NGUYỄN VĂN THIỆN
Ai đi ngoài nội cỏ, bỏ quên mắt nhìn trong hang sâu! Ai ào ào nỗi nhớ, bỏ quên tai buồn trong đêm sâu!
Minh họa: Nhím
Có những lúc bất chợt vô hồn nào đó, tôi bỏ quên mắt mình ở một nơi nào đó. Dù bạn có muốn tin hay không thì cũng mặc, tôi vẫn thầm thì kể lại câu chuyện bất tận của mình, rối rắm tin yêu và bạt ngàn nghi hoặc. Phải, tôi đã từng quên mắt quên môi, quên tai và quên chân, thậm chí quên tim quên óc ở một nơi nào đó...
Vào một ngày mùa thu rất đẹp, đẹp một cách ảm đạm, tôi bỏ quên đôi mắt mình trên cỏ, như một cậu học trò mải chơi bỏ quên cặp kính cận ngay trên ghế đá sân trường. Tôi về nhà mà không có mắt. Không có mắt nhưng tôi vẫn ăn vẫn ngủ bình thường. Ai mà chẳng thế, trong ngôi nhà quen thuộc đến nhàm chán, cần gì phải có mắt, bạn vẫn biết thức ăn để ở đâu và giường đặt ở đâu rồi. Ăn xong thì làm một số việc, làm xong thì ngủ, ngủ dậy đi đâu đó như đi làm hoặc đi chơi, về lại ăn, lại ngủ.
Chỉ có đôi mắt nằm lại trên thảm cỏ. Chúng nhìn chung quanh như lần đầu mở mắt. Thì ra những chiếc lá không chỉ là những phiến mỏng nhiều màu sắc, chúng còn biết đong đưa mời gọi, biết chuyện trò và âu yếm nhau nữa...
Không bị sai khiến bởi bộ não cứng nhắc đầy khiếm khuyết vì nhồi nhét quá nhiều thứ không cần thiết, mắt hình như sáng hơn, và nhìn thấy nhiều thứ đáng nhìn, đáng yêu hơn!
Rồi một ngày nào đó, tôi lơ đãng bỏ quên tai mình ngoài đầu suối Kroa. Tôi về nhà mà không có tai, không có tai mà vẫn sống, và dĩ nhiên vẫn ăn và ngủ bình thường. Những công việc lặp đi lặp lại hàng tháng, hàng năm, những âm thanh lặp đi lặp lại hàng tháng, hàng năm, cần gì phải nghe mới hiểu?
Chỉ có đôi tai nằm lại đầu nguồn con nước, nghe lũ cá lòng tong hát bài gì đó chộn rộn tươi vui, nghe bọn cua thổi kèn đám ma vui vẻ tiễn đưa bạn mình về dưới bùn đen hóa kiếp...
Không bị sai khiến bởi bộ não già nua và lẩm cẩm, tai hình như thính hơn, nghe được nhiều chuyện vui hơn.
Không tin, bạn hãy thử xem?
Quên mắt quên tai, nghe có vẻ hoang đường nhưng cũng chưa thấm vào đâu nếu bạn để quên trái tim mình ở một nơi hoang vắng xa lạ nào đó! Quên tim thì làm sao mà sống? Bạn sẽ hỏi thế, phải không? Thì chung quanh bạn đấy, có lũ lượt người, đường hoàng, chững chạc, lịch lãm, múp míp, vân vân, họ vẫn sống bình thường, mà có tim đâu? Nếu có tim sao họ giết đồng loại, mổ bụng, chặt khúc nhét vào bao tải, vào nhà cầu, hoặc vứt xuống sông, hoặc đốt xác phi tang, mà không day dứt hay ăn năn đau đớn?
Vậy nên, có một bữa vô tình, tôi về nhà với lồng ngực trống không, còn trái tim thì bỏ quên trên đỉnh núi Chư Mang vời vợi.
