Những bông hoa chút chít

15:24 23/02/2009
YUKIO MISHIMA (Nhật Bản)YUKIO MISHIMA tên thật là HIRAOKA KIMITAKE (1925-1970). Sinh tại Tokyo.Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Tokyo . Nhà văn, kịch tác gia, đạo diễn sân khấu và điện ảnh, diễn viên.Năm 16 tuổi đã xuất bản truyện vừa lãng mạn Khu rừng nở hoa. Tiểu thuyết Lời thú tội của chiếc mặt nạ ra năm 1949 đã khẳng định tên tuổi của nhà văn trẻ tài năng và trở thành tác phẩm được đánh giá là kinh điển của nền văn học Nhật Bản.

Với tất cả chỉ 40 năm cuộc đời, ông đã viết nhiều vở kịch, truyện ngắn, tiểu luận văn học và đặc biệt là tác giả của 40 tiểu thuyết, 15 trong số đó đã được dựng thành phim lúc sinh thời. Ba lần lọt vào danh sách các nhà văn ứng cử viên giải Nobel Văn học.
Các tiểu thuyết nổi tiếng đặc trưng cho văn phong tinh tế độc đáo của ông có
Tiếng sóng vỗ (1954), Đền vàng (1956 - đã được dịch ra tiếng Việt), Nhà Kyoko (1959).
Tự tử sau âm mưu nổi dậy không thành chống lại "Hiến pháp Hòa bình" tại căn cứ quân sự Itygai ở thủ đô Tokyo .

Những bông hoa chút chít

Cậu móc từ trong túi ra một trái bóng nhỏ – và bắt đầu tung lên Trời cao.
Bầu Trời sâu hút.
Bầu Trời nhận trái bóng nhỏ, nâng nó tới mình – và trả lại rất nhanh.
Cậu bé bắt trái bóng và lại tung lên – cứ thế, làm như thể cậu đã thống lĩnh được Bầu Trời này.
Còn sau đó cậu hít không khí vào mình, sâu-thật sâu. Chưa từng có bao giờ, cả ở nhà, cả ngoài phố, cậu có thể hít thở vậy: ở đó chuyện ăn lớn hơn hít thở. Khi ngậm một miệng đầy không khí, cậu cảm thấy vị lạ kì và hương thơm – thấy bầu trời sâu và những áng mây trắng... từ đâu cả  hương thơm và mùi vị này đã đến với cậu – cậu không biết; chỉ cảm giác rằng dù thế nào chăng nữa cậu biết mạch nguồn.

Niềm vui lại xâm chiếm cậu.
Từ sự thấu suốt chân lí  mạch nguồn của mùi vị và hương thơm. Và giờ này cậu đã hiểu rõ điều cốt lõi của đất.
Mặt đất đã bắt đầu vũ điệu của mình, giống như trái tim đập nhịp. Khu rừng và vạn vật trong khu rừng đã khởi tấu lên âm nhạc cho vũ điệu này. Và cậu đã thấu hiểu toàn thể – cả âm nhạc, cả vũ điệu. Rừng hát, biển những cánh đồng xanh phía bắc ngọn đồi đã hát, những con chim nhỏ  xíu đã hát. Vào chính thời khắc này hình như cậu thậm chí có thể cất lời trò chuyện cùng những chú chim.
Cậu bé đi rất xa vào khu rừng bên chân đồi – và lạc lối.  Trăng đã lên. Rồi bất ngờ – từ bóng tối khu rừng một người đàn ông bước ra với cậu.
- Ông đi đâu thế?
- Ta lên đường du lịch, nhưng bỏ quên một thứ gì đó ở nhà...
- Ở nhà ư? Ông nói về ngôi nhà bị ruồng bỏ trên ngọn đồi gọi là “nhà tù” đó sao?
- Phải, nhà của ta được gọi tên như thế – là “nhà tù”... - người đó đáp lời vậy, thoáng sửng sốt.
- Có lẽ ông là một tên tù, và ông đã bỏ quên thứ gì đó trong nhà tù của mình phải không? Còn khi nào tìm thấy, thì ông sẽ lại ra đi sao?..

