VŨ NHƯ QUỲNH
Khẳng định vai trò đặc biệt của công tác tuyên giáo, Đảng ta đã tập trung xây dựng và phát triển lực lượng tuyên giáo với đầy đủ các lực lượng tinh nhuệ, đủ sức gánh vác nhiệm vụ của Đảng và nhân dân giao phó.
Ảnh minh họa: internet
Trong đó, đội ngũ văn nghệ sĩ cũng là một lực lượng quan trọng, đóng góp to lớn với sự nghiệp cách mạng của dân tộc, với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên nhiều lĩnh vực.
Vượt qua nhiều cam go, thách thức, các thế hệ văn nghệ sĩ trên mặt trận tuyên giáo 91 năm qua luôn kiên trung nêu cao tinh thần đoàn kết, sáng tạo, không ngại gian khổ, hy sinh, đi trước, đi cùng với phong trào quần chúng, phấn đấu không mệt mỏi cho lý tưởng và sự nghiệp cách mạng cao cả.
Những đóng góp của văn nghệ sĩ đối với công tác tuyên giáo đã góp phần tô thắm trang sử vẻ vang, hào hùng trong các cuộc kháng chiến cứu nước, giành độc lập dân tộc, thu giang sơn về một mối. Bằng các tác phẩm, sáng tạo của mình, đội ngũ văn nghệ sĩ đã và đang góp phần quan trọng cổ động, khích lệ ý chí tinh thần của toàn xã hội trong công cuộc xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Văn nghệ sĩ không chỉ là người tiếp nhận định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng, mà còn là người đồng hành tự nguyện với Đảng, với dân tộc trên con đường phát triển đất nước cường thịnh, vững bền. Nhà thơ Tố Hữu - nhà chính trị và nhà tư tưởng xuất sắc từng viết:
“Nếu được làm hạt giống để mùa sau
Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa
Vui gì hơn làm người lính đi đầu
Trong đêm tối, tim ta làm ngọn lửa!”.
“Người lính đi đầu”, hay “đi trước” ở đây, được phác họa là một người lính tiên phong trên mặt trận tư tưởng - văn hóa. Một mặt trận không có tiếng súng nhưng luôn chứa đựng những cam go, phức tạp, và cả sự hy sinh mất mát. Và văn nghệ sĩ cũng vinh dự là một trong những người lính trong hàng ngũ đó. Bên cạnh việc đề cao tính nhân văn, lòng yêu nước và ý thức công dân của những người làm nghệ thuật, trong những sáng tác của mình, các thế hệ văn nghệ sĩ trên mặt trận tư tưởng luôn hiểu rõ tính khoa học xuất phát từ thực tế khách quan, từ quy luật phát triển của xã hội và tính chân thực của thực tiễn, hiểu quy luật vận động của lịch sử, nắm bắt được xu thế phát triển của thời đại để sáng tác ra những tác phẩm cổ động phù hợp tình hình thời cuộc. Có thể nói rằng, khi nhớ tới lịch sử cách mạng của đất nước thì đầu tiên là nhớ những tác phẩm văn học, các ca khúc, bài thơ… những chất liệu động viên đó còn nguyên giá trị cho các thế hệ cho đến ngày hôm nay và luôn có sức tỏa rất lớn.
Từ trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, đội ngũ văn nghệ sĩ đã có sứ mệnh hết sức đặc biệt và quan trọng của mình - đó là thông qua các tác phẩm nghệ thuật góp phần giác ngộ các tầng lớp nhân dân ủng hộ cách mạng. Khi đất nước còn bị chiến tranh xâm lược, có những nhà văn, nhà thơ làm cách mạng đã bị địch bắt, tù đày, tra tấn rất dã man nhưng các đồng chí ấy vẫn giữ vững khí tiết, thà hy sinh chứ nhất định không chịu khuất phục trước kẻ thù. Việc đi theo lý tưởng vì nhân dân Tổ quốc, đội ngũ văn nghệ sĩ đã tự nguyện ghép mình trong tư thế người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, sống và sáng tạo ở những nơi mũi nhọn của đất nước, những mặt trận gian khổ, ác liệt nhất. Nhiều văn nghệ sĩ đã anh dũng ngã xuống như những người anh hùng vì nền độc lập tự do của đất nước. Tiếp nối mạch truyền thống cho đến hôm nay, đội ngũ văn nghệ sĩ bằng những sáng tác của mình, đã và đang tiếp tục góp phần truyền cảm hứng của nghệ thuật để động viên nhân dân cùng thực hiện những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Họ bằng khả năng sáng tạo nghệ thuật của mình cũng đã góp phần phát hiện được những vấn đề mới, những điển hình tốt, biểu dương, nhân rộng, đồng thời vạch ra những hiện tượng, những biểu hiện sai trái để phê phán, uốn nắn giúp cho xã hội tốt đẹp hơn.
Tin tưởng rằng, trong thời gian đến đội ngũ văn nghệ sĩ sẽ tiếp nối truyền thống là những người lính tuyến đầu trên mặt trận tư tưởng. Bằng tài năng, sở trường đặc biệt và niềm đam mê nghệ thuật, tiếp tục sáng tạo, kết tinh các tác phẩm, có sức mạnh lay chuyển cảm xúc, gieo vào trái tim công chúng những điều tốt đẹp, tiếp tục đóng góp, cổ động mạnh mẽ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
V.N.Q
(TCSH390/08-2021)
PHAN TUẤN ANH
NGUYỄN HUY THIỆP
Người xưa cho rằng văn chương là gốc lớn của sự lập thân, là việc lớn của sự kinh tế (kinh bang tế thế). Song, cũng thấy rõ tính chất phiêu lưu hiểm nguy của văn chương, bởi thế người xưa cũng hết lời khuyên răn đe nẹt nó.
