ĐÔNG HÀ
Người ta mỗi ngày thường hay nhìn tới để đi, nhưng cũng nhiều lúc, chọn cho mình một góc riêng tư, lại thường nhớ về những nỗi nhớ.
Chiều về. Ảnh Đồng Minh Đống
Những lúc như vậy, tôi thường nhớ về những con đường. Chọn một góc quán quen, tôi nhìn sâu vào tâm tưởng để nghe lao xao ngoài hiên hạ, và chờ đợi những ký ức trở về như một người bạn hiền tri kỷ. Khi mà ngoài phố kia, chút nữa thôi, người sẽ vắng, lá sẽ xanh, đèn sẽ vàng, mưa chỉ vừa đổ bụi... Con đường thì miên man miên man... Đường dài đi một mình không bao giờ hết. Hoặc, nếu có ai hào phóng, cho mượn một bàn tay, dắt như một ví dụ qua cầu...
Rồi tôi ngồi mình hình dung, những con đường nghe lá hát xôn xao. Những con phố quen lạ bước chân, quen lạ dấu môi hôn, quen lạ những nụ cười, quen lạ những ánh mắt... Mà đôi khi không cần lạ quen, chỉ cần bước chân là đi dừng chân có chỗ dựa... Là ấm êm vô cùng...
Năm xưa... Một đêm nào đó, cũng trong trời đất này... Rất nhiều chúng ta đã cùng đan nhau đi trong đêm mờ mịt sương khói ấy. Nhắm mắt và hình dung. Bắt đầu từ Chiều. Ừ. Chiều. Chiều thuở ấy còn lãng đãng khói sương của khung cửa cài then tĩnh mịch. Tôi không nhớ bắt đầu từ đâu mà vào đấy. Hình như từ một người bạn quen với chủ nhà. Khi đó chưa thành quán. Một buổi khuya khoắt, đi đâu đó rã rời, thì cả bọn túm tụm lại bước vào. Căn nhà im lặng lọt thỏm giữa thành quách. Nhớ, chỉ một bước chân thôi, là từ ngoài đường lọt hẳn vào giữa nhà. Không phên dậu, không che chắn, mở ơ hờ như một tình nhân ngồi đó đợi. Rồi không biết đâu, một can rượu trắng được bày ra giữa cái bàn gốc cây. Rồi uống lặng lẽ. Thầm thì. Thời đó không ai yêu nhau, chỉ yêu cái thầm thì của nhau trong tình ánh mắt nét cười. Thời đó, hình như chữ yêu nghe tội lỗi đầy mình, và nghe như yêu rồi thì không cách gì mà hàn gắn nhau lại. Nên cái đêm ngập ngừng dưới ngọn đèn bạch lạp, những đứa con gái tóc dài mắt nhung thuở ấy, cũng can trường mà nâng ly ngang mày không ngần ngại. Và cũng khi ngồi đó, dưới màu đèn vàng dìu dặt, tôi lại nhớ những năm tháng mù khơi ra đi tưởng không thể quay về. Những đêm nào trong tâm tưởng giờ lại ồn ào xao động. Không cụ thể một ai, không cụ thể nơi nào... nhưng đẹp. Những sự đẹp trong veo. Những sự đẹp mà sau này bất chợt thoáng gặp đâu đó trên đường đời thường khiến tôi mỉm cười và nghe lòng dâng lên một nỗi dịu dàng ấm áp. Tất nhiên, thời của đèn vàng mù khơi đó, cái buồn cũng mang sự đẹp trong veo.
Rời Chiều lúc nửa đêm. Những bước chân chung chiêng lại kéo nhau qua con đường Phượng bay đầy diễm lệ. Đêm đẹp đến ngợp thở. Hai hàng lá đan nhau. Sương ơi là sương... Mờ mịt rớt xuống tóc, xuống vai... Những bước chân chệch choạng kéo nhau đi. Thi thoảng dụi vào vai nhau cho mỗi bước đi không vững. Bệt xuống một góc thành, ngồi chạm xuống đám rêu mà nghe trăm năm ngàn năm thầm thỉ nỗi oán hờn cung nữ. Khúc này thì nhớ có một lần Vĩnh Thụy thả mình xuống đó, họa thành bức chân dung viết nắn nót phía dưới Nam Phương. Bức đó lâu ngày cất kỹ ở đâu không còn nhớ, nhưng nguyên vẹn trong ký ức của mình. Mà chắc chi người họa thuở ấy giờ còn nhớ làm chi.
Rồi xốc kéo nhau đi. Hào sản bằng tất cả niềm hân hoan của tuổi trẻ. Vác cây guitar trên vai, đôi ba kẻ nghêu ngao Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi... mà không hề biết rằng những cuộc đi thuở ấy là duy nhất. Những cuộc đi sau này là chạy, nhảy, vượt như một hành trình đày đọa chân thân. Hôm ấy, đi, qua cầu sông Hương, ngó xuống mặt sông mà hỏi Hương ơi mày buồn chi mà để xứ này nhân loại thành màu tím? Hỏi thế thôi. Rồi đi. Nước sông Hương uống mềm môi, mà tiếng yêu thì lần khân chưa một lần thưa thốt.
