THANH TÙNG
Nhạc sĩ Phạm Duy không phải người Huế, nhưng qua những lần dừng lại ở Huế ông đã cho ra đời nhiều giai điệu trữ tình và nhiều hình ảnh đẹp, sâu lắng, trong đó thấp thoáng nhiều bóng hồng xứ Huế.
Giáo sư Trần Văn Khê giới thiệu "Trường ca Hàn Mặc Tử" của nhạc sỹ Phạm Duy
Năm 1970, khi mới vào đại học chúng tôi thường hát, nghe lén nhạc. Có nhiều bài rất hay nhưng không rõ tên tác giả. Hồi ấy ở miền Bắc thơ và nhạc thường được chép vào sổ tay, chuyền tay nhau đọc, rất ít bài có đề tên tác giả. Sau này tôi mới biết có một số bài của Phạm Duy như: Thiên Thai, Suối Mơ (viết chung với Văn Cao), Cô hái mơ… Học kì 1 năm thứ nhất, khi đang học văn học dân gian, phần truyện cổ tích, không rõ là thành viên nào trong lớp đã “truyền bá” bài Khối tình Trương Chi. Đang học Trương Chi được nghe hát Khối tình Trương Chi, thấm thía, tan chảy cảm xúc trong từng câu từng chữ. Mãi đến sau năm 2005 tôi mới được diện kiến tác giả của những ca khúc bất hủ ấy. Tôi gần gũi với nhạc sĩ Phạm Duy những năm cuối đời không phải chỉ có lí do nghề nghiệp mà nhiều hơn là từ hoạt động dòng họ. Tôi được ông đồng ý và đã lược trích một số đoạn trong hồi ký của ông để in trong “Thông tin họ Phạm Việt Nam” như “Phạm Duy thế phả”, “Đi tìm mồ mả gia tiên”… Tôi gặp nhà thơ Phạm Thiên Thư lần đầu tiên cũng tại nhà nhạc sĩ Phạm Duy ở thành phố Hồ Chí Minh. Ở Huế tôi có hơn 40 năm đồng hành trong lĩnh vực văn nghệ, báo chí với một người bạn thân thiết của nhạc sĩ Phạm Duy là nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân. Đó là một cơ may cho tôi trong quá trình tìm hiểu, giải mã hiện tượng âm nhạc Phạm Duy, người viết tình ca hay nhất Việt Nam.
Trong những lúc trà dư tửu hậu, có vài người bạn đề nghị tôi phát biểu cảm nghĩ về cuốn hồi ký Phạm Duy? Tôi bảo: Phạm Duy rất thật thà và dũng cảm. Không phải loại người tốt khoe xấu che. Trong giới nghệ sĩ là bạn bè thân thiết, Phạm Duy rất giống Hoàng Cầm. Nhưng Phạm Duy chỉ giống Hoàng Cầm mỗi một khoản. Khoản tình tang ấy Hoàng Cầm đã viết trong bài “Phạm Duy trong tôi”. Hoàng Cầm có đủ “ba thứ lăng nhăng”. Phạm Duy thì không bia rượu, không thuốc lá, giống tuyên ngôn của Tú Xương: “Chừa được thứ nào hay thứ ấy/ Có chăng chừa rượu với chừa trà.” Và bù lại ông rất “nghiện yêu”. Trong hồi ký của mình Phạm Duy viết rất thật, trên đời này “chưa ai sướng bằng tôi. Sướng ở cái nghĩa người ta lao tới và không bao giờ quên được nhau. Đôi mắt bao giờ cũng còn đuôi, không bao giờ hận tình”… “Tình yêu đẹp lắm. Người nam và người nữ yêu nhau mới có cuộc đời, còn nếu không yêu, tuyệt giống từ lâu rồi”.
Ông đã từng so sánh giữa mình và Trịnh Công Sơn: “Giữa lúc khó khăn, Trịnh tìm tình ru đời vào cõi mộng mị, tôi vẫn phá ra vách tường sương mù để tìm về thực tại”.
