BỬU Ý
Đinh Cường đã vĩnh biệt tất cả chúng ta! Một nghệ sĩ trong cái ý nghĩa toàn diện, cao đẹp nhất, một nghệ sĩ làm lan tỏa nghệ thuật ra chung quanh mình cho gia đình, cho bạn bè, cho cả đời sống, khiến anh trở thành tâm điểm cho những cuộc gặp mặt, những buổi hội hè.
Nhiều mây chim bay không nổi - Tranh Đinh Cường
Đinh Cường làm thơ rất sớm, rất nhiều, đưa thơ vào tranh, và về sau sản sinh thể loại “thơ nhật ký” thấm đẫm chất hội họa và tình bạn một cách độc đáo, bất ngờ và kỳ thú.
Tôi giở lại bao nhiêu thư từ Đinh Cường gửi cho tôi qua mấy chục năm trường, trích lại đó đây một vài câu, mong sao chúng ta bắt gặp lại, qua đó, từng mảnh khảm chân dung người họa sĩ tài ba, rồi luôn cả từng quãng thời gian của đời sống lung linh hình bóng bạn bè cùng biết bao nhiêu điều không dễ quên.
Trích thư của ĐINH CƯỜNG
* Dran, 30.10.1967
Ta đã sống gần tuần lễ nơi vùng cao nguyên này. Suốt ngày chỉ có gió và mây phủ thấp ngoài chân núi. Trời thì lạnh vô cùng. Khi ta ngủ dậy buổi xế chiều, bỗng nhớ những bước chân ngoài phố Saigon. Rồi có dịp Ý lên đây chơi với ta ít hôm. Ta mong lắm.
* Saigon 7.2.1969
Bây giờ ta đang ngồi ở phòng Phạm Công Thiện. Ta và Thiện vừa trên thầy Thanh Tuệ về. Mười giờ đêm. Hồi chiều ngồi với Sơn và Dao Ánh ở Givral.
* Bình Dương 9.4.1969
Và khi ta về Huế còn có mi ở đó. Ta cầu mong cho mi được bình an. Ta ở đây bình thường. Ta vẫn làm bìa sách cho Hoàng Đông Phương và An Tiêm.
Nguyễn Đức Sơn ở trên đó, vợ hắn cứ lên về luôn và hình như hắn đang viết quyển “Lược khảo văn học” gì đó. Phạm Công Thiện vẫn đang dịch quyển “Đóng đinh màu hồng” của Henry Miller. Mi có gửi cho Văn đăng tiếp những truyện ngắn kia không. Có dự định in không. Ta làm bìa sẵn cho. Ta vừa làm bìa “Ngày đó chúng mình yêu nhau” của Phạm Duy tái bản.
* Saigon 24.4.1969
Trưa thứ bảy lên ăn cơm trên An Tiêm. Có cả Phạm Công Thiện và Bùi Giáng. Ông thân sinh thầy Thanh Tuệ đã mất ở Dalat. Ta có đăng phân ưu trên Bách Khoa và Văn. Mấy tên bọn mình.
Báo cho cụ tin buồn là nhà Bùi Giáng ở xóm Bà Hạt cháy sạch trụi. Tiêu luôn cả ngàn quyển sách quý. Quá thảm. Bùi Giáng hiện đang ở trên Thanh Tuệ. Và chán quá rồi. Nhắc cụ luôn.
Ta có đi chơi với Nguyễn Ngu Í cũng rất vui. Ta vẽ bìa cho chã. Chã đổi ta một caisse sữa Babilac.
* Bình Dương 28.4.1969
Buổi chiều ta và Sơn ra ngồi lại ở Pagode. Đêm lên Monaco nghe Khánh Ly hát.
* Bình Dương 23.5.1969
Bùi Giáng bị người nhà gạt đưa thẳng lên nhà thương điên Biên Hòa từ hôm đầu tháng. Thanh Tuệ kể mà ta ngả ngửa. Thật tội Bùi Giáng. Hắn còn quá tỉnh. Lên đó nhờ có bác sĩ biết danh nên cho giấy xuất viện và đi đường tự do. Bác sĩ lại chở Giáng về Saigon chơi. Giáng gặp Thanh Tuệ và chửi người nhà “không ngờ nó lại gạt mình như vậy”.
