Nhà thơ nên đi... xe đạp

14:47 05/01/2009
THANH THẢOLTS: Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã về Huế. Có thể nói đấy là một sự kiện - một sự kiện trang nghiêm lặng lẽ.Là người có căn lành, cuộc trở về của ông dường như mãn vẹn. Ông đã trở về với nơi xuất phát, trở về với “ngôi nhà có ngọn lửa ấm”, trở về với tư cách một công dân thi sĩ.Sông Hương có nhã ý “cập nhật” ông từ đầu nhưng qua dò ướm, biết ông chưa muốn, Sông Hương đành để các báo bạn “post” trước.Mặc dầu “truy cập” sau nhưng Sông Hương với ông, với người Tổng Biên tập đầu tiên - Tổng Biên tập sáng lập hẳn còn nhiều duyên nợ, dài dài...

Có một nhà thơ nổi tiếng, vốn là quan chức cao cấp. Lúc đương chức, mỗi khi ông có dịp về quê “kinh lý”, dĩ nhiên các cánh cổng lớn nhất ở tỉnh ông, từ cổng tỉnh ủy sang cổng ủy ban đều nhất loạt rộng mở, hân hoan chào đón “người anh lớn”. Những lần về quê ấy, hình ảnh “ông quan” đã lấn hình ảnh “ông nhà thơ”, nhưng chẳng ai lấy làm điều. Giả dụ, ông không hề là nhà thơ, thì ông cũng được đón tiếp trọng vọng như vậy. Cái “danh” nhà thơ ở đây, nói theo Xuân Diệu, chỉ còn là vài cọng hành, mấy lá rau thơm điểm tô trên bát phở, có càng... thơm, mà không cũng chưa hẳn đã khiến bát phở đầy thịt thà tú