Có những lúc yêu đồng thời hai người ông cũng kể. Trong thời gian đi hát tại Hà Nội, ông có quan hệ với một cô ca sĩ phòng trà Thương Huyền và một trong hai vũ nữ nổi tiếng nhất Hà Nội lúc bấy giờ tên là Định đẹp một cách lộng lẫy. Ông đã viết cho cô Định bài Tình kỹ nữ: “Đêm nay đôi người khách giang hồ/ Gặp nhau tình trăng nước…”. Khi lên Yên Thế ông cũng cùng lúc yêu hai cô thôn nữ, một trong hai cô đã khiến ông có ý định lấy làm vợ. Sau này, có lần ông quay trở lại tìm người con gái ấy. “Gặp lại cô gái quê, thấy nàng vẫn chưa lấy chồng, vẫn còn đẹp, vẫn quần quật lao động… Trong mấy ngày ở lại đây, tôi được hưởng những đêm ân ái nồng cháy trên ổ rơm thơm phưng phức bên người đẹp nhà nông có thân hình cứng như… gỗ lim.”
Nhờ “nghiện yêu”, với Phạm Duy “mỗi bài hát cũng là một cuộc tình”.
Phụ nữ Huế có sức hấp dẫn đặc biệt với Phạm Duy. Ông viết:
“Từ khi biết Huế (1944) cho đến khi tôi đã yêu bà Thái Hằng rồi thành vợ chồng (1948), tôi vẫn ước mơ có một người tình xứ Huế. Con gái Huế, lẽ dĩ nhiên là đẹp rồi. Cái mà tôi thích nhất là người đàn bà xứ Huế còn giữ được nhiều nữ tính. Cái nữ tính ấy lại được nuôi dưỡng trong khung cảnh nên thơ của vùng có nhiều đền đài lăng tẩm núi Ngự sông Hương làm cho nó có một sức hấp dẫn mạnh đối với loại người có nhiều “đàn ông tính” như tôi. Theo tôi, không một nơi nào trên nước Việt Nam này có người phụ nữ được sống trong cái môi trường văn hóa thơ mộng sâu sắc như thế cả”.
Vì thế Phạm Duy thường nói: “Cái đầu tôi để ở Hà Nội, cái dạ dày để ở Sài Gòn còn trái tim tôi để ở Huế”. Điều đó giúp ta hiểu vì sao trong bài Tình Ca tuyệt tác ông viết:
“Tôi yêu những sông trường
Biết ái tình ở dòng sông Hương”.
Câu chuyện thầm kín giúp Phạm Duy “Biết ái tình ở dòng sông Hương”, rất ít người biết. Đến cuối đời, người đầu tiên ông tiết lộ là nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân. Đó là một nhân vật rất thân quen trong hội cựu học sinh trường Đồng Khánh có tên là Kiều Miên. Ngày ấy Kiều Miên hát Giọt Mưa thu của Đặng Thế Phong rất hay.
Năm 1953 ông đến Huế được các cô gái cháu của Hoàng Thái hậu Từ Cung tiếp vào một đêm trăng. Ông rất xúc động và sau cuộc gặp gỡ này bài Dạ lai hương ra đời. Ở phố Ngự Viên xưa lại có một người đẹp đã gợi cảm hứng cho ông sáng tác bài Tôi còn yêu tôi cứ yêu. Đặc biệt trong một ngôi biệt thự ở phía trước đàn Nam Giao, Phạm Duy gặp một giai nhân. Tài tử Hà thành bỗng dưng trở thành Trương Chi, và rồi mối tình đó đã để lại cho Huế một bài hát Khối tình Trương Chi nổi tiếng.
Êm êm dần lan
Cung Nam Thương mờ vang
Cung Nam Ai thở than
Ai thương em lầu buồn mỗi lúc khuya tàn cung
Xin được nói thêm, ngôi biệt trước đàn Nam Giao có ba kì nữ của Huế. Sau này Phạm Duy còn phổ nhạc Kiếp nào có yêu nhau của một trong ba kì nữ ấy là nhà thơ, nhà báo Minh Đức Hoài Trinh.
Trong sự nghiệp âm nhạc của những tên tuổi lớn, khán - thính giả rất quan tâm đến hoàn cảnh ra đời, cảm hứng sáng tạo, hình bóng nhân vật của từng bài hát. Những bí mật thú vị ít ai biết đằng sau các bài hát thi thoảng mới được tác giả chia sẻ trong những bối cảnh thích hợp. Vì thế những điều bí ẩn phía sau những ca khúc trữ tình vẫn được những người yêu mến, hâm mộ tìm tòi, giải mã để khám phá đời sống tình cảm, tính cách, và tâm hồn của tác giả.
