Cuối cùng thì mày đã đạt được mục đích. Mày bắt bí tao. Có điều tao đã chán ngấy cái kiểu bắt bí này. Bây giờ thì tao cho mày biết, thế nào là bắt bí.
Tôi nhanh nhẩu nhẩm tính những khả năng hiện hữu. Đã muộn giờ... Nhà nhà đã đóng cửa. Tôi túm gáy con mèo, đoạn sang gõ cửa nhà láng giềng, một ông già ốm yếu. Lão mở cửa, vui vẻ chào mời tôi. Tôi bước vào nhà, khép luôn cửa tôi thả con mèo ra rồi tóm lấy cổ họng ông lão.
- Hoặc là mày chịu đi nhân giống, - tôi bảo con mèo, - hoặc là tao bóp cổ ông già này, chắc mày thừa hiểu, mày sao chịu nổi cú tội to như thế này, mày biết đó, bây giờ thì tội nào chả kết liễu được đời mày, chỉ cần tao nguyền rủa thậm tệ vài lần, hoặc một hành vi phạm thánh là mày bỏ mạng không gì cứu nổi.

Nó dửng dưng, còn lão già mắt trợn ngược.
- Mày có chịu đi nhân giống hay không thì bảo? - tôi hỏi.
Nó vẫn bỏ ngoài tai. Tôi bèn thít cổ lão hàng xóm chặt hơn, để đạt được ý đồ mà.
- Đừng có mà dồn tao vào chân tường, - tôi nói. - Xét cho cùng, nhân giống đâu phải là tội nào. Lại là chuyện khác nếu mày mê dâm dục, chẳng lẽ lại là thế chăng? Chắc mày hiểu, ý tao là thế nào.
Con mèo nhỏ ra bộ không nghe thấy tôi nói gì cả.
- Nó giả đò, - tôi nghĩ bụng. - Nó định nắn gân tôi. Một cuộc chiến tranh cân não. Nó thừa biết, tôi chẳng dám bóp chết lão già, bởi vì tôi không muốn để xẩy ra chuyện chú mèo bé bỏng quý giá của tôi bị thiệt mạng. Được rồi, để xem, ai chịu ai. Lão già khốn khổ đã bầm tím toàn thân, tôi sẽ buông lão ra ngay đây. Rồi lão sẽ chẳng sao cả, còn tôi ắt khuất phục được con mèo này. Lát nữa thôi là nó sẽ chạy đi nhân giống cho mà coi.
Tiếc thay, tôi và con mèo, cả hai chịu nổi, nhưng lão già thì không.
- Ra nông nỗi này ư? - Tôi thầm nghĩ. - Ra nông nỗi này ư? Đã tới nước này thì đường nào bây giờ cũng vậy cả thôi!
Và tôi còn nhảy ngược lại - gian dâm, trác táng vớt vát thêm ít nữa. Dĩ nhiên, con mèo nhỏ chẳng thể chịu nổi tất thảy những tội trạng đó.
Nó mà còn sống, ngày mai người ta sẽ phải treo cổ nó thay tôi.
Quýt làm, cam chịu mà.
          LÊ BÁ THỰ dịch

(nguồn: TCSH số 191 - 01 - 2005)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • SORBON (Tajikistan)Sorbon sinh năm 1940 tại làng Amondar  trong một gia đình nông dân  thuộc  tập đoàn sản  xuất nông nghiệp. Năm 1963 ông tốt nghiệp Đại học Lenin của Tajikistan với bằng tiến sĩ ngôn ngữ học. Các tác phẩm của Sorbon xuất hiện lần đầu vào năm 1965. Tuyển tập truyện ngắn đầu tiên của ông “Không phải tất cả đã được nói ra” xuất bản năm 1969. Nhiều truyện ngắn của ông mau chóng được thu thập lại, trong đó có truyện “Ngày đầu tiên đến trường” nói về một phụ nữ Tajikistan  trong Thế chiến thứ Hai, “Sự phòng thủ của đá” và “Người du mục” nói về sự thiết lập chính quyền Xô Viết tại ngôi làng ven sông Zeravshan, và “Áo khoác đồ sộ” nói về một cậu bé bị mất cha trong chiến tranh. Sorbon là nhà văn có tiếng tăm lớn của nền văn xuôi Tajikistan ở thập niên bảy mươi. Truyện ngắn “Người đánh bẫy chim” được viết năm 1974.

  • MISHIMA YUKIO (Nhật Bản)Nhà văn Nhật Bản Mishima Yukio (1925 - 1970) bắt đầu in các tác phẩm của mình từ những năm 20 tuổi. Ông được tặng nhiều giải thưởng văn học và ba lần được đề cử vào giải Nobel văn chương.

  • PAUXTÔPXKIChúng ta yêu mến thứ ánh sáng bảo hiểm của những ngọn hải đăng nhưng ít khi nhìn thẳng vào nó. Thường chỉ có những người bảo vệ và các tay lái tàu dán mắt vào hải đăng để kiểm tra bí mật độ loé sáng của nó. Bởi vì tất cả hải đăng trên biển đều nháy và nhấp nhánh khác nhau, theo những tín hiệu đó, người ta có thể biết được hải đăng nào và con tàu đang ở đâu.