Cậu bé bắt gặp cái nhìn của người đàn ông – và một lúc lâu không rời mắt. Đôi mắt cậu dạo trên hồ thu – hồ thu thực tinh sạch, đến nỗi có thể đếm hết những hạt cát nhỏ ở dưới đáy hồ. Vẻ tinh sạch đe dọa. Đe dọa bởi cái tận thiện tận mĩ của mình... Khi bạn nhìn viên ngọc thanh khiết nhất – lâu – rất lâu bạn sợ phải chạm tay vào nó: nó thực là đe dọa bởi những bí mật về sự thanh khiết của mình.
- Phải, mọi chuyện là thế, - người đàn ông thốt lên đáp lời.
Ông hãy còn đang lẩm bẩm điều này – mà cậu bé đã nhào đến ông, giấu khuôn mặt vào  đôi tay giang đón, rồi khóc òa...
Hòa vào giọng cậu đã khóc òa cả con chim họa mi trên cây cao.
- Ông không được ra khỏi đó!.. Chúng cháu bị cấm chơi ở đây, trên đồi... Ông hãy quay trở lại ngôi nhà màu xám của mình đi.

Thở dài, người đàn ông nhìn vầng trăng. Đôi mắt ông cũng trong trẻo hệt như đôi mắt Akakhiko.
- Ta có một đứa con; một cậu bé cũng nhỏ thế...
- Thế bây giờ cậu ấy ở đâu?
- Bây giờ nó là chim hải âu, và bay trên biển. Và khi đi săn, phát hiện thấy ánh bạc vảy cá giữa những con sóng, thì nó nhúng ngập cổ xuống làn nước. Và nói: “chúng đã giết chết ta trong biển chiều xám xịt, tên sát nhân của ta – ở dưới đáy đen ngòm. Và chừng nào hắn chưa nổi lên trên mặt nước, ta có nghĩa vụ chờ đợi ở đây, ngưng cánh bay trên biển này...”
- Ông nói gì vậy?!
Và người đàn ông nói tiếp:
- Con quỷ, sau khi giết chết chim hải âu tội nghiệp đó, đã tìm thấy con đường lên mặt nước. Và cậu có biết, ai đã chỉ con đường này cho nó không? Cậu... Rồi ta sẽ làm cho cậu hạnh phúc. Ta đang quay trở lại nhà tù đây.

Ở bìa rừng, người tù từ biệt đứa trẻ – rồi leo xuống dốc quay trở về ngôi nhà xám xịt của mình.
Một năm trôi qua.
Và khi hoa chút chít lại nở bung – từ cổng nhà tù hiện ra người được phóng thích. Các cậu bé, các bạn bè của ông, đã chờ đợi ông.
Người được phóng thích bước ra.
Nhiều ánh sáng rực rỡ khắp nơi. Những đứa trẻ chạy lại với ông và ngồi xuống vòng quanh trên cỏ.
Ánh sáng lấp lánh, rạng rỡ nơi nơi – những bông hoa chút chít nở rộ.
Bọn trẻ nhìn xuống phía dưới – và ở đó, bên chân đồi, đột nhiên chúng nhận thấy, từ từ kéo lên phía chúng thứ gì to lớn và đen. Đó là những người đàn bà. Mẹ của Akikhiko. Mẹ của Toshiko. Ba, bốn... Những bước chân họ lạnh lùng và vô cảm. Họ đang tiến lại gần – rồi tóm tay bọn trẻ con:

- Con đã chạm tay vào tên tội phạm phải không? Thật là hư quá!.. – Và họ lau những bàn tay con trẻ bằng khăn mu soa. Người đàn ông dõi xem tất thảy những chiếc khăn của họ thấp thoáng và bay lên. Trong cơn thịnh nộ, những người đàn bà bắt đầu gào thét với ông. Người đàn ông im lặng cúi xuống – rồi ngắt những bông hoa chút chít trao cho lũ trẻ: mỗi đứa một bông, và bỏ đi, không ngoái nhìn trở lại. Trên bàn tay phải của mỗi đứa trẻ giờ này có một bông hoa.
- Vứt ngay! Vứt ngay! – Mắt các bà mẹ hằn học.
Những bông hoa chút chít. Sau khi rơi xuống đất, tất cả chúng sáng lóng lánh và lóng lánh trong ánh nắng tàn.
A, những bông hoa chút chít: chúng như than đỏ hồng – trong ngọn cỏ đã ngả sang giá lạnh...
           KIỀU VÂN dịch

(nguồn: TCSH số 194 - 04 - 2005)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • LGT: Irving Stone (1903-1989), nhà văn Mỹ hiện đại, nổi tiếng trong nước và trên thế giới nhờ những kịch bản phim lịch sử, những tác phẩm về tiểu sử các nhân vật nổi tiếng, nhất là những cuốn “Khát vọng cuộc sống” (Lust for Life) viết năm 1934, về Vincent van Gogh, danh hoạ Hà Lan, “Tê tái và Đê mê” (The Agony and the Ecstasy) viết năm 1961, về Michelangelo, danh hoạ và nghệ sĩ điêu khắc Italy, “Thuỷ thủ trên lưng ngựa” (Sailor on Horseback) về Jack London, nhà văn Mỹ lừng danh...).