Năm 1944, ngay từ lần đầu tiên đến Huế, đêm đêm Phạm Duy cùng bạn bè xuống đò nghe ca Huế. Phạm Duy bắt gặp được cái đẹp trong những điệu hò, điệu lí của Huế và cái âm giai ngũ cung lơ lớ. Ông nhận xét và đã ghi lại nhạc lý và viết thành cuốn biên khảo “Những điệu hát bình dân Việt Nam”: “Âm giai ngũ cung lơ lớ của hò mái nhì khác hẳn với âm giai điều hòa (harmonie tempérée) của Âu Tây và âm giai ngũ cung đúng của dân nhạc miền Bắc. Các cung bực của hò Huế có những cao độ (intervalles) non hơn hay già hơn cung bực trong âm giai Âu Tây, hay âm giai miền Bắc. Hò mái nhì hay hò mái đẩy là tiếng nói điển hình của người dân tại một miền nên thơ nhất của đất nước Việt. Tiếng hát xây dựng trên một âm giai lơ lớ đã thể hiện được sự thần bí của cõi lòng, vì vậy nên dễ dàng đi sâu vào tâm hồn người nghe hơn là nhạc ngũ cung đúng của miền Bắc”.
Về sau ông đã vận dụng nhạc ngũ cung vào một số ca khúc phổ thơ, nâng ca dao thành tân nhạc. Đặc biệt, trong phần vào miền Trung của trường ca Con đường cái quan ông có sự phá cách bằng âm giai ngũ cung lơ lớ của Huế. Trong Con đường cái quan Phạm Duy có đoản khúc rất nổi tiếng trong mọi thời kỳ như Nước non ngàn dặm ra đi. Ngoài ra còn có trường ca Mẹ Việt Nam đều phát triển từ ca nhạc truyền thống Huế.
Khoảng cuối năm 1946, trên đường từ miền Nam ra Hà Nội, Phạm Duy dừng chân tại Huế và lại đi hát với bạn bè, gặp nhiều mỹ nữ. Ông gặp lại thi sĩ Lưu Trọng Lư, được nghe “Nguyệt cầm” tại tư gia của cô Tôn Nữ Lệ Minh ở gần chùa Từ Đàm. Và Phạm Duy đã phổ nhạc bài thơ Tiếng thu của Lưu Trọng Lư.
Trong kháng chiến chống Pháp, nhạc sĩ Phạm Duy tình nguyện vào mặt trận Bình Trị Thiên. Từ chiến khu Ba Lòng ông được tổ chức đưa về Đại Lược, ven sông Ô Lâu, rồi bí mật đưa vào hát ở cầu ngói Thanh Toàn, huyện Hương Thủy. Có hôm Phạm Duy được đưa lên hát ở làng Lại Thế, cạnh thôn Vỹ Dạ. Những ngày ở Bình Trị Thiên khói lửa Phạm Duy sáng tác được ba nhạc phẩm bất hủ: Quê nghèo, Bà mẹ Gio Linh, Về miền Trung. Về miền Trung: “Ôi quê hương xứ dân gầy, ôi bông lúa/ Con sông xưa, thành phố cũ…”, Phạm Duy viết trong hồi ký: “Bài Về Miền Trung là một bài ca Huế hùng dũng, không bi quan yếm thế như một bài Nam ai, Nam bình chẳng hạn”. Phạm Duy kể: “Tôi đã làm công việc phát triển mạnh mẽ cái thanh âm lơ lớ của miền thùy dương này”. Cảm hứng trong chuyến đi Bình Trị Thiên lần này còn giúp Phạm Duy sáng tác các bài Tình nghèo, Người về, Bà mẹ quê. Đặc biệt là bài Mười hai lời ru viết về 12 bà mẹ đã bị giặc Pháp giết rất dã man.
![]() |
Nhạc sỹ Phạm Duy dự diễn đàn giáo dục (VTV1 thực hiện) ở Trường Quốc Học. Đây là lần về Huế cuối cùng của ông |
![]() |
Nhạc sỹ Phạm Duy hát với sinh viên đại học Huế trong chương trình “Tôi yêu tiếng nước tôi” |
Từ ngày Phạm Duy hồi hương và có quốc tịch Việt Nam, gia tài âm nhạc, những ca khúc hay, những bài tình ca bất hủ cũng theo về cùng ông. Nhiều chương trình nhạc Phạm Duy được trình diễn, nhiều đĩa nhạc, sách nhạc của ông lại được trình làng. Với Huế, những năm cuối đời Phạm Duy phổ 10 bài thơ của Bích Khê, trong đó có bài Huế đa tình. Ông phổ thơ Hàn Mặc Tử và đã về Huế trình làng Trường ca Hàn Mặc Tử tại Học viện Âm nhạc Huế vào tháng 5/2012. Sau đó là chương trình “Tôi yêu tiếng nước tôi” tại hội trường Trường Đại học Sư phạm (16/9/2012). Trước đó, chương trình đầu tiên là “Ngày trở về” tại Trung tâm Festival 11 Lê Lợi.