Lên Dưỡng trí viện Giáng làm thơ thao thao bất tuyệt. Trong vòng hai tuần lễ đã viết đầy thơ trong một cuốn tập dày 400 trang. Và lần về vừa rồi Giáng xé phân nửa tập giao cho An Tiêm nói in gấp. Và dĩ nhiên Thanh Tuệ sửa soạn cho in tập thơ rất hay của Giáng. Tuần sắp tới, theo Thanh Tuệ kể thì Bùi Giáng đã được bác sĩ bảo đảm cho trở về nhà lại. Như vậy là Giáng đã ở nhà thương điên Biên Hòa một tháng. Chuyện như vậy đó. Có điều là Giáng làm thơ quá tài, quá hay và quá mau, đó Ý.
* Dalat 22.10.1969
Ý và Sơn,
Dalat mưa và lạnh se. Thú vị lắm. Có báo với mấy người quen ở đây là bọn mi sẽ lên chơi vào Noel. Bọn nó mong lắm.
* Saigon 10.11.1969
Ta đã ghi tên mượn phòng ở Alliance Francaise, sẽ bày tranh vào cuối tháng 12 hay Janvier. Cụ thu xếp làm sao để vào trong dịp đó nghe. Nếu không có cụ ta sẽ không bày.
* Saigon 21.8.1970
Ta vừa có thêm con trai, đầy ba tháng, giống y anh nó. Như vậy là 3 rồi. Đó gánh nặng gia đình lại chồng chất.
Nghe Sơn nói Thiện rủ cụ vào dạy lại ở Vạn Hạnh mà cụ không vào phải không. Chắc đã mệt mỏi và chán nản lắm.
* Saigon 22.1.1981 (17 tháng Chạp)
Saigon những ngày cuối năm rộn ràng. Mình lu bu nhiều việc, làm báo Xuân (đã xong nhưng chưa đóng xén, sẽ gửi ra xem chơi sau), phụ vợ coi hàng (ngồi mỗi người một ô trên đường Hai Bà Trưng).
* Saigon 23.10.1984
Trong này vẫn vậy. Thỉnh thoảng có những buổi nhậu lớn. Còn thì chiều vẫn trên vườn Sơn.
* Saigon 9.2.1988
Những ngày cuối năm buồn. Vẫn qua lại bên Sơn uống rượu. Li bì và mệt. Mình vẫn lui về trong cái góc của mình ngồi trầm tư và thanh thản.
* Virginia, 11.99
… Tôi nhà quê
Không biết gì về Y2K
Người ta đang nói nhiều
Đang chờ đợi ăn mừng thiên niên kỷ mới
Tôi vẫn nhà quê
Như rơm như rạ.
* Virginia, 9.11.2000
Gắng sắm computer cho hai đứa vọc bây giờ là vừa. Thời đại của com- puter mà.
* Thứ tư 30.5.2001
Thanh Tuệ ở Pháp qua Cali in sách, mới gọi phone, ông có quyển nào đưa cho Thanh Tuệ in một quyển. An Tiêm đang in tập truyện ngắn mới của Dương Nghiễm Mậu.
* Virginia, ngày tuyết, thứ sáu 18.2.2002
Ở xa, trống trải, mênh mông, nhìn về cõi ta bà dễ thấy những điều ngậm ngùi. (n.) Cuối năm, nhớ bạn, mà hình như ngoài Sơn đã mất, chỉ còn Bửu Ý là bạn mà mình vẫn luôn giữ một chân tình và nể trọng. Sống là phải biết trọng nhau. Mình vẫn cổ điển, tuy vẽ trừu tượng (đang vẽ những tấm trừu tượng lớn…) tháng 4 về bày ở California…
* Las Vegas 24.3.02
Từ Utah về thăm vùng núi đá đỏ lâu đời Grand Canyon. Qua biên giới sa mạc Arizona có nhiều xương rồng. Nhớ bạn. Ngày giỗ đầu của Sơn, mình đứng trên núi này vọng xuống vực thẳm… Nghe tiếng vọng dài hư vô…
......................
Mấy ngày nay vang vọng lên mãi, từ hải ngoại, lời kinh cầu cho Đinh Cường: bản Requiem “Giấc mơ trên đồi thơm” và tôi muốn mình tan hòa vào giai điệu, vào lời thành của tác giả Nguyễn Trọng Khôi.
B.Y
(SH324/02-16)
Sau khi hoàn tất bản thảo tập thơ Độc Hành thì nhà thơ Hải Bằng cũng “độc hành” về chốn vĩnh hằng vào ngày 7 tháng 7 năm 1998.
CÁT LÂM
Bình đẳng giới, nữ quyền, những vấn đề tưởng như mới mẻ ở nước ta nhưng thực chất vấn đề này đã được luận bàn từ những năm đầu của thế kỷ XX.