Qua con đường lụa là Áo Trắng. Xưa đó. Mỗi chiều tan học, Tôi cùng rủ Sầu Thái thị đi trên con đường này. Hai chiếc xe đạp thong dong, mình nhớ, Sầu Thái thị mùa hè mặc áo tím nhạt, mùa đông khoác áo màu dạ lan. Cứ đi mà không nói năng chi, không hề nói năng chi... thi thoảng chỉ hát lên vài đôi câu khe khẽ. Nhưng giờ thì đang nói về đêm đó. Đêm mà cả bọn làm ma giang hồ kéo nhau qua đó. Từng tốp lặng lẽ, thầm thỉ đi trong đêm. Vẫn thi thoảng ai đó hát lên đôi ba câu. Có chàng nhạc sĩ cổ cò gân lên từng chặp. Có lũ lít nhít phụ họa... Người đã xa rồi mười hai mươi năm.... Hoa cúc mùa thu vườn ai còn vàng... Ngẫm chuyện tình kia có là bao lăm... Mà trọn một đời cơ hồ lang thang... Chỉ chừng nớ thôi, có là bao lăm, mà kéo nhau đi nghìn trùng lớp lớp...
Điểm cuối là Ga Huế. Một kiến trúc diễm lệ trữ trình dành riêng cho những cuộc chia ly. Đẹp như một nơi nào của châu Âu rớt lại. Những ngọn đèn dầu bập bùng. Đèn vàng đèn trắng hắt ra. Rồi ngồi xuống, lại tiếng guitar bập bùng. Lại những đôi mắt nói nhiều hơn lời. Cứ thế mà ngồi. Và vài giọt rượu làm bộ thành tri kỉ giữ gìn ký ức cho nhau. Để dù dòng đời mải miết trôi xuôi, Huế vẫn còn những địa danh như vậy, mỗi khi trở gió tâm hồn lại tự mình dắt nỗi nhớ qua cầu làm thành một hành tinh bé nhỏ thênh thang.
Đ.H
(SHSDB36/03-2020)
Báo Tin Tức Chúa Nhựt, 3.11.1940 mở đầu bằng mấy hàng như sau: “Hai mươi chín tháng Chín Annam (20 Octobre 1940). Thêm một ngày đáng ghi nhớ. Một người đã mất: cụ Sào Nam Phan Bội Châu”
Với giọng văn sinh động, pha chút hài hước, hình minh họa ngộ nghĩnh, phù hợp với lứa tuổi học trò: “Chuyện kể về thầy trò thời xưa”, “Những tấm lòng cao cả” hay bộ văn học teen “Cười lên đi cô ơi”… sẽ đem đến cho độc giả nhiều cung bậc cảm xúc và hoài niệm.
Trong tất cả các Ni sư Phật giáo mà tôi được biết và chịu ơn hoằng pháp vô ngôn, có lẽ người gần gũi với tôi nhất trong đời là Cố Đại Trưởng lão Ni chúng – Sư Bà Cát Tường - nguyên trụ trì chùa sư nữ Hoàng Mai ở Thủy Xuân – Huế.
LTS: Nhà thơ, nhà văn Thanh Tịnh năm 78 tuổi sức khỏe không còn như buổi thanh niên, nhưng ngòi bút của ông vẫn còn cái sung sức của một người đã từng yêu du lịch và làm nghề hướng dẫn khách du lịch toàn Đông Dương. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc những trang hồi ký đầy lý thú của Thanh Tịnh.
NGUYỄN XUÂN HOA
Tôi không có dịp được học với thầy Phạm Kiêm Âu, người thầy nổi tiếng ở Huế, nhưng lại có cơ duyên cùng dạy ở trường nữ trung học Đồng Khánh với thầy trong các năm 1974 - 1975.
Vậy là nhà thơ Phạm Ngọc Cảnh đã về cõi thiên thu giữa một sáng mùa thu Hà Nội lay phay gió mù u!...Trước khi chưa kịp được vuốt mắt, dường như đôi đồng tử của ông vẫn còn lưu giữ lại hình ảnh đau đáu về con sông Cụt quê nhà.
Với một tướng lãnh võ biền, thì mục tiêu cuộc dẹp loạn là đánh tan loạn quân, rồi ca khúc khải hoàn, ăn mừng chiến thắng.
