Những bông hoa chút chít

15:24 23/02/2009
YUKIO MISHIMA (Nhật Bản)YUKIO MISHIMA tên thật là HIRAOKA KIMITAKE (1925-1970). Sinh tại Tokyo.Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Tokyo . Nhà văn, kịch tác gia, đạo diễn sân khấu và điện ảnh, diễn viên.Năm 16 tuổi đã xuất bản truyện vừa lãng mạn Khu rừng nở hoa. Tiểu thuyết Lời thú tội của chiếc mặt nạ ra năm 1949 đã khẳng định tên tuổi của nhà văn trẻ tài năng và trở thành tác phẩm được đánh giá là kinh điển của nền văn học Nhật Bản.

Với tất cả chỉ 40 năm cuộc đời, ông đã viết nhiều vở kịch, truyện ngắn, tiểu luận văn học và đặc biệt là tác giả của 40 tiểu thuyết, 15 trong số đó đã được dựng thành phim lúc sinh thời. Ba lần lọt vào danh sách các nhà văn ứng cử viên giải Nobel Văn học.
Các tiểu thuyết nổi tiếng đặc trưng cho văn phong tinh tế độc đáo của ông có
Tiếng sóng vỗ (1954), Đền vàng (1956 - đã được dịch ra tiếng Việt), Nhà Kyoko (1959).
Tự tử sau âm mưu nổi dậy không thành chống lại "Hiến pháp Hòa bình" tại căn cứ quân sự Itygai ở thủ đô Tokyo .

Những bông hoa chút chít

Cậu móc từ trong túi ra một trái bóng nhỏ – và bắt đầu tung lên Trời cao.
Bầu Trời sâu hút.
Bầu Trời nhận trái bóng nhỏ, nâng nó tới mình – và trả lại rất nhanh.
Cậu bé bắt trái bóng và lại tung lên – cứ thế, làm như thể cậu đã thống lĩnh được Bầu Trời này.
Còn sau đó cậu hít không khí vào mình, sâu-thật sâu. Chưa từng có bao giờ, cả ở nhà, cả ngoài phố, cậu có thể hít thở vậy: ở đó chuyện ăn lớn hơn hít thở. Khi ngậm một miệng đầy không khí, cậu cảm thấy vị lạ kì và hương thơm – thấy bầu trời sâu và những áng mây trắng... từ đâu cả  hương thơm và mùi vị này đã đến với cậu – cậu không biết; chỉ cảm giác rằng dù thế nào chăng nữa cậu biết mạch nguồn.

Niềm vui lại xâm chiếm cậu.
Từ sự thấu suốt chân lí  mạch nguồn của mùi vị và hương thơm. Và giờ này cậu đã hiểu rõ điều cốt lõi của đất.
Mặt đất đã bắt đầu vũ điệu của mình, giống như trái tim đập nhịp. Khu rừng và vạn vật trong khu rừng đã khởi tấu lên âm nhạc cho vũ điệu này. Và cậu đã thấu hiểu toàn thể – cả âm nhạc, cả vũ điệu. Rừng hát, biển những cánh đồng xanh phía bắc ngọn đồi đã hát, những con chim nhỏ  xíu đã hát. Vào chính thời khắc này hình như cậu thậm chí có thể cất lời trò chuyện cùng những chú chim.
Cậu bé đi rất xa vào khu rừng bên chân đồi – và lạc lối.  Trăng đã lên. Rồi bất ngờ – từ bóng tối khu rừng một người đàn ông bước ra với cậu.
- Ông đi đâu thế?
- Ta lên đường du lịch, nhưng bỏ quên một thứ gì đó ở nhà...
- Ở nhà ư? Ông nói về ngôi nhà bị ruồng bỏ trên ngọn đồi gọi là “nhà tù” đó sao?
- Phải, nhà của ta được gọi tên như thế – là “nhà tù”... - người đó đáp lời vậy, thoáng sửng sốt.
- Có lẽ ông là một tên tù, và ông đã bỏ quên thứ gì đó trong nhà tù của mình phải không? Còn khi nào tìm thấy, thì ông sẽ lại ra đi sao?..

