Những bông hoa chút chít

15:24 23/02/2009
YUKIO MISHIMA (Nhật Bản)YUKIO MISHIMA tên thật là HIRAOKA KIMITAKE (1925-1970). Sinh tại Tokyo.Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Tokyo . Nhà văn, kịch tác gia, đạo diễn sân khấu và điện ảnh, diễn viên.Năm 16 tuổi đã xuất bản truyện vừa lãng mạn Khu rừng nở hoa. Tiểu thuyết Lời thú tội của chiếc mặt nạ ra năm 1949 đã khẳng định tên tuổi của nhà văn trẻ tài năng và trở thành tác phẩm được đánh giá là kinh điển của nền văn học Nhật Bản.

Với tất cả chỉ 40 năm cuộc đời, ông đã viết nhiều vở kịch, truyện ngắn, tiểu luận văn học và đặc biệt là tác giả của 40 tiểu thuyết, 15 trong số đó đã được dựng thành phim lúc sinh thời. Ba lần lọt vào danh sách các nhà văn ứng cử viên giải Nobel Văn học.
Các tiểu thuyết nổi tiếng đặc trưng cho văn phong tinh tế độc đáo của ông có
Tiếng sóng vỗ (1954), Đền vàng (1956 - đã được dịch ra tiếng Việt), Nhà Kyoko (1959).
Tự tử sau âm mưu nổi dậy không thành chống lại "Hiến pháp Hòa bình" tại căn cứ quân sự Itygai ở thủ đô Tokyo .

Những bông hoa chút chít

Cậu móc từ trong túi ra một trái bóng nhỏ – và bắt đầu tung lên Trời cao.
Bầu Trời sâu hút.
Bầu Trời nhận trái bóng nhỏ, nâng nó tới mình – và trả lại rất nhanh.
Cậu bé bắt trái bóng và lại tung lên – cứ thế, làm như thể cậu đã thống lĩnh được Bầu Trời này.
Còn sau đó cậu hít không khí vào mình, sâu-thật sâu. Chưa từng có bao giờ, cả ở nhà, cả ngoài phố, cậu có thể hít thở vậy: ở đó chuyện ăn lớn hơn hít thở. Khi ngậm một miệng đầy không khí, cậu cảm thấy vị lạ kì và hương thơm – thấy bầu trời sâu và những áng mây trắng... từ đâu cả  hương thơm và mùi vị này đã đến với cậu – cậu không biết; chỉ cảm giác rằng dù thế nào chăng nữa cậu biết mạch nguồn.

Niềm vui lại xâm chiếm cậu.
Từ sự thấu suốt chân lí  mạch nguồn của mùi vị và hương thơm. Và giờ này cậu đã hiểu rõ điều cốt lõi của đất.
Mặt đất đã bắt đầu vũ điệu của mình, giống như trái tim đập nhịp. Khu rừng và vạn vật trong khu rừng đã khởi tấu lên âm nhạc cho vũ điệu này. Và cậu đã thấu hiểu toàn thể – cả âm nhạc, cả vũ điệu. Rừng hát, biển những cánh đồng xanh phía bắc ngọn đồi đã hát, những con chim nhỏ  xíu đã hát. Vào chính thời khắc này hình như cậu thậm chí có thể cất lời trò chuyện cùng những chú chim.
Cậu bé đi rất xa vào khu rừng bên chân đồi – và lạc lối.  Trăng đã lên. Rồi bất ngờ – từ bóng tối khu rừng một người đàn ông bước ra với cậu.
- Ông đi đâu thế?
- Ta lên đường du lịch, nhưng bỏ quên một thứ gì đó ở nhà...
- Ở nhà ư? Ông nói về ngôi nhà bị ruồng bỏ trên ngọn đồi gọi là “nhà tù” đó sao?
- Phải, nhà của ta được gọi tên như thế – là “nhà tù”... - người đó đáp lời vậy, thoáng sửng sốt.
- Có lẽ ông là một tên tù, và ông đã bỏ quên thứ gì đó trong nhà tù của mình phải không? Còn khi nào tìm thấy, thì ông sẽ lại ra đi sao?..