  • SLAWOMIR MROZEK (Ba Lan)(Lê Bá Thự dịch từ nguyên bản tiếng Ba Lan)

  • ALPHONSE DAUDETSự kiện phản ánh trong truyện xảy ra năm 1871, thời kỳ chiến tranh Pháp - Phổ, khi quân đội Phổ (Đức) đã chiếm đóng và sáp nhập hai tỉnh Alsace và Lorraine của Pháp vào lãnh thổ Đức.

  • DOMINIQUE DE VILLEPINTác giả Dominique de Villepin, sinh năm 1953, đương kim Bộ trưởng Ngoại giao Pháp, là người phát ngôn cho chính sách hòa bình đối lập với đường lối chiến tranh Bush-Blair trong vụ tập kích Irak đầu năm 2003. Nơi đầu sóng ngọn gió của bang giao quốc tế, ông đã đồng thời cho xuất bản một khảo luận về Thơ, Ngợi ca những Người Cướp Lửa, tượng trưng cho Người Làm Thơ, qua hình ảnh mượn của Arthur Rimbaud, lấy từ huyền thoại Prométhée.

  • MARK TWAINTwain, Mark, (Samuel Langhorne Clemens), nhà văn Mỹ, (1835-1910). Sinh tại Florida, bang Missouri. Là con thứ tư trong một gia đình thương nhân nghèo. Chưa đầy 12 tuổi, Clemens đã phải thôi học để học nghề sắp chữ in, rồi làm đủ nghề. Năm 1853, bị thôi thúc bởi ý muốn tìm hiểu thế giới, lên đường đi nhiều nơi, làm thợ in công nhật ở St. Louis, New York và Philadelphia. Đến sông Mississipi, hành trình dự kiến đi Brazil bị đình lại vì Clemens lại mơ ước trở thành hoa tiêu trên sông.

  • HARUKI MURAKAMI (Nhật Bản)Chàng và nàng đang đi trên một con đường. Dọc bãi tha ma. Lúc nửa đêm. Sương mờ vây phủ. Họ tuyệt nhiên không định đi ở nơi chốn này vào lúc này. Nhưng vì các nguyên do khác nhau họ đã buộc phải đi. Họ bước vội vàng, nắm chặt tay nhau.

  • GRAHAM GREENE (Anh)Có tám người đàn ông Nhật đang ăn bữa tối ở nhà hàng cá nổi tiếng Bentley's. Họ chỉ trao đổi với nhau dăm ba câu bằng thứ tiếng mẹ đẻ khó hiểu của họ, nhưng luôn có nụ cười nhã nhặn và thường mỗi câu lại kèm một cử chỉ cúi đầu lịch thiệp. Tất cả tám người, trừ có một, đều đeo kính. Thỉnh thoảng cô gái xinh đẹp ngồi phía cửa sổ lại đưa một cái nhìn lướt qua họ, nhưng xem ra chuyện của cô ta quá quan trọng, khiến cô ta không thể thực sự chú ý tới bất kỳ ai trên đời ngoài chính mình và người ngồi cùng bàn.

  • VICTORIA CHIE (ÚC)Cảm giác xấu hổ như kẻ đang làm điều mờ ám, Anne Peterson đặt bút run run ghi tên mình vào phần trống trong bản tự giới thiệu của văn phòng môi giới hôn nhân. Chẳng lẽ lại đến nông nổi này sao? 49 tuổi, trông còn rất trẻ, duyên dáng, đầy sức sống, thành đạt, vật chất đầy đủ, đã ly dị, thế mà phải nhờ môi giới kiếm cho một tấm chồng. Mà anh ta là ai, cũng là một kẻ nào đấy tìm đến đây với những dòng tự giới thiệu cứng nhắc. Thôi, đành vậy chứ biết sao, chỉ vì quá yêu con gái Cindy mà Anne đã phải chịu đựng nỗi trống trải cô đơn ròng rã suốt bao năm trời.

  • NGÔ KIM LƯƠNG (Trung Quốc)"Nếu còn gặp người, nhất định phải nói", Trần Tĩnh đang nghĩ, ngước mắt lên nhìn ánh đèn vàng vọt trong ngõ nhỏ. Đêm khuya rồi, khắp nơi là hình ảnh kỳ quái của một màn đêm đen kịt. "Ai cha! Chiếc xe đạp xui xẻo này!" - Cô đẩy chiếc xe, không biết phải nói thế nào.Sau lưng vang lên một hồi chuông xe đạp, Trần Tĩnh "ai cha" một tiếng, chàng trai cưỡi xe đạp đã lướt vèo qua rồi.