Cậu bé bắt gặp cái nhìn của người đàn ông – và một lúc lâu không rời mắt. Đôi mắt cậu dạo trên hồ thu – hồ thu thực tinh sạch, đến nỗi có thể đếm hết những hạt cát nhỏ ở dưới đáy hồ. Vẻ tinh sạch đe dọa. Đe dọa bởi cái tận thiện tận mĩ của mình... Khi bạn nhìn viên ngọc thanh khiết nhất – lâu – rất lâu bạn sợ phải chạm tay vào nó: nó thực là đe dọa bởi những bí mật về sự thanh khiết của mình.
- Phải, mọi chuyện là thế, - người đàn ông thốt lên đáp lời.
Ông hãy còn đang lẩm bẩm điều này – mà cậu bé đã nhào đến ông, giấu khuôn mặt vào  đôi tay giang đón, rồi khóc òa...
Hòa vào giọng cậu đã khóc òa cả con chim họa mi trên cây cao.
- Ông không được ra khỏi đó!.. Chúng cháu bị cấm chơi ở đây, trên đồi... Ông hãy quay trở lại ngôi nhà màu xám của mình đi.

Thở dài, người đàn ông nhìn vầng trăng. Đôi mắt ông cũng trong trẻo hệt như đôi mắt Akakhiko.
- Ta có một đứa con; một cậu bé cũng nhỏ thế...
- Thế bây giờ cậu ấy ở đâu?
- Bây giờ nó là chim hải âu, và bay trên biển. Và khi đi săn, phát hiện thấy ánh bạc vảy cá giữa những con sóng, thì nó nhúng ngập cổ xuống làn nước. Và nói: “chúng đã giết chết ta trong biển chiều xám xịt, tên sát nhân của ta – ở dưới đáy đen ngòm. Và chừng nào hắn chưa nổi lên trên mặt nước, ta có nghĩa vụ chờ đợi ở đây, ngưng cánh bay trên biển này...”
- Ông nói gì vậy?!
Và người đàn ông nói tiếp:
- Con quỷ, sau khi giết chết chim hải âu tội nghiệp đó, đã tìm thấy con đường lên mặt nước. Và cậu có biết, ai đã chỉ con đường này cho nó không? Cậu... Rồi ta sẽ làm cho cậu hạnh phúc. Ta đang quay trở lại nhà tù đây.

Ở bìa rừng, người tù từ biệt đứa trẻ – rồi leo xuống dốc quay trở về ngôi nhà xám xịt của mình.
Một năm trôi qua.
Và khi hoa chút chít lại nở bung – từ cổng nhà tù hiện ra người được phóng thích. Các cậu bé, các bạn bè của ông, đã chờ đợi ông.
Người được phóng thích bước ra.
Nhiều ánh sáng rực rỡ khắp nơi. Những đứa trẻ chạy lại với ông và ngồi xuống vòng quanh trên cỏ.
Ánh sáng lấp lánh, rạng rỡ nơi nơi – những bông hoa chút chít nở rộ.
Bọn trẻ nhìn xuống phía dưới – và ở đó, bên chân đồi, đột nhiên chúng nhận thấy, từ từ kéo lên phía chúng thứ gì to lớn và đen. Đó là những người đàn bà. Mẹ của Akikhiko. Mẹ của Toshiko. Ba, bốn... Những bước chân họ lạnh lùng và vô cảm. Họ đang tiến lại gần – rồi tóm tay bọn trẻ con:

- Con đã chạm tay vào tên tội phạm phải không? Thật là hư quá!.. – Và họ lau những bàn tay con trẻ bằng khăn mu soa. Người đàn ông dõi xem tất thảy những chiếc khăn của họ thấp thoáng và bay lên. Trong cơn thịnh nộ, những người đàn bà bắt đầu gào thét với ông. Người đàn ông im lặng cúi xuống – rồi ngắt những bông hoa chút chít trao cho lũ trẻ: mỗi đứa một bông, và bỏ đi, không ngoái nhìn trở lại. Trên bàn tay phải của mỗi đứa trẻ giờ này có một bông hoa.
- Vứt ngay! Vứt ngay! – Mắt các bà mẹ hằn học.
Những bông hoa chút chít. Sau khi rơi xuống đất, tất cả chúng sáng lóng lánh và lóng lánh trong ánh nắng tàn.
A, những bông hoa chút chít: chúng như than đỏ hồng – trong ngọn cỏ đã ngả sang giá lạnh...
           KIỀU VÂN dịch

(nguồn: TCSH số 194 - 04 - 2005)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • BỒ TÙNG LINHLang Mỗ quê ở Bành Thành, con nhà học thức. Ngày nhỏ đã được nghe cha nói đến các sách quý và các sách khác trong nước, lại thường được nghe cha luận bàn với các bạn bè của ông về các loại sách và các nhà thơ cổ đại.