PHÙNG TẤN ĐÔNG
“Đời của nó như thể bềnh bồng
Cái chết của nó như thể an nghỉ”
F.Jullien
(Dẫn nhập cuốn “Nuôi dưỡng đời mình - tách rời hạnh phúc” - Bửu Ý dịch, 2005)
THANH TÙNG
Hiệp định Genève ký kết, sông Bến Hải tưởng chỉ là giới tuyến tạm thời, không ngờ đã trở thành ranh giới chia cắt đất nước Việt Nam hơn 20 năm. Nỗi đau chia cắt và biết bao câu chuyện thương tâm, cảm động đã diễn ra ở đôi bờ Hiền Lương kể từ ngày ấy. Nhiều cuộc tình đẫm máu và nước mắt. Có những đôi vợ chồng chỉ ở với nhau đúng một đêm. Có người chồng Bắc vợ Nam, khi vợ được ra Bắc thì chồng lại đã vào Nam chiến đấu, đời vợ chồng như chuyện vợ chồng Ngâu.
“Thưởng thức là ngưỡng cửa của phê bình. Chưa bước qua ngưỡng cửa ấy mà nhảy vào cầm bút phê bình thì nhất định mắc phải những sai lầm tai hại. Không còn gì ngượng bằng đọc một bài người ta đem dẫn toàn những câu thơ dở và những câu ca dao dở mà lại đi khen là hay”. (Vũ Ngọc Phan, trích từ Hồi ký văn nghệ, tạp chí Văn Học, Hà Nội, số 4 năm 1983, trang 168).
VƯƠNG TRÍ NHÀN
I
Hè phố Hà Nội vốn khá hẹp, chỉ có điều may là ở cái thành phố đang còn lấy xe đạp làm phương tiện giao thông chủ yếu này, người đi bộ có phần ít, phía các phố không phải phố buôn bán, vỉa hè thường vắng, bởi vậy, nếu không quá bận, đi bộ lại là cái thú, người ta có thể vừa đi vừa nghỉ, thoải mái.
Gặp người thư ký của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm xưa, tôi có dịp biết thêm những tình tiết mới quanh câu chuyện hơn 30 năm về trước khi tiểu thuyết “Búp sen xanh” của nhà văn Sơn Tùng được tái bản lần đầu.
THẾ TƯỜNG
Ký
"Quê hương là chùm khế ngọt
cho con trèo hái cả ngày"
Một nhà báo Pháp sắp đến Việt Nam để tìm lại một di sản chiến tranh, nhưng ở một khía cạnh nhân văn của nó - đó là những con người, địa điểm từng xuất hiện trong các bức ảnh mà nữ phóng viên chiến trường nổi tiếng Catherine Leroy ghi lại trong cuộc tấn công Mậu Thân vào thành phố Huế.
Thanh Minh là bút danh chính của Nguyễn Hưu(1), người làng Yên Tập, tổng Phù Lưu, huyện Can Lộc, nay là xã Tân Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
LTS: Nhà văn Lan Khai tên thật là Nguyễn Đình Khải, sinh năm Bính Ngọ 1906 ở Tuyên Quang, song lại có gốc gác dòng họ Nguyễn ở Huế. Ông nổi tiếng trên văn đàn Việt Nam từ những năm 1930 - 1945, được mệnh danh là “nhà văn đường rừng”, để lại hàng trăm tác phẩm văn học, trong đó có gần 50 cuốn tiểu thuyết.
Thực tế lịch sử gần 70 năm qua đã khẳng định rằng Cách mạng Tháng 8 năm 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là kết quả của hành trình 30 năm tìm đường cứu nước của Bác Hồ và là kết quả tất yếu từ công lao to lớn của Bác chuẩn bị cho việc tiến hành cuộc cách mạng giải phóng kể từ ngày Bác về nước.
Tháng Bảy âm. Tháng cô hồn. Mồng một âm đã rả rích mưa báo hiệu cho một tháng âm u của Tiết Ngâu. Sắp rằm, tâm trí chợt như hửng ấm khi tiếp được cái giấy Hà Nội mời dự lễ khánh thành nhà bia và Khu tưởng niệm đồng bào ta bị chết đói năm 1945. Chợt nhớ, công việc này đã manh nha từ hơn mười năm trước…
LTS: Nguyễn Hưu, bút danh Thanh Minh, sinh năm 1914, quê huyện Can Lộc, hoạt động báo chí và văn học từ những năm 1934 - 1935. Ông là nhà báo, nhà thơ, dịch giả Hán - Nôm, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, nhà quản lý văn hóa văn nghệ có nhiều thành tựu và cống hiến. Ông là Hội trưởng Hội văn nghệ Hà Tĩnh đầu tiên. Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông [21.8], VHNA sẽ lần lượt đăng một số bài viết về ông.
Vùng quê nghèo chúng tôi nằm sát chân núi Hồng Lĩnh có Hàm Anh (nay là xóm 1 xã Tân Lộc) từng sản sinh ra một Tiến sĩ xuất thân Đệ nhị giáp (Hoàng giáp) (1499) đời Lê Hiến tông tên là Phan Đình Tá (1468-?)