Sự trở về của nhạc sĩ Phạm Duy còn có thêm ý nghĩa ở chỗ lớp trẻ hôm nay biết Phạm Duy nhiều hơn và có một lớp ca sĩ trẻ thấm Phạm Duy, hát Phạm Duy rất hay như Ánh Tuyết, Tấn Minh, Mỹ Linh, Khánh Linh, Nguyên Thảo, Đức Tuấn… Nhiều lần nhạc sĩ Phạm Duy về Huế chỉ là để đi thăm lại những nơi đã ghi dấu trong lòng ông. Để được thưởng thức những tinh hoa ẩm thực Huế và được nghe những ca sĩ không chuyên hát nhạc Phạm Duy. Ông giữ lại nhiều ấn tượng mạnh và kỷ niệm đẹp khi được nghe cựu nữ sinh Đồng Khánh hát nhạc Phạm Duy. Đặc biệt là hiện tượng Kim Đa, một doanh nhân mê nhạc Phạm Duy và hát nhạc Phạm Duy khá hay. Phạm Duy được sống thanh thản những năm cuối đời có phần từ những niềm vui nho nhỏ ấy. Và mỗi lần Phạm Duy về Huế, nếu để ý sẽ nhận ra cái cảm giác như là ông đang trẻ lại, xen lẫn sự nuối tiếc về “một thời oanh liệt”.
Sau ngày nhạc sĩ Phạm Duy đi xa, thân hữu ở Huế đã tổ chức nhiều buổi sinh hoạt hồi tưởng Phạm Duy và hát nhạc Phạm Duy để tưởng nhớ ông. Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhạc sĩ Phạm Duy, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân ra mắt cuốn sách “Phạm Duy - Biết ái tình ở dòng sông Hương”. Có thể xem cuốn sách này là một bộ sưu tập tư liệu về Phạm Duy đầy đủ nhất cho đến thời điểm hiện nay.
T.T
(TCSH43SDB/12-2021)
50 năm ngày mất Giáo sư Đặng Văn Ngữ
ĐẶNG NHẬT MINH
Nhân 110 năm ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC (1907 - 2017)
TRẦN VIẾT NGẠC
NGUYỄN HOÀNG THẢO
Trước khi có chợ, bên ngoài cửa Ðông Ba (cửa Chánh Đông) dưới thời vua Gia Long có một cái chợ lớn mang tên “Qui Giả thị” - chợ của những người trở về.
NGUYỄN KỲ
Cuộc vận động tranh cử và “đấu tranh nghị trường” trong thời kỳ 1936 - 1939 do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo là một bộ phận đặc biệt trong cuộc đấu tranh vì quyền dân sinh dân chủ ở Việt Nam.
DÃ LAN NGUYỄN ĐỨC DỤ
Thú thật với độc giả, một trong những điều vui thú nhất của tôi - cho tới nay tôi vẫn say mê - là sưu tầm khảo cứu về Phổ trạng (tức là lai lịch, nguồn gốc...) của các nhân vật lịch sử như Ngô Quyền, Nguyễn Xý, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Phạm Ngũ Lão, Phạm Sư Mạnh...
LÂM QUANG MINH
Tôi không có vinh dự như nhiều anh chị em cán bộ, dũng sĩ từ miền Nam ra Bắc công tác, học tập hay chữa bệnh, được trực tiếp gặp Bác Hồ, được Bác ân cần động viên dạy bảo, được cùng ngồi ăn cơm với Bác, được Bác chia bánh chia kẹo... như người cha, người ông đối với các con cháu đi xa về.
THANH HẢI
Hồi ký
Tháng 10 năm 1962, tôi được vinh dự đi trong đoàn đại biểu mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam ra thăm miền Bắc. Lần đó một vinh dự lớn nhất của chúng tôi là được gặp Hồ Chủ Tịch.