NGUYỄN DƯ
NGUYỄN ĐÌNH THU
Xét trên những thi phẩm viết bằng chữ Hán của Đào Tấn, chúng tôi nhận thấy có đầy đủ biểu hiện của ba kiểu loại ứng xử nhà nho: hành đạo, ẩn dật và tài tử. Tuy nhiên xuyên suốt và đậm nét hơn cả vẫn là loại hình nhà nho hành đạo.
YẾN THANH
Tôi là một khối trầm tư
Hiện diện như thể một hư vô. Buồn
(thơ miên di)
(Tặng chị Ngọc - người đàn bà Huế lặng lẽ đứng sau những vầng thơ)
JACQUES SOHIER
Các chức năng của tính siêu văn bản rất đa dạng bao gồm chức năng châm biếm, chức năng đùa bỡn, chức năng mỹ học, ý thức hệ, chính trị hoặc triết học.
ĐOÀN ÁNH DƯƠNG
(Kỳ cuối)
HỒ THẾ HÀ
Trần Vàng Sao là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Thơ anh là tiếng nói giàu nhiệt huyết, xuất phát từ đáy lòng, hướng đến mọi người bằng giọng điệu giãi bày, tâm tình, chia sẻ. Nhưng mỗi tác phẩm của anh để lại dấu ấn thi pháp độc đáo, đặc biệt ở việc xây dựng tứ thơ và kiến trúc bài thơ, ở hình ảnh và sức liên tưởng bất ngờ.
PHẠM XUÂN NGUYÊN (thực hiện)
Năm 1990 phê bình văn học có gì được và có gì chưa được? Những người viết phê bình nào, bài viết phê bình nào, cuốn sách phê bình nào trong năm đáng khen hay đáng chê? Có thể chờ đợi gì ở phê bình sắp tới?
SƠN CA
Ngựa thép, ngay từ tên tiểu thuyết, đã tạo một cảm giác hoang dã, cứng và lạnh, ẩn chứa sự bạo liệt nhưng yếu mềm.
ĐỖ QUYÊN
(Thử một cách đọc bản thảo thơ: Trường hợp Những mùa hoa anh nói (*) của Trương Anh Tú)
NGUYỄN MẠNH TIẾN
(Lập trường Phong Hóa về xã hội nông thôn)
VŨ HIỆP
Nhà thơ Baudelaire từng viết rằng: “Tính cá nhân, sự sở hữu bé nhỏ này, đã ăn mòn tính độc đáo tập thể... Tức là người họa sĩ đã giết chết hội họa”.
PHAN TUẤN ANH
Việc tiếp nhận chủ nghĩa hiện thực huyền ảo có ý nghĩa cực kì quan trọng trong việc tiếp nhận văn học hậu hiện đại nói riêng cũng như các trào lưu văn nghệ phương Tây nói chung.
VĂN THÀNH LÊ
1.
Còn nhớ, bế mạc Hội Sách thành phố Hồ Chí Minh lần 8/2014, lần đầu tiên top 10 cuốn sách bán chạy gọi tên những tựa sách mà đọc lên, nhiều người viết gạo cội cứ thấy sao sao, sên sến, lòng vòng luẩn quẩn,…
NGUYỄN VĂN HÙNG
Sau 1986, đời sống văn học Việt Nam có nhiều chuyển biến mạnh mẽ. Sự giao lưu kinh tế, văn hóa, sự bùng nổ các phương tiện thông tin truyền thông gắn với nhu cầu kết nối các giá trị văn chương quá khứ đã mở rộng không gian sáng tạo cho người cầm bút và không gian đọc cho cộng đồng độc giả.
NGUYỄN ĐÌNH MINH KHUÊ
Khi nghĩ về diện mạo văn chương Việt Nam 2018, tôi nhận ra sự bất lực của những tính từ. Nhìn lại một năm văn học vừa qua, theo tôi, chứng kiến quá nhiều những cuộc chuyển động, mà chuyển động nào cũng mạnh mẽ, quyết liệt, phức tạp đến nỗi không một hình dung từ nào, dù tinh vi nhất, có thể bao quát được, mô tả được chúng một cách chân xác và thuyết phục.
PHAN ĐÌNH DŨNG
Nhà văn Trần Trung Sáng, người Hội An, Quảng Nam, là một nghệ sĩ tài hoa. Anh vừa là nhà báo, nhà văn, tác giả của nhiều tập truyện, truyện kí, truyện vừa, tiểu thuyết, vừa là một họa sĩ đã từng được Hội Nhà báo thành phố Đà Nẵng tổ chức triển lãm trang dán giấy vào năm 1999… Có điều ngòi bút Trần Trung Sáng quả thật có nhiều duyên nợ với truyện ngắn, một thể loại văn học mà anh đã gặp gỡ, hò hẹn từ năm 17 tuổi rồi chung thủy gắn bó với nó từ bấy đến giờ.(1)