Cậu bé bắt gặp cái nhìn của người đàn ông – và một lúc lâu không rời mắt. Đôi mắt cậu dạo trên hồ thu – hồ thu thực tinh sạch, đến nỗi có thể đếm hết những hạt cát nhỏ ở dưới đáy hồ. Vẻ tinh sạch đe dọa. Đe dọa bởi cái tận thiện tận mĩ của mình... Khi bạn nhìn viên ngọc thanh khiết nhất – lâu – rất lâu bạn sợ phải chạm tay vào nó: nó thực là đe dọa bởi những bí mật về sự thanh khiết của mình.
- Phải, mọi chuyện là thế, - người đàn ông thốt lên đáp lời.
Ông hãy còn đang lẩm bẩm điều này – mà cậu bé đã nhào đến ông, giấu khuôn mặt vào  đôi tay giang đón, rồi khóc òa...
Hòa vào giọng cậu đã khóc òa cả con chim họa mi trên cây cao.
- Ông không được ra khỏi đó!.. Chúng cháu bị cấm chơi ở đây, trên đồi... Ông hãy quay trở lại ngôi nhà màu xám của mình đi.

Thở dài, người đàn ông nhìn vầng trăng. Đôi mắt ông cũng trong trẻo hệt như đôi mắt Akakhiko.
- Ta có một đứa con; một cậu bé cũng nhỏ thế...
- Thế bây giờ cậu ấy ở đâu?
- Bây giờ nó là chim hải âu, và bay trên biển. Và khi đi săn, phát hiện thấy ánh bạc vảy cá giữa những con sóng, thì nó nhúng ngập cổ xuống làn nước. Và nói: “chúng đã giết chết ta trong biển chiều xám xịt, tên sát nhân của ta – ở dưới đáy đen ngòm. Và chừng nào hắn chưa nổi lên trên mặt nước, ta có nghĩa vụ chờ đợi ở đây, ngưng cánh bay trên biển này...”
- Ông nói gì vậy?!
Và người đàn ông nói tiếp:
- Con quỷ, sau khi giết chết chim hải âu tội nghiệp đó, đã tìm thấy con đường lên mặt nước. Và cậu có biết, ai đã chỉ con đường này cho nó không? Cậu... Rồi ta sẽ làm cho cậu hạnh phúc. Ta đang quay trở lại nhà tù đây.

Ở bìa rừng, người tù từ biệt đứa trẻ – rồi leo xuống dốc quay trở về ngôi nhà xám xịt của mình.
Một năm trôi qua.
Và khi hoa chút chít lại nở bung – từ cổng nhà tù hiện ra người được phóng thích. Các cậu bé, các bạn bè của ông, đã chờ đợi ông.
Người được phóng thích bước ra.
Nhiều ánh sáng rực rỡ khắp nơi. Những đứa trẻ chạy lại với ông và ngồi xuống vòng quanh trên cỏ.
Ánh sáng lấp lánh, rạng rỡ nơi nơi – những bông hoa chút chít nở rộ.
Bọn trẻ nhìn xuống phía dưới – và ở đó, bên chân đồi, đột nhiên chúng nhận thấy, từ từ kéo lên phía chúng thứ gì to lớn và đen. Đó là những người đàn bà. Mẹ của Akikhiko. Mẹ của Toshiko. Ba, bốn... Những bước chân họ lạnh lùng và vô cảm. Họ đang tiến lại gần – rồi tóm tay bọn trẻ con:

- Con đã chạm tay vào tên tội phạm phải không? Thật là hư quá!.. – Và họ lau những bàn tay con trẻ bằng khăn mu soa. Người đàn ông dõi xem tất thảy những chiếc khăn của họ thấp thoáng và bay lên. Trong cơn thịnh nộ, những người đàn bà bắt đầu gào thét với ông. Người đàn ông im lặng cúi xuống – rồi ngắt những bông hoa chút chít trao cho lũ trẻ: mỗi đứa một bông, và bỏ đi, không ngoái nhìn trở lại. Trên bàn tay phải của mỗi đứa trẻ giờ này có một bông hoa.
- Vứt ngay! Vứt ngay! – Mắt các bà mẹ hằn học.
Những bông hoa chút chít. Sau khi rơi xuống đất, tất cả chúng sáng lóng lánh và lóng lánh trong ánh nắng tàn.
A, những bông hoa chút chít: chúng như than đỏ hồng – trong ngọn cỏ đã ngả sang giá lạnh...
           KIỀU VÂN dịch

(nguồn: TCSH số 194 - 04 - 2005)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • LTS: Butribabu tên thật là Sivarazu Vencata Xubarao (1916 - 1967) là một nhà văn lớn của Ấn Độ, tác giả của tiểu thuyết nổi tiếng “Còn lại gì?” và 10 tập truyện ngắn trong đó tập đầu tay “Năm truyện ngắn” xuất bản năm 1933. Ông sáng tác bằng tiếng Telugu truyện ngắn “Khasima Bi” in trong tập “Tuyển tập sáng tác của các nhà văn Nam Á” của nhà xuất bản “Văn học”, Mat-xcơva, 1980.