Giáo sư Bửu Ý, tên đầy đủ là Nguyễn Phước Bửu Ý, sinh năm 1937 tại Huế. Ông vừa là nhà giáo, nhà văn, vừa là dịch giả của các tiểu thuyết nổi tiếng như Nhật kí của Anna Frank, Đứa con đi hoang trở về, Bọn làm bạc giả của André Gide, Con lừa và tôi của Juan Ramón Jiménez; Thư gửi con tin của Antoine de Saint-Exupéry… đăng trên các tạp chí Mai, Văn, Diễn đàn, Phố Văn (trước 1975).
I. Nhớ hơn bốn mươi năm về trước, vào khoảng đầu mùa đông năm 1974 - mùa dỡ củ dong riềng - tôi đi chợ Chũ (Lục Ngạn), mua được tập truyện Khúc sông. Trên lối mòn đường rừng, bước thấp bước cao, tôi vừa đi vừa tranh thủ đọc. Ngày ấy, tôi chỉ biết tên tác giả là Nguyễn Thiều Nam, nào có biết đẳng cấp của ông trong làng văn ra sao!
Sinh thời, cha tôi – họa sỹ Trịnh Hữu Ngọc, hầu như không bao giờ nhắc đến những năm học vẽ ở Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (MTĐD).
HỒ QUỐC HÙNG
(Thân mến tặng các bạn lớp Văn K9 - Đại học Tổng hợp Huế)
Ai cũng có kho ký ức riêng cho chính mình như một thứ tài sản vô hình. Ký ức lại có những vùng tối, vùng sáng và lúc nào đó bất chợt hiện lên, kết nối quá khứ với hiện tại, làm cho cuộc sống thêm ý vị.
TRẦN VĂN KHÊ
Hồi ký
Có những bài thơ không bao giờ được in ra thành tập.
Có những bài thơ chỉ còn ghi lại trong trí nhớ của tác giả và của đôi người may mắn đã được đọc qua một đôi lần.
Ngắm nhìn vẻ đẹp tinh khiết của cô nữ sinh Đồng Khánh dưới vành nón Huế, trong chiếc áo dài trắng tinh khôi, không ai nghĩ chỉ ít năm sau ngày chụp bức ảnh chân dung ấy, chị chính là nạn nhân của một chế độ lao tù tàn bạo và nghiệt ngã.
Trong quy hoạch một đô thị văn minh, vỉa hè là khoảng công cộng dành cho người đi bộ. Còn theo kiến trúc, vỉa hè là đường diềm, trang trí cho phố phường tạo ra sự hài hòa giữa đường và nhà mặt phố. Người Pháp đã làm những điều đó ở Hà Nội từ cuối thế kỷ 19.
TRẦN PHƯƠNG TRÀ
Hồi những năm 1950, làng Trúc Lâm quê tôi thuộc vùng du kích ven thành phố Huế.
QUẾ HƯƠNG
Ngày 15/7/2017 tới đây, ngôi trường hồng diễm lệ nằm cạnh trường Quốc Học, từng mang tên vị vua yểu mệnh Đồng Khánh chạm ngưỡng trăm năm.
THÁI KIM LAN
Trong những hình ảnh về ngày Tết mà tôi còn giữ được thời thơ ấu, thì Tết đối với tôi là Tết Bà, mà tôi gọi là Tết Mệ Nội chứ không phải Tết Mạ. Bởi vì mỗi khi Tết đến, cả đại gia đình chúng tôi đều kéo nhau lên nhà Từ đường “ăn Tết", có nghĩa quây quần chung quanh vị phu nhân trưởng tộc của dòng họ là bà nội tôi.
TRẦN VIẾT NGẠC
Báo Xuân xưa nay luôn là số báo đẹp nhất, phong phú nhất trong một năm. Bài vở số Xuân được tòa soạn đặt bài trước cho các cây bút thân quen, nổi tiếng từ mấy tháng trước.
NGUYÊN HƯƠNG
Trong đời, người ta ai cũng nên phải lòng một vùng đất. Cảm giác đó thật đặc biệt, giống như khi ta một mình đi đêm về sáng, bỗng gặp đóa hoa cô đơn thức sớm nở ngoài thềm, thấy thương.
BÙI KIM CHI
Tôi đã rất xúc động. Lòng rưng rưng bồi hồi khi tình cờ nghe được bài hát “Quê hương tuổi thơ tôi” của Từ Huy trong VCD họp mặt Đồng Hương Sịa lần đầu tiên ở Little Sài Gòn, Nam Cali…