VŨ NHƯ QUỲNH
Khẳng định vai trò đặc biệt của công tác tuyên giáo, Đảng ta đã tập trung xây dựng và phát triển lực lượng tuyên giáo với đầy đủ các lực lượng tinh nhuệ, đủ sức gánh vác nhiệm vụ của Đảng và nhân dân giao phó.
Ảnh minh họa: internet
Trong đó, đội ngũ văn nghệ sĩ cũng là một lực lượng quan trọng, đóng góp to lớn với sự nghiệp cách mạng của dân tộc, với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên nhiều lĩnh vực.
Vượt qua nhiều cam go, thách thức, các thế hệ văn nghệ sĩ trên mặt trận tuyên giáo 91 năm qua luôn kiên trung nêu cao tinh thần đoàn kết, sáng tạo, không ngại gian khổ, hy sinh, đi trước, đi cùng với phong trào quần chúng, phấn đấu không mệt mỏi cho lý tưởng và sự nghiệp cách mạng cao cả.
Những đóng góp của văn nghệ sĩ đối với công tác tuyên giáo đã góp phần tô thắm trang sử vẻ vang, hào hùng trong các cuộc kháng chiến cứu nước, giành độc lập dân tộc, thu giang sơn về một mối. Bằng các tác phẩm, sáng tạo của mình, đội ngũ văn nghệ sĩ đã và đang góp phần quan trọng cổ động, khích lệ ý chí tinh thần của toàn xã hội trong công cuộc xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Văn nghệ sĩ không chỉ là người tiếp nhận định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng, mà còn là người đồng hành tự nguyện với Đảng, với dân tộc trên con đường phát triển đất nước cường thịnh, vững bền. Nhà thơ Tố Hữu - nhà chính trị và nhà tư tưởng xuất sắc từng viết:
“Nếu được làm hạt giống để mùa sau
Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa
Vui gì hơn làm người lính đi đầu
Trong đêm tối, tim ta làm ngọn lửa!”.
“Người lính đi đầu”, hay “đi trước” ở đây, được phác họa là một người lính tiên phong trên mặt trận tư tưởng - văn hóa. Một mặt trận không có tiếng súng nhưng luôn chứa đựng những cam go, phức tạp, và cả sự hy sinh mất mát. Và văn nghệ sĩ cũng vinh dự là một trong những người lính trong hàng ngũ đó. Bên cạnh việc đề cao tính nhân văn, lòng yêu nước và ý thức công dân của những người làm nghệ thuật, trong những sáng tác của mình, các thế hệ văn nghệ sĩ trên mặt trận tư tưởng luôn hiểu rõ tính khoa học xuất phát từ thực tế khách quan, từ quy luật phát triển của xã hội và tính chân thực của thực tiễn, hiểu quy luật vận động của lịch sử, nắm bắt được xu thế phát triển của thời đại để sáng tác ra những tác phẩm cổ động phù hợp tình hình thời cuộc. Có thể nói rằng, khi nhớ tới lịch sử cách mạng của đất nước thì đầu tiên là nhớ những tác phẩm văn học, các ca khúc, bài thơ… những chất liệu động viên đó còn nguyên giá trị cho các thế hệ cho đến ngày hôm nay và luôn có sức tỏa rất lớn.
Từ trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, đội ngũ văn nghệ sĩ đã có sứ mệnh hết sức đặc biệt và quan trọng của mình - đó là thông qua các tác phẩm nghệ thuật góp phần giác ngộ các tầng lớp nhân dân ủng hộ cách mạng. Khi đất nước còn bị chiến tranh xâm lược, có những nhà văn, nhà thơ làm cách mạng đã bị địch bắt, tù đày, tra tấn rất dã man nhưng các đồng chí ấy vẫn giữ vững khí tiết, thà hy sinh chứ nhất định không chịu khuất phục trước kẻ thù. Việc đi theo lý tưởng vì nhân dân Tổ quốc, đội ngũ văn nghệ sĩ đã tự nguyện ghép mình trong tư thế người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, sống và sáng tạo ở những nơi mũi nhọn của đất nước, những mặt trận gian khổ, ác liệt nhất. Nhiều văn nghệ sĩ đã anh dũng ngã xuống như những người anh hùng vì nền độc lập tự do của đất nước. Tiếp nối mạch truyền thống cho đến hôm nay, đội ngũ văn nghệ sĩ bằng những sáng tác của mình, đã và đang tiếp tục góp phần truyền cảm hứng của nghệ thuật để động viên nhân dân cùng thực hiện những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Họ bằng khả năng sáng tạo nghệ thuật của mình cũng đã góp phần phát hiện được những vấn đề mới, những điển hình tốt, biểu dương, nhân rộng, đồng thời vạch ra những hiện tượng, những biểu hiện sai trái để phê phán, uốn nắn giúp cho xã hội tốt đẹp hơn.