  • LGT: R. Grossmith sinh năm 1954 ở Dagenham thuộc London, nhận bằng tiến sĩ với luận án về Nghệ thuật tiểu thuyết của Vladimir Nabokov và hiện sống ở Glasgow, nơi ông làm việc biên soạn tự điển.

  • L.T.S: Nikom Rayawa là nhà văn trẻ sinh ở một làng phía Bắc thủ đô Băng Cốc. Nikom Rayawa thuộc phái văn học "Trăng lưỡi liềm" có xu hướng nhân bản và tự do.

  • Lỗ Tấn là nhà văn hiện đại Trung Quốc rất đỗi quen thuộc với bạn đọc Việt Nam. Ông quê ở Thiệu Hưng, Triết Giang, sinh ngày 25 tháng 9 năm 1881, mất ngày 19 tháng 10 năm 1936. Năm nay là năm kỉ niệm 130 năm ngày sinh và 75 năm ngày mất của ông.

  • William Butler Yeats (1865 - 1939) là nhà thơ và kịch tác gia lớn của Ailen, sinh ở Dublin. Cùng với T.Eliot, Yeats đã cách tân nền thơ Anh và Ailen. Được giải thưởng Nôbel năm 1923. Sáng lập Hội Văn học Ailen và Nhà hát Quốc gia Ailen.

  • LGT: O. Henry là bút danh của William Sydney Porter. Ông sinh năm 1862 và mất năm 1910, cùng năm qua đời của Mark Twain.

  • LGT: James Ross là nhà văn đương đại của Anh. Ông là một trong số những thành viên của trường phái Không Tưởng. James sống trong một căn nhà cũ, viết bên một chiếc bàn cũ bằng một chiếc máy tính xách tay giá rẻ, theo như lời ông nói. James Ross bắt đầu cầm bút từ năm 1996, cho đến nay đã viết hàng loạt truyện ngắn mang phong cách riêng, đậm chất huyền ảo và giả tưởng.

  • Mia Couto sinh ngày 5 tháng 7.1955 tại Beira, Mozambique. Ông là nhà văn Mozambique nổi tiếng. Các tác phẩm của ông viết bằng tiếng Bồ Đào Nha, đã được dịch rộng rãi ra nhiều thứ tiếng và được in ở trên 22 quốc gia. Truyện ngắn dưới đây được David Brookshaw dịch từ tiếng Bồ Đào Nha sang tiếng Anh. Bản tiếng Việt theo David Brookshaw.

  • LGT: Ngày nay, khi văn học dần rời xa đại tự sự mà thay vào đó là sự lên ngôi của tiểu tự sự thì truyện cực ngắn là một trong những thể loại được người sáng tạo và người đồng sáng tạo quan tâm. Tuy nhiên cho đến nay thì dường như vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất cho cái gọi là “truyện cực ngắn”. Truyện cực ngắn còn được biết đến dưới nhiều dạng thức định danh như “truyện chớp” (flash fiction), “truyện bất ngờ” (sudden fiction), “vi truyện” (micro fiction)...

  • L.T.S: Kurt Kusenberg (1904-1983), sinh ở Göteborg, Thụy Điển, mất tại Đức. Giám đốc văn học suốt ba mươi năm tại một nhà xuất bản trong nước và chủ biên một loại sách viết riêng về các triết gia, bác học và nhà văn. Tác giả của nhiều truyện kể mang màu sắc kỳ dị.

  • L.T.S: Miguel Rojas Mix, sinh năm 1934 tại thủ đô Chi-lê. Giám đốc viện Nghệ thuật châu Mỹ La tinh thủ đô San Chiago. Bỏ Chi lê sang Pháp dạy học ở Đại học Paris VIII. Viết tiểu luận, truyện ngắn, sách thiếu nhi. “Bàn tay Chúa” là truyện ngắn ác liệt tố giác chính quyền Pi-nô-chê khát máu tại Chi-lê chỉ có thể gây ra khổ đau, chết chóc, ly hương và quật khởi cho nhân dân xứ này. Truyện mang ý hướng ngụ ngôn, gợi ý, gợi hình, vừa có nét thần kỳ mà vẫn không xa hiện thực.