NGUYỄN QUANG HÀ
Ghi chép
Trước, và ngay cả khi vừa giải phóng, vào lúc gần tối, nếu có một người khách nào đón đường gọi xe thồ, xe xích lô xin về làng Thế Lại, thì sẽ bị chủ xe lắc đầu ngay. Bởi chủ xe sợ một điều này: có đi mà không có về. Hoặc ít nhất là cũng về hai tay trắng.
NGUYỄN QUANG HÀ
Trong kháng chiến chống Mỹ, huyện Quảng Điền ở mãi dưới sâu, phải mượn địa bàn của xã Phong Sơn huyện Phong Điền làm chiến khu.
NGUYỄN QUANG HÀ
Ngoảnh đi ngoảnh lại, vừa mới đó, vậy mà đã 100 số Sông Hương trình làng.
PHẠM HỮU THU
Ghi chép
Ngót nửa thế kỷ trôi qua, từ những chàng trai, cô gái giờ họ đã là những ông, những bà.
NGUYỄN QUANG HÀ
Hồi ký
NGUYỄN QUANG HÀ
Năm 1947 có hai chiến sĩ được cử về công tác tại chiến khu Ba Lòng. Đó là Trần Quốc Tiến, quê Quảng Trị và Hải Bằng, quê Thừa Thiên.
BẠCH DIỆP
Bút ký
Tôi từng là đứa con nít mê chuyện cổ tích và trò chơi bán đồ hàng. Khi bọn trẻ cùng lứa đánh khăng tập trận, chạy băng vườn cải mụ Tép, vượt rào bứt dưa hấu nhà ông Phường, phá nát ụ rơm cậu Dưỡng, thì tôi vẫn ngồi yên nghe ngoại kể chuyện. Chỉ có trò họp chợ, chơi mua bán với các dì mới rứt tôi ra khỏi ngoại.
NGUYỄN QUANG HÀ
Hồi ký
Mùa mưa 1968 là mùa mưa nghiệt ngã nhất. Sau trận càn lớn chưa từng có lên miền tây Thừa Thiên, địch tiếp tục phong tỏa miền núi bằng biệt kích.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Ghi chép
Từ mùa xuân năm ấy đến nay vừa tròn 30 năm, chẳng phải vì con số tròn ba thập kỷ mà tôi nhắc lại chuyện cũ. Chỉ vì từ mùa xuân năm ấy, cuộc đời tôi có một bước ngoặt mới và nhờ có mùa xuân năm ấy, cuốn sách đầu tay của tôi đã ra đời.
HỒ THANH THOAN
Đã gần 34 năm nay chúng ta không còn nghe đến tên Đoàn kịch nói Bình Trị Thiên nữa, chuyện đã trở về dĩ vãng của một thời vàng son.
CHÂU PHÙ
Thảo Am Nguyễn Khoa Vy (1881 - 1968) sinh ra trong một gia đình danh gia vọng tộc ở Huế, tinh thông Nho học và chữ Pháp. Cụ cùng Ưng Bình Thúc Giạ Thị thành lập Hương Bình thi xã và giữ vai trò phó soái của thi xã này.
LỆ HẰNG
Bút ký dự thi
"Bánh lọc em ơi! Bánh mới hấp xong, nóng hổi luôn nì, lấy giùm chị ít chục hí?”
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Mấy năm trước, trong dịp cùng lên thăm vườn An Hiên của bà Nguyễn Đình Chi, nhà văn Nguyễn Đắc Xuân đã giới thiệu cho tôi biết cụ Sa Giang Đào Thái Hanh (thân phụ của bà Nguyễn Đình Chi, tức bà Đào Thị Xuân Yến) có tập thơ "Ái Châu danh thắng" (trong "Mộng Châu thi tập") được các danh nho đương thời đánh giá rất cao.
NGUYỄN QUANG HÀ
Bút ký
BẠCH DIỆP
Bút ký dự thi
Tôi uống chậm, từng ngụm nhỏ.
VIỆT HÙNG
Ký
Tuổi hai mươi tràn trề hoài bão lớn và tuổi hai mươi... Ở thời đại nào cũng được coi là lứa tuổi hồn nhiên trong sáng, ấp ủ bầu nhiệt huyết, khát khao làm được cái gì có ích cho đời.
HỒ ĐĂNG THANH NGỌC
Ghi chép
Trời bỗng nhiên mưa, những cơn mưa cuối cùng của mùa mưa rét đậm. Với tôi, hình như mưa bao giờ cũng là cánh cửa mở cho những vũ khúc hoài niệm ùa về.
LỆ HẰNG
Bút ký dự thi
“Thấu Huế rồi.”