  • AZIt NêxinNgày xưa, nhà vua ở một nước nọ có một kho bạc. Nghe đồn rằng trong kho bạc của nhà vua cất giữ một báu vật vô giá duy nhất của nước đó. Mọi người đều tự hào về báu vật mà tổ tiên đã để lại cho họ. “Mặc dầu chúng ta chẳng có gì cả, nhưng tổ tiên đã để cho chúng ta giữ một vật quý”, họ thường tự hào như vậy mà quên đi cảnh túng thiếu của mình.

  • AZIT NÊXIN (1915 - 1995)Một con chó chạy xồng xộc vào tòa báo "Tin tức đô thành”.

  • Nhà văn Mỹ Carson Mc Cullers sinh 1917. Các tác phẩm chính của bà là: Trái tim là kẻ đi săn cô độc (1940), Thành viên của đám cưới (1946), Khúc ballad của quán cà phê buồn (1951), Ngọt như dưa chua và sạch như heo (1954)…

  • Kamala Das tên thật là Kamala Suraiyya, sinh ngày 31.3.1934 tại Punnayurkulam, quận Thrissur, thành phố Kerala, vùng tây nam Ấn Độ. Bà là nhà văn nữ nổi tiếng của Ấn Độ. Bà sáng tác truyện ngắn bằng tiếng Malayalam. Bà sáng tác thơ và tiểu thuyết ngắn bằng tiếng Anh. Bà chủ yếu nổi tiếng trong thể loại truyện ngắn. Trong sự nghiệp sáng tác, bà đã có nhiều giải thưởng văn học, trong số đó là: Asian Poetry Prize, Kent Award for English Writing from Asian Countries, Asan World Prize, Ezhuthachan Award và một số giải thưởng khác nữa. Ngày 31 tháng Năm, 2009, bà mất tại bệnh viện thành phố Pune, Ấn Độ, thọ 75 tuổi.

  • HERTA MULLERHerta Mueller vừa được trao giải Nobel văn học 2009 vì đã mô tả cảnh tượng mất quyền sở hữu bằng một lối thơ cô đọng và một lối văn thẳng thắn. Truyện ngắn này rút từ tập truyện Nadirs (1982) là tác phẩm đầu tay của bà.

  • SHERMAN ALEXIENgay sau khi mất việc ở văn phòng giao dịch của người Anh điêng, Victor mới biết cha anh đã qua đời vì một cơn đau tim ở Phoenix, Arizoan. Đã mấy năm nay Victor không gặp cha, anh chỉ nói chuyện với ông qua điện thoại một hay hai lần gì đó, nhưng đó là một căn bệnh di truyền, có thực và xảy ra đột ngột như xương bị gãy vậy.

  • KOMATSU SAKYOKomatsu Sakyo sinh tại Osaka (Nhật Bản) (28/1/1931). Nhà văn chuyên viết  truyện khoa học giả tưởng nổi tiếng của Nhật Bản. Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Kyoto, chuyên ngành Văn học Italia. Từ năm 1957 là phóng viên đài phát thanh Osaka và viết cho một số báo. Năm 1961 chiến thắng trong cuộc thi truyện ngắn giả tưởng xuất sắc do tạp chí “SF Magasines” tổ chức. Tác phẩm của Komatsu đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới. Có bốn tiểu thuyết đã được dựng thành phim.

  • FRANK R- STOCKTONCách đây năm năm, một sự kiện kì lạ đã xảy đến với tôi. Cái biến cố này làm thay đổi cả cuộc đời tôi, cho nên tôi quyết định viết lại nó. mong rằng nó sẽ là bài học bổ ích cho những người lâm vào tình cảnh giống tôi.

  • MIKHAIN SÔLÔKHỐP                Truyện ngắn Mùa xuân thanh bình đầu tiên đã về lại trên sông Đông sau những năm tháng chiến tranh. Vào cuối tháng Ba, những cơn gió ấm áp cũng đã thổi đến, và chỉ sau hai ngày tuyết cũng đã bắt đầu tan trên đôi bờ sông Đông. Khắp mọi ngả đường việc đi lại cũng vô cùng khó khăn.

  • KAHLIL GIBRANNguồn: A Treasury of Kahlil Gibran (Một kho tàng của Kahlil Gibran), Anthony Rizcallah Ferrris dịch từ tiếng Arập, Martin L. Wolf biên tập, Nxb Citadel Press, New York, HK, 1951.

  • ROBERT ZACKS (ANH)Nhân ngày quốc tế phụ nữ, tôi và anh tôi bàn nhau mua quà tặng mẹ. Đây là lần đầu tiên trong đời chúng tôi thực hiện điều này.