Không có tim thì có sao không? Không sao hết, vẫn ăn, vẫn ngủ, vẫn đi tới đi lui, như thường ngày vẫn vậy. Chỉ có trái tim, trên núi cao, thổn thức một mình với nhịp đập cô đơn khắc khoải mong chờ...
Không còn bị đóng khung vào một vị trí cố định, tim mình có vẻ đập dịu nhẹ hơn, thầm thì đếm những mùa lá bay, những mùa trứng rụng...
Rồi một ngày mây trời lãng đãng thiên di, tôi bỏ quên nốt óc mình trên tán cây bằng lăng cổ thụ ngoài bãi vắng...
Bây giờ thì sự việc đã vượt ra khỏi giới hạn chật chội của trí tưởng tượng phải không? Không có óc, làm sao mà sống? Thế mà tôi vẫn sống, nhờ vào sự mặc định của số phận và sự định hướng tài tình của thiết chế xã hội! Hoàn toàn không cần phải tư duy, bạn vẫn biết xã hội đang vận hành theo một quy luật biện chứng khách quan, từ bóng tối ra ánh sáng, từ thung lũng đau thương ra cánh đồng vui, đúng không?
Vì vậy, đừng nghĩ là đó hoang tưởng. Không có óc, bạn vẫn sống, vẫn đi tới, vẫn sánh vai với mọi người mà không hề có cảm giác thua kém, xấu hổ...
Rồi trong một lần say, tôi trở về nhà, bỏ quên đôi chân ở đâu đó trên đường. Buồn cười, không có chân vẫn về đến nhà, bằng cách nào đó chỉ người say, thật say mới hiểu! Mà không có chân thì vẫn thế, nào có hề gì. Chúng ta đang sống, nghĩa là đang tiến dần đến cái chết. Bạn hãy hình dung những con sóng ngoài biển khơi, sóng sau đẩy sóng trước, muốn đứng im cũng không được đâu. Không cần phải có đôi chân, hãy cứ ngồi im một chỗ đi, làn sóng người sẽ đẩy tôi đi, đẩy bạn đi, để còn lấy chỗ cho người kế tiếp.
Chỉ thương đôi chân, không còn được định hướng bởi những những suy nghĩ mang tính áp đặt, bây giờ thập thững, lang thang như bước cô hồn tháng Bảy, gặp ai cũng ngơ ngác trông theo…
Giờ thì, như một thói quen khó bỏ của người nghiện, tôi thường bỏ quên tôi ở một nơi hoang vắng nào đó mà không còn bận tâm hay sợ hãi. Có ai phát hiện ra sự khiếm khuyết chết người ở tôi không? Không ai cả! Tất cả mọi người đều đã nằm trọn trong một guồng máy cố định cực kỳ tinh xảo, không ai còn thời gian để ngắm nhìn người bên cạnh. Chỉ có những hình ảnh, âm thanh, con đường, nếp nghĩ và nếp sống là vẫn quen thuộc như xưa. Người ta định nghĩa đó là cuộc sống. Còn tôi, tôi nghĩ ngược lại, đó là cái chết! Vậy nên, để chết một cách đường hoàng, để khi nằm vào quan tài được nguyên vẹn đầy đủ tay chân mắt tai và tim óc của mình, tôi phải đi tìm những thứ từ lâu mình đã bỏ quên đâu đó.
Ngày mai tôi đi thật đấy, ai đi cùng tôi không?
N.V.T
(SDB19/12-15)
ĐỖ QUANG VINH
Trong núi đôi khi sương xuống rất dày, nhưng chẳng lần nào sương dày bằng lần đó…
THÙY AN
Truyện ngắn dự thi 1993
Sáng hôm nay trời mưa tầm tã, từng làn nước tuông tràn trên mặt đường, ào qua khe cống như con suối lớn cuốn theo đám lá vàng khô từ đêm trước nằm ngủ bên vệ cỏ.