  • LTS: Henri Troyat (1-11-1911_4-3-2007) sinh tại Matx-cơ-va, định cư ở Pháp kể từ 1920, thuộc Viện Hàn lâm quốc gia Pháp từ 1959, một trong những cây bút viết khỏe nhất của văn học Pháp hiện đại. Chuyên viết tiểu thuyết, truyện ngắn. Ngoài ra, nghiên cứu về Đốtx-tôi-ép-xki, Tôn-xtôi, Lét-mông-tốp, Ô-la, Ban-zắc… Truyện ngắn của ông giàu nét dí dỏm, ký họa.

  • Atiq Rahimi sinh năm 1962 tại Afghanistan, nhưng đến sống ở Pháp vào năm 1984. Tại Pháp ông trở thành một nhà văn, nhà làm phim tài liệu và phim truyện nổi tiếng. Tiểu thuyết của ông “The Patience Stone - “Nhẫn thạch” được giải thưởng danh giá Prix Goncourt năm 2008. Phim dựa trên tiểu thuyết của ông “Earth and Ashes - Đất và Tro” được tuyển chọn chính thức tại liên hoan phim Cannes năm 2004 và được một số giải thưởng.

  • IVAN XÔCHIVESNgười chồng lý tưởng - đấy là tôi. Mẹ vợ, vợ tôi và đa số bạn gái của nàng đều gọi tôi như vậy.

  • LTS: Nhà văn Xô-viết Alêchxây Marinat là tác giả nổi tiếng của một số tiểu thuyết và kịch. Nhưng những tác phẩm làm cho ông nổi tiếng trước hết đối với tất cả các độc giả là những truyện ngắn hài hước. Tính hài hước trong các truyện ngắn của ông rất nhẹ nhàng nhưng sắc sảo. “Hoa tặng Ka-lum-ba” là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của Alêchxây Marinat.

  • LTS: Vaxin Bưcốp sinh năm 1924 tại làng Tsê-rê-pốp-si-na, vùng Vi-tép-xcơ, nước cộng hòa Bêlôruxia. Ông từng đứng trong hàng ngũ quân đội Xô Viết chiến đấu chống phát-xít Đức. Tác phẩm của ông bắt đầu được xuất bản từ năm 1956. Ông thuộc một trong những tác giả viết về chiến tranh nổi tiếng của Liên Xô. Những tác phẩm của ông được nhiều người biết đến là: Phát tên lửa thứ ba, cuộc hành quân núi An-pơ, những người chết không biết đến xấu hổ, những con chó sói… ông đã nhận giải thưởng quốc gia của Liên Xô, giải thưởng I-a-cúp Kô-la-xơ của nước cộng hòa.

  • LTS: William Somerset Maugham (1874 - 1965) là một nhà văn Anh nổi tiếng, viết nhiều, với bút pháp hiện thực sắc sảo, soi rọi những khía cạnh mâu thuẫn nghịch chiều của cuộc sống, phác hiện những nét sâu kín của bản tính con người. Lối văn của ông trong sáng, khúc chiết, ông lại có biệt tài dẫn truyện hấp dẫn, lý thú, đặc biệt phong cách của ông thường hài hước, sâu cay.Là nhà văn đa tài, ông vừa là tiểu thuyết gia có tiếng, vừa là người viết truyện ngắn bậc thầy, và cũng là một kịch tác gia thành công.

  • NOBUKO TAKAGI(Tiếp theo Sông Hương số 256 tháng 6 - 2010)

  • LTS: Tên tuổi Azit Nê-xin đã trở nên quen thuộc với chúng ta. Là tác giả của tập truyện châm biếm nổi tiếng “Những người thích đùa” đã được dịch ra tiếng Việt, ông là trưởng đoàn nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ dự hội nghị BCH Hội Nhà văn Á Phi và cuộc gặp gỡ các nhà văn Á Phi ở nước ta vào tháng 10-1982.

  • A-đa-mô-vích sinh ra và lớn lên cùng cha mẹ trong làng công nhân ở Gơ-lu-sa, tại Bi-ê-lô-rút-xi-a. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, nhà văn mới 14 tuổi nhưng đã theo mẹ và anh tiếp tế cho du kích quân.