  • S.MROZEKCó một lần tôi đi du lịch.Vì không có tàu trực tiếp đến nơi tôi cần tới nên tôi phải xuống một ga dọc đường để chuyển sang tàu khác.Hôm đó là một buổi tối. Mãi sáng hôm sau con tàu tiếp theo tôi sẽ phải đi mới đến.Tôi rời nhà ga, vào thị trấn để kiếm nơi ở trọ.

  • JOYCE BEGG (Úc)Bà Firbank trở thành hàng xóm của chúng tôi đã lâu, dễ đến sáu bảy năm nay, nhưng thật sự trong chúng tôi chẳng ai dám khẳng định mình biết rõ về người đàn bà này. Xung quanh bà ta lúc nào cũng bao phủ một bầu không khí bí hiểm, ma quái, ngay cả toà dinh thự cổ của bà ta cũng gợi cho người ta cái vẻ rờn rợn, lạnh lẽo giống như nơi trú ẩn của những linh hồn cõi âm.

  • KRISHNAN VARMAKrishnan Varma sinh ở Kerala, Ấn Độ. Ông viết bằng hai thứ tiếng Anh và Malayalam. Trong nhiều tác phẩm của mình, ông chia sẻ sự quan sát đối với cuộc sống của lớp người cùng khổ trên đất nước ông.

  • ARTURO VIVANTELời giới thiệu: Nhà văn Arturo Vivante sinh năm 1923 ở Rome, tốt nghiệp cử nhân đại học McGill, Canada, 1945, tốt nghiệp y khoa đại học Rome, 1949. Ông hành nghề bác sĩ toàn khoa, đồng thời sinh hoạt và nghiên cứu về văn chương ở một số trường đại học Mỹ. Vivante là nhà văn rất nổi tiếng với các truyện cực ngắn và các giai thoại.

  • KÔNXTANTIN PAUXTÔPXKI Mùa Thu. Những hạt sương mai tháng Chín lạnh giá, mọng nước rơi tung tóe từ những tán lá trên cao xuống và bắn cả vào người tôi. Sương từ các nhành cây nhỏ giọt xuống mặt nước sông đen thẫm, tạo thành những vòng tròn và chậm rãi lan ra xung quanh.

  • LTS: Mario Bendetti sinh tại Paso de los Toros (Tacuarembó ) ngày 14 tháng 9 năm 1920. Ông theo học tại trường tiểu học tiếng Đức ở Montevideo và trường trung học Miranda, đã từng làm nhiều nghề như nhân viên bán hàng, tốc kí, kế toán, viên chức nhà nước và phóng viên. Từ năm 1938 đến 1941 ông sống chủ yếu ở Buenos Aires . Năm 1945, khi trở về Montevideo, ông viết bài cho tuần báo nổi tiếng Marcha, qua đó trở thành phóng viên bên cạnh Carlos Quijano và rồi trở thành một thành viên trong ê-kíp của ông này cho tới tận năm 1974 khi tuần báo ngừng xuất bản.Năm 1973, vì lí do chính trị, ông phải rời bỏ tổ quốc,bắt đầu cuộc sống lưu vong kéo dài mười hai năm ở những quốc gia: Ác-hen-ti- na và Tây Ban Nha. Quãng thời gian này đã để lại những dấu ấn vô cùng sâu sắc trong cuộc đời ông cũng như trong văn nghiệp.

  • YUKIO MISHIMA (Nhật Bản)YUKIO MISHIMA tên thật là HIRAOKA KIMITAKE (1925-1970). Sinh tại Tokyo.Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Tokyo . Nhà văn, kịch tác gia, đạo diễn sân khấu và điện ảnh, diễn viên.Năm 16 tuổi đã xuất bản truyện vừa lãng mạn Khu rừng nở hoa. Tiểu thuyết Lời thú tội của chiếc mặt nạ ra năm 1949 đã khẳng định tên tuổi của nhà văn trẻ tài năng và trở thành tác phẩm được đánh giá là kinh điển của nền văn học Nhật Bản.

  • KOMASHU SAKIO (Nhật Bản)Sinh 28/1/1931 tại Osaka (Nhật Bản). Nhà văn chuyên viết truyện khoa học giả tưởng nổi tiếng của Nhật Bản.Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Kyoto , chuyên ngành Văn học Italia.Từ năm 1957 là phóng viên Đài Phát thanh Osaka và viết cho một số các báo. Năm 1961 chiến thắng trong cuộc thi truyện ngắn giả tưởng xuất sắc do tạp chí "SF Magasines" tổ chức.Tác phẩm của Komatsu đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới.

  • KITA MORIO (Nhật Bản)Kita Morio (sinh năm 1927) là nhà văn thuộc thế hệ hậu chiến của Nhật Bản. Tốt nghiệp Đại học Y. Năm 1960 được trao giải thưởng mang tên Akutagawa với truyện ngắn Trong bóng tối đêm, cốt truyện xảy ra trong một bệnh viện tâm thần ở Đức thời kì Chiến Tranh Thế Giới thứ II. Nổi tiếng với các tác phẩm giả tưởng khoa học và chống chiến tranh.