  • GUY DE MAUPASSANTÔng Marrande, người nổi tiếng và lỗi lạc nhất trong các bác sĩ tâm thần, đã mời ba đồng nghiệp cùng bốn nhà bác học nghiên cứu khoa học tự nhiên đến thăm và chứng kiến, trong vòng một giờ đồng hồ, một trong những bệnh nhân tại nhà điều trị do ông lãnh đạo.

  • GUY DE MAUPASSANTGia đình Creightons rất tự hào về cậu con trai của họ, Frank. Khi Frank học đại học xa nhà, họ rất nhớ anh ấy. Nhưng rồi anh ấy gửi thư về, và rồi cuối tuần họ lại được gặp nhau.

  • JAMAICA KINCAIDNhà văn hậu hiện đại Anh J. Kincaid sinh năm 1949. Mười sáu tuổi, bà đến New York làm quản gia và giữ trẻ. Bà tự học là chính. Tuyển tập truyện ngắn đầu tiên của bà: “Giữa dòng sông” (1984) nhận được giải thưởng của viện hàn lâm Văn chương và Nghệ thuật Mỹ; còn các tiểu thuyết “Annie” (1985), “Lucky” (1990) được đánh giá cao.

  • SAM GREENLEE (MỸ)Sam Greenlee sinh tại Chicago, nổi tiếng với thể loại tiểu thuyết.Ông cũng đóng góp nhiều truyện ngắn, bài báo trong “Thế giới da màu” (Black World); và xem như là bộ phận không thể tách rời trong văn nghiệp, bởi ông là nhà văn da màu. Tuy nhiều truyện ngắn của ông vẫn được thể hiện theo lối truyền thống, nghĩa là vào cửa nào ra cửa ấy; nhưng cái cách mở rộng câu chuyện ở giữa truyện, bằng lối kể gần gũi nhiều kinh nghiệm; đã gây được sự thú vị. Đọc “Sonny không buồn” qua bản dịch, dĩ nhiên, khó thấy được cái hay trong lối kể, bởi nếp nghĩ và văn hoá rất khác nhau; nhiều từ-câu-đoạn không tìm được sự tương đương trong tiếng Việt. Cho nên đọc truyện này, chỉ có thể dừng lại ở mức, cùng theo dõi những diễn tiến bên ngoài cũng như sự tưởng tượng bên trong của Sonny về môn bóng rổ, cả hai như một và được kể cùng một lúc.

  • DƯƠNG UÝ NHIÊN (Trung Quốc)Tôi không thể thay đổi được thói quen gần gũi với cô ấy nên đành trốn chạy ra nước ngoài. Tôi đã gặp được em. Khi đăng tác phẩm “Không thể chia lìa” trên một tạp chí xa tít tắp và dùng bút danh, tôi cho rằng mình không một chút sơ hở. Tôi nhận tiền nhuận bút và mua hai chai rượu quý nồng độ cao trên đường trở về. Tôi muốn nói với em điều gì đó nhân kỷ niệm ngày cưới.

  • S. MROZEK (Ba Lan)Tại thủ đô của một vương quốc nọ có một viện bảo tàng, trong đó có khu trưng bày về nền nghệ thuật phương Đông. Trong vô số các hiện vật trưng bày tại khu này có nhiều báu vật cực hiếm, giá trị văn hoá và giá trị bằng tiền của chúng vô cùng lớn. Trong số các vật hiếm này có một báu vật đầu bảng, bởi đó là bản duy nhất thuộc loại đó và cũng là bản duy nhất trên toàn cầu. Vì là hiện vật cực hiếm nên giá trị văn hoá của nó là độc nhất vô nhị, còn giá trị bằng tiền thời không tính xuể.

  • WILLIAM SAROYAN (Mỹ)Cả thế giới muốn tôi làm một chầu hớt tóc. Cái đầu tôi thì quá bự cho thế giới. Quá nhiều tóc đen, thế giới nói thế. Mọi người đều nói, khi nào thì mày định đi làm một chầu hớt tóc vậy hả nhóc kia?

  • SOMERSET MAUGHAM (ANH)Trang trại nằm giữa thung lũng, giữa những mỏm đồi ở Sômôsetsi. Ngôi nhà xây bằng đá theo mốt cũ được bao bọc bởi những kho củi, sân nhốt súc vật và những công trình bằng gỗ khác. Thời điểm xây dựng được chạm trổ trên cổng bằng những chữ số cổ đẹp đẽ: 1673.