  • LGT: Bóng cây phong lan được trích từ tuyển tập truyện ngắn Nhật Bản có nhan đề chung Bên trong do Nhà xuất bản Kodansha tuyển chọn và giới thiệu, được Nhà xuất bản Thuận Hóa (Huế) tổ chức dịch ra tiếng Việt và phát hành ở trong nước. Tuyển tập gồm 8 truyện ngắn của 8 nhà văn nữ với đề từ chung: Phụ nữ Nhật viết về phụ nữ Nhật. Bên trong là nhan đề, mà cũng là chủ đề của tất cả các truyện: Phía trong tâm hồn và phía trong thân thể của người phụ nữ.

  • EDWARD D. HOCHGần như ngay từ ngày cưới của họ cách đây 17 năm, William Willis đã căm ghét vợ mình, nhưng chưa một lần nào anh ta nghĩ đến chuyện giết người. Anh ta sẵn lòng ở ngoài suốt cả ngày, lái xe tới cơ quan mỗi sáng, quay trở về nhà mỗi tối, và đơn giản là bỏ ngoài tai cái giọng lải nhải đều đều của vợ.

  • LTS. S. Rajaratnam thuộc thế hệ những nhà văn cũ của Singapo. Ông có thời làm Bộ trưởng Ngoại giao của Singapo. Truyện ngắn của ông mang chất thơ và tính nhân bản cao. Sông Hương xin giới thiệu một trong những truyện ngắn hay của Rajaratnam.

  • DANIEL BOULANGERĐó là mùa thu ở Concile, thành Rome mang mọi vẻ Rome và ở đó người ta đã không còn kiếm được nơi cho thuê phòng nữa.

  • Corrado AlvaroThời gian như muốn chững lại. Hơi nóng vẫn còn hừng hực, bầu trời mờ mờ hơi nước, những con ve kêu rả riết, ở phía tây, chân trời quang hơn, vài cụm mây như bị một nét bút quệt xuống. Cơn mưa hẳn là ở mãi xa nên người ta bắt đầu hái nho.

  • GABRIEL GARCIA MARQUEZ (COLUMBIA) Ngài nghị sĩ Onesimo Sanchez trước cái chết của ngài có sáu tháng và mười một ngày để đi khi ngài tìm thấy người phụ nữ của đời ngài.

  • Paul William Gallico (1897-1976) là một nhà văn, phóng viên thể thao nổi tiếng của Mỹ. Nhiều tác phẩm của ông đã được chuyển thể thành phim truyện, phim truyền hình, có tác phẩm đã đạt giải Oscar. Cha ông người Ý, mẹ người Áo, bản thân ông đã nhiều năm sống ở châu Âu. Là người đa tài và viết khỏe, ông có hàng chục đầu sách: tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch bản phim truyền hình, thể thao. Những tác phẩm nổi tiếng của Gallico là: Ngỗng tuyết, Tình yêu của bảy con búp bê, Cuộc phiên lưu Poseidon.

  • ANTONIO TABUCCHIAntonio Tabucchi (sinh năm 1945) là một trong những nhà văn được đọc nhiều nhất và dịch nhiều nhất hiện nay của Italia, bậc thầy nổi tiếng về truyện ngắn tâm lý.

  • IVAN BUNHINLúc ông ta đội mũ, đi trên phố hay đứng trong toa tàu điện ngầm không thấy rõ mái tóc cắt ngắn hung hung đỏ có những sợi lóng lánh, qua vẻ tươi tỉnh của gương mặt gầy, nhẵn nhụi, thân hình cao xương xương cứng đơ trong chiếc pan- tô không thấm, có thể đoán ông không quá 40. Chỉ cặp mắt xám nhạt luôn chứa một nỗi buồn khô khốc nói lên rằng ông là một người đã nếm trải nhiều trong cuộc đời.

  • LTS: Anatoli Kudraves là một nhà văn Beloruxia tài năng. Phần lớn các tác phẩm của ông thể hiện cuộc sống của những người nông dân, người chủ chân chính, giàu bản sắc riêng và chân thành của chính quê hương mình. Tác giả đã dẫn dắt nhân vật của mình trải qua công việc tập thể hóa nông nghiệp, trải qua những năm tháng khốc liệt của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại và cả thời kỳ kinh tế đổ nát sau chiến tranh cho đến ngày hôm nay.