  • LTS: Valentin Rasputin sinh năm 1937 tại một ngôi làng ở Siberia, Ust-Uda. Tốt nghiệp xong đại học Irkutsk, ông làm việc cho các tờ báo ở Irkutsk và ở Krasnoyarsk trong nhiều năm. Truyện ngắn đầu tiên của ông xuất hiện năm 1961. Truyện “Tiền bạc cho Ma-ria” đem lại danh tiếng cho ông. Với những truyện xuất hiện sau đó như “Kỳ hạn cuối cùng”, “Hãy sống và nhớ đến tôi”, “Vĩnh biệt Ma-chi-ô-ra”, ông được khẳng định như một trong những nhà văn Xô-viết lớn nhất. Truyện ngắn dưới đây xuất hiện trong một tập truyện mới của ông, tập truyện có đề là “Cuộc sống và tình yêu”.

  • LGT: Hồ Thích là nhà văn, học giả lớn của Trung Quốc. Truyện cực ngắn này đã rạch đôi hai nền văn minh với hai lối sống, hai cách tư duy. Với nền văn minh nông nghiệp, xã hội tiểu nông, mọi thứ chỉ cần tương đối. Đem lối sống, cách tư duy ấy sang nền văn minh đại công nghiệp thì trật khớp hết, và… chết.

  • PHRÊ-ĐRÍCH SI-LAN-ĐE- Tất cả đứng dậy, - viên mõ tòa nói với giọng đều đều.Ông chánh án bước vào, kéo ghế lại gần rồi ngồi xuống.- Tất cả ngồi xuống, - viên mõ tòa làm xong phận sự, chẳng còn buồn để ý đến những gì diễn ra trước mắt.

  • A-ri-en Đot-phơ-man sinh năm 1942 tại Chi-lê. Giáo sư dạy thuyết giảng tại Đại học Văn thuộc Viện Đại học Chi-lê, ông phải rời bỏ Chi-lê vào năm 1973, viết truyện ngắn, tiểu luận và thơ.Truyện ngắn Viên thuốc bọc đường viết theo kỹ thuật chen lồng đối thoại và chen lồng hiện tại và tương lai.Nội dung truyện vạch trần sự vật lộn miếng ăn tại Hoa Kỳ khiến cho lắm kẻ tha phương lao vào một số nghề nghiệp nguy hiểm, khốn nạn.

  • An-ghiêc-đax Pô-xi-ux, sinh năm 1930, tại làng Ketubai - ông tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Litva ở Học viện Giáo dục Klaipeda - Ông viết văn vào năm 1953, tác giả của nhiều truyện ký, đồng thời ông còn là nhà văn viết nhiều cho tuổi thơ.

  • VLA-ĐI-MIA XÔ-LÔ-KHINThị trấn nhỏ giữa buổi trưa hè bụi bậm, buồn tanh, vắng ngắt. Chẳng biết tự bao giờ, giữa thị trấn đã sừng sững một tòa đại giáo đường năm tháp nhọn. Nổi lên giữa những mái nhà một tầng có vườn cây xanh rì bao quanh trải đều lúp xúp hai bên bờ sông là gần chục nhà thờ, mà tháp của chúng cái thì màu da trời, cái thì màu lục, cái thì màu vàng.

  • Marie Luise Kaschnitz (1901-1974) là một nữ văn sĩ nổi tiếng và tiến bộ của Tây Đức, sinh trưởng ở Cac-lơ Xru-e (Karlsruhe) trong một gia đình sĩ quan. Bắt đầu hoạt động với tư cách cây bút văn xuôi từ những năm 20.

  • K. PAU-TỐP-XKISố phận một nguyên soái của Na-pô-lê-ông - mà chúng ta sẽ không gọi tên để khỏi làm phiền lòng những nhà sử học và những kẻ mọt sách - xứng đáng để đem kể cho các bạn, những người đang phàn nàn về sự nghèo nàn của tình cảm con người.

  • LTS: Vassily Shukshin (1929-1974), một diễn viên tài hoa, một đạo diễn phim lỗi lạc, một nhà văn tên tuổi. Thật khó nói lãnh vực nghệ thuật nào đã quyết định quá trình hình thành tài năng của Shukshin: truyện ngắn, tiểu thuyết hay điện ảnh? Nhưng dẫu sao vẫn không cần bàn cãi gì nữa về giá trị truyện ngắn của Shukshin. Xin giới thiệu một trong những truyện ngắn viết vào những năm cuối đời của nhà văn.