PHÁT DƯƠNG
Giang ngồi đợi bạn ở cái hồ cá nằm trong khu trung tâm học liệu. Phải có thẻ mới vào trong được, anh đợi bên ngoài.
LÊ THƯ
Truyện ngắn dự thi 1993
Không ai biết một cách chính xác lai lịch của cu Lai Quăn. Ngay cả cái tên của nó cũng do dân ở thị trấn Phù Long này đặt cho.
CHÂU SA
Phải khó khăn lắm mới thuyết phục được cha mẹ đồng ý cho tôi đi chuyến này. Những ngày nghỉ hè, tôi muốn đến ở với Mi, nhà cô ở nơi không có tên trên bản đồ, một thôn làng xa xôi ít người biết đến.
MẠC YÊN
Có lẽ, sau đêm nay, bầy đom đóm ấy sẽ hưởng thụ những phút giây phóng khoáng nhiệt thành rực rỡ giữa tầng không.
TRẦN DUY PHIÊN
Truyện ngắn dự thi 1993
KIM UYÊN
“Cộc… cộc… cộc…”.
NGUYỄN NGỌC LỢI
Làng Thượng nằm trên phần đất kẹp giữa hai con sông, dòng phía bắc gọi là sông Phố, dòng phía nam gọi là sông Sâu. Đường lên biên giới chạy ngay trước mặt làng dưới chân những dãy núi trập trùng nối vào dãy Trường Sơn.
ĐOÀN THƯƠNG HẢI
Truyện ngắn dự thi 1993
PHẠM XUÂN PHỤNG
Truyện ngắn dự thi 1993
Tôi mơ thấy mình bay. Vì một nguyên nhân nào đó. Đúng hơn, vì một sức hút mạnh mẽ từ đâu đó.
LÊ THỊ KIM SƠN
“Ôi. Con trai tôi…”. Tiếng rú đột ngột xé toang màn đêm yên tĩnh. Bà lao công hốt hoảng buông rơi cây chổi, dáo dác nhìn xung quanh tìm tiếng kêu.
TRU SA
Quán chỉ mở cửa một ngày trong năm, đấy là điều tôi thuộc lòng, luôn nhớ và tuân thủ như lễ nguyện mỗi Chúa Nhật. Hôm nay cũng như mọi năm vào đúng ngày này, quán mở cửa đón khách, mùng sáu tháng ba.
NGUYỄN BẢN
Truyện ngắn dự thi 1993
TỐNG NGỌC HÂN
Chiều nào thuyền cá của Thạc đi qua khúc sông này cũng nhìn thấy ngôi nhà ấy khép cửa lớn, chỉ mở toang hai cửa sổ ở hai bên như hai hốc mắt nhìn chòng chọc vào mặt sông không chớp.
PHÁT DƯƠNG
Bầu trời trong veo, như thể sau trận mưa những đám mây đã bị vắt kiệt nước và vứt cặn đi. Gió nhẹ, độ ẩm vừa. Thích hợp cho một buổi hẹn hò. Tiếc là không phải.
NGUYỄN THỊ DUYÊN SANH
THIÊN TÂM
Những mảnh tro giấy nhẹ xốp bị gió thổi bay phất phơ giữa không gian lạnh lẽo cuối đông.
NGUYỄN VIỆT HÀ
Truyện ngắn dự thi 1993
Lúc tôi đến, mọi người đang chờ. Chắc chỉ mình tôi đến muộn.
CHÂU SA
Dạo ấy trời rất lạ. Suốt vùng Phụng Hóa mấy tháng trời không có một giọt mưa. Nắng dữ dằn hun hầm hập lớp ngói đỏ trên mái nhà lão Nhân, hun cả tính khí vốn thất thường của lão. Lão cài thật chặt hai cánh cổng, không buồn tiếp ai. Lò gốm của lão đã hơn tháng trời không đốt lửa.