Tin tưởng rằng, trong thời gian đến đội ngũ văn nghệ sĩ sẽ tiếp nối truyền thống là những người lính tuyến đầu trên mặt trận tư tưởng. Bằng tài năng, sở trường đặc biệt và niềm đam mê nghệ thuật, tiếp tục sáng tạo, kết tinh các tác phẩm, có sức mạnh lay chuyển cảm xúc, gieo vào trái tim công chúng những điều tốt đẹp, tiếp tục đóng góp, cổ động mạnh mẽ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
V.N.Q
(TCSH390/08-2021)
DƯƠNG BÍCH HÀ
Văn hóa dân gian, trong đó có âm nhạc, là một bộ phận nghệ thuật quan trọng trong nền văn hóa đa dân tộc của Việt Nam. Nó phản ánh sâu sắc những tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của con người. Nó gắn liền với cuộc sống sinh hoạt của nhân dân và phục vụ nhân dân. Song song với cuộc sống của con người, nó đã tồn tại qua mấy nghìn năm lịch sử đến nay.
VÕ CÔNG LIÊM
Bất cứ là văn, thơ hay biên khảo, ký sự… nói chung là viết.
HỒ THẾ HÀ
Lục bát là thể thơ đặc trưng thể hiện bản sắc và tâm hồn dân tộc Việt. Nó trở thành tình cảm, tâm thức sáng tạo và tiếp nhận của nhân dân từ ngàn đời nay, nó trở thành hữu thức và “vô thức tập thể” trong sinh hoạt tinh thần và sinh hoạt vật chất của toàn dân.
TRẦN HỮU SƠN
Đạo Mẫu là hình thức tôn giáo quan trọng ở Việt Nam. Hiện nay, đạo Mẫu đang có bước “chuyển mình” và phát triển mạnh mẽ cả về thiết chế và đối tượng tham gia. Vì vậy, đạo Mẫu đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học.
ĐỖ LAI THÚY
Cuốn sách của giáo sư Trần Đức Thảo đề cập đến nhiều vấn đề, rộng và sâu. Bài báo này chỉ nói đến một luận điểm mấu chốt của ông, bản chất con người và những ngẫm nghĩ gợi ra từ đó, trong sự đối chiếu với văn học gần đây.
(Một vài trao đổi với nhà thơ Dương Tường)
NGÔ THẾ OANH
(thực hiện)
TRẦN HOÀI ANH
MAI LIÊN GIANG
(Qua công trình Phản ánh nghệ thuật trong mỹ học của Lukács György của Trương Đăng Dung)
LƯỜNG TÚ TUẤN
(Tặng Yến Linh và Thái Hạo)
“Hình thức nghệ thuật nếu được hiểu đúng thì nó không tạo hình thức cho một nội dung đã có sẵn và được tìm thấy, mà là cái hình thức cho phép lần đầu tiên tìm thấy và nhận ra nội dung” (M. Bakhtin).
ĐỖ QUYÊN
(Nhân đọc “Cái vú thừa” - tập truyện của McAmmond Nguyen Thi Tu, Nxb. Hội Nhà văn 2018)
PHẠM QUYÊN CHI
Tâm lí học cổ điển đã xây dựng nên sơ đồ quy nạp của quá trình hình thành các đơn vị cơ bản của tư duy - và khái niệm duy lí gắn liền với từ.
YẾN THANH
“Hoa dại như là niềm ân nghĩa. Nhìn hoa nghiệm ra sự hiện hữu của những gì tưởng đã tan loãng hư vô”
[Nhụy Nguyên]
JOSEPH HILLIS MILLER
Không phải ngẫu nhiên khi cho rằng quan niệm về cái kết ở trong truyện rất khó để xác định rõ ràng, cho dù là “về mặt lý thuyết”, hay với một cuốn tiểu thuyết nhất định, hoặc với các tiểu thuyết ở một thời kỳ nhất định. Quan niệm về cái kết ở trong truyện vốn dĩ là “không thể giải quyết được.” (undecidable).
NGUYỄN ĐỨC TÙNG
Tôi đọc trường khúc Mẹ Về Biển Đông của Du Tử Lê lần đầu giữa một mùa hè khô hạn, mặt đất nắng cháy nứt nẻ thoảng mùi hoa hồng dại, thứ cây mọc nhiều ở Alberta.
HỒ TIỂU NGỌC
Trong bầu không khí dân chủ tối đa và nhận thức tối đa của con người thời hậu chiến, nền thơ Việt Nam, trong đó có thơ nữ lại nhanh chóng hòa nhập và tạo ra những góc nhìn đa dạng về cuộc sống.
MAI AN NGUYỄN ANH TUẤN
Bài thơ chữ Hán Điệp tử thư trung (Con bướm chết trong sách) được xếp ở sát cuối phần Làm quan ở Bắc hà (1802 - 1804), trong Thanh Hiên thi tập(1).
TÔN NỮ DẠ NGUYÊN
(Khái lược về liên văn bản trong tác phẩm văn học)
NGUYỄN THỊ THÚY HẠNH
Nhà văn Diêm Liên Khoa đã từng thử sức ở nhiều thể loại văn học khác nhau: tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện vừa, tùy bút, tản văn… nhưng tiểu thuyết vẫn là địa hạt mà ngòi bút ông bén rễ sâu nhất và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ.
NGUYỄN VĂN HÙNG
(Đọc Thơ Việt Nam hiện đại - Thi luận và Chân dung của Hồ Thế Hà)
ĐOÀN ÁNH DƯƠNG