VŨ NHƯ QUỲNH
Khẳng định vai trò đặc biệt của công tác tuyên giáo, Đảng ta đã tập trung xây dựng và phát triển lực lượng tuyên giáo với đầy đủ các lực lượng tinh nhuệ, đủ sức gánh vác nhiệm vụ của Đảng và nhân dân giao phó.
Ảnh minh họa: internet
Trong đó, đội ngũ văn nghệ sĩ cũng là một lực lượng quan trọng, đóng góp to lớn với sự nghiệp cách mạng của dân tộc, với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên nhiều lĩnh vực.
Vượt qua nhiều cam go, thách thức, các thế hệ văn nghệ sĩ trên mặt trận tuyên giáo 91 năm qua luôn kiên trung nêu cao tinh thần đoàn kết, sáng tạo, không ngại gian khổ, hy sinh, đi trước, đi cùng với phong trào quần chúng, phấn đấu không mệt mỏi cho lý tưởng và sự nghiệp cách mạng cao cả.
Những đóng góp của văn nghệ sĩ đối với công tác tuyên giáo đã góp phần tô thắm trang sử vẻ vang, hào hùng trong các cuộc kháng chiến cứu nước, giành độc lập dân tộc, thu giang sơn về một mối. Bằng các tác phẩm, sáng tạo của mình, đội ngũ văn nghệ sĩ đã và đang góp phần quan trọng cổ động, khích lệ ý chí tinh thần của toàn xã hội trong công cuộc xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Văn nghệ sĩ không chỉ là người tiếp nhận định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng, mà còn là người đồng hành tự nguyện với Đảng, với dân tộc trên con đường phát triển đất nước cường thịnh, vững bền. Nhà thơ Tố Hữu - nhà chính trị và nhà tư tưởng xuất sắc từng viết:
“Nếu được làm hạt giống để mùa sau
Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa
Vui gì hơn làm người lính đi đầu
Trong đêm tối, tim ta làm ngọn lửa!”.
“Người lính đi đầu”, hay “đi trước” ở đây, được phác họa là một người lính tiên phong trên mặt trận tư tưởng - văn hóa. Một mặt trận không có tiếng súng nhưng luôn chứa đựng những cam go, phức tạp, và cả sự hy sinh mất mát. Và văn nghệ sĩ cũng vinh dự là một trong những người lính trong hàng ngũ đó. Bên cạnh việc đề cao tính nhân văn, lòng yêu nước và ý thức công dân của những người làm nghệ thuật, trong những sáng tác của mình, các thế hệ văn nghệ sĩ trên mặt trận tư tưởng luôn hiểu rõ tính khoa học xuất phát từ thực tế khách quan, từ quy luật phát triển của xã hội và tính chân thực của thực tiễn, hiểu quy luật vận động của lịch sử, nắm bắt được xu thế phát triển của thời đại để sáng tác ra những tác phẩm cổ động phù hợp tình hình thời cuộc. Có thể nói rằng, khi nhớ tới lịch sử cách mạng của đất nước thì đầu tiên là nhớ những tác phẩm văn học, các ca khúc, bài thơ… những chất liệu động viên đó còn nguyên giá trị cho các thế hệ cho đến ngày hôm nay và luôn có sức tỏa rất lớn.
Từ trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, đội ngũ văn nghệ sĩ đã có sứ mệnh hết sức đặc biệt và quan trọng của mình - đó là thông qua các tác phẩm nghệ thuật góp phần giác ngộ các tầng lớp nhân dân ủng hộ cách mạng. Khi đất nước còn bị chiến tranh xâm lược, có những nhà văn, nhà thơ làm cách mạng đã bị địch bắt, tù đày, tra tấn rất dã man nhưng các đồng chí ấy vẫn giữ vững khí tiết, thà hy sinh chứ nhất định không chịu khuất phục trước kẻ thù. Việc đi theo lý tưởng vì nhân dân Tổ quốc, đội ngũ văn nghệ sĩ đã tự nguyện ghép mình trong tư thế người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, sống và sáng tạo ở những nơi mũi nhọn của đất nước, những mặt trận gian khổ, ác liệt nhất. Nhiều văn nghệ sĩ đã anh dũng ngã xuống như những người anh hùng vì nền độc lập tự do của đất nước. Tiếp nối mạch truyền thống cho đến hôm nay, đội ngũ văn nghệ sĩ bằng những sáng tác của mình, đã và đang tiếp tục góp phần truyền cảm hứng của nghệ thuật để động viên nhân dân cùng thực hiện những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Họ bằng khả năng sáng tạo nghệ thuật của mình cũng đã góp phần phát hiện được những vấn đề mới, những điển hình tốt, biểu dương, nhân rộng, đồng thời vạch ra những hiện tượng, những biểu hiện sai trái để phê phán, uốn nắn giúp cho xã hội tốt đẹp hơn.
Tin tưởng rằng, trong thời gian đến đội ngũ văn nghệ sĩ sẽ tiếp nối truyền thống là những người lính tuyến đầu trên mặt trận tư tưởng. Bằng tài năng, sở trường đặc biệt và niềm đam mê nghệ thuật, tiếp tục sáng tạo, kết tinh các tác phẩm, có sức mạnh lay chuyển cảm xúc, gieo vào trái tim công chúng những điều tốt đẹp, tiếp tục đóng góp, cổ động mạnh mẽ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
V.N.Q
(TCSH390/08-2021)
PHAN NGỌC
Tôi kể dưới đây những điều mắt thấy tai nghe. Nó là bình thường đối với thế hệ những người 65 tuổi trở lên nhưng có thể có ích đối với các bạn trẻ mà giai đoạn này đã diễn ra trước khi các bạn ra đời. Cho phép tôi nói một vài sự kiện có tính chất tiểu sử mặc dầu tôi không xem việc kể chuyện gia đình là quan trọng.
PHAN ĐÌNH DŨNG
1. Có thể tìm hiểu những đặc trưng nghệ thuật của thơ Thiền Việt Nam thế kỉ XI - thế kỉ XIV qua một số phương diện tiêu biểu như ngôn ngữ, thế giới nghệ thuật hay hình tượng (con người, thiên nhiên, không/thời gian nghệ thuật), thể thơ, kết cấu, cách miêu tả thể hiện, giọng điệu… Đây là cách nghiên cứu “diện”.
ĐOÀN ÁNH DƯƠNG
Tự Lực văn đoàn đã khởi sự hoạt động báo chí và văn chương của mình trong một thời điểm chứa đầy cơ hội và thách thức.
NGUYỄN MẠNH TIẾN
Sự tương hợp của những môtip truyện họ Hồng Bàng hay con rồng cháu tiên [viết tắt: rồng tiên] được chuẩn hóa như huyền thoại quốc gia bắt đầu từ trong truyền thống Ngoại kỷ của Toàn thư người Việt với vũ trụ luận Mường, Thái là một chủ đề thú vị.
Kỷ niệm 88 năm báo Phong hóa (7/1932 - 7/2020) và Tự Lực văn đoàn
PHẠM PHÚ PHONG
Nhất Linh là một kiểu mẫu hoàn hảo của trí thức Việt Nam, có thêm một cái gì rắn rỏi và thẳng thắn, rất hiếm có. (Sainteny)
PHẠM PHÚ UYÊN CHÂU
NGUYỄN ĐỨC TÙNG
(Gởi Hoàng Thị Hạnh)
MAURICE BLANCHOT
Có lẽ Kafka muốn tiêu hủy tác phẩm của mình, vì chúng dường như với nhà văn tất sẽ làm tăng lên sự hiểu nhầm chung.
HOÀNG NGỌC HIẾN
Trong tình hình phát triển hiện nay của lý luận (thuộc mọi lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn) người làm công tác lý luận và phê bình văn học không thể không xem xét và xác định lại những khái niệm lý luận văn học, kể cả những khái niệm vẫn được xem là "cơ bản", "trung tâm", "cốt yếu"...
TRẦN NGỌC HIẾU
Vị trí tiên phong của Nguyễn Minh Châu trong tiến trình đổi mới văn học Việt Nam sau 1975 đã được thừa nhận ở nhiều khía cạnh như quan niệm về con người, nghệ thuật xây dựng nhân vật, tổ chức trần thuật...
THANH NGÂN
Kết cấu vừa là toàn bộ tổ chức nghệ thuật sinh động của tác phẩm, vừa là phương tiện khái quát nghệ thuật. Cho nên, nó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc khái quát và thể hiện tư tưởng - cảm xúc của tác phẩm văn học nói chung. Khi đánh giá kết cấu tác phẩm không phải chỉ xét nó dưới sự hài hòa, cân đối của nội dung.
MAI VĂN HOAN
Số người biết về Nguyễn Hành hiện nay rất ít. Tôi có hỏi một vài người quan tâm đến văn chương, các vị ấy đều không hề biết Nguyễn Hành là ai.
PAUL DE MAN
Phát hiện khá muộn màng về tác phẩm của Georg Lukács ở phương Tây và gần đây nhất, ở đất nước này, đã có xu hướng cô đặc lại quan niệm về sự chia rẽ rất sâu sắc giữa Lukács thời kỳ đầu phi Mác-xít và Lukács thời kỳ sau theo Mác-xít.
ĐOÀN ÁNH DƯƠNG
1. Không đơn thuần là “mô phỏng”/ “phản ánh”, một kiểu “chủ nghĩa đề tài” quen thuộc trong văn học về chiến tranh và cách mạng, văn học Việt Nam đương đại đã trực tiếp tham dự vào quá trình kiến tạo diễn ngôn dân tộc chủ nghĩa.
TRẦN ĐÌNH SỬ
Từ khi có bài báo ngắn Dân là gốc hay lấy dân làm gốc của Văn Như Cương (Văn nghệ số 48-1988), một số bạn đã viết bài bàn lại, nói chung cho rằng nói "Lấy dân làm gốc" vẫn không mất ý nghĩa tốt đẹp của nó. Tôi cũng tán thành với các ý kiến đó, mặc dầu tôi vẫn cho rằng dịch "dân là gốc" như anh Cương bàn cũng đúng.
NGUYỄN VĂN HÙNG
Chuột là loài vật luôn hiện hữu trong cuộc sống con người, bao gồm cả đời sống vật chất lẫn đời sống văn hóa tinh thần.
YẾN THANH
Đối với mỗi người Việt Nam, chuột là một “người hàng xóm” tự nhiên quen thuộc. Thật ra, trong lịch sử của loài người, có lẽ không loài động vật nào gắn bó tự nhiên với chúng ta hơn loài chuột.
NGỌC TRAI
Văn học ta trong những năm gần đây đang có dấu hiệu chuyển hướng và đổi mới một cách đa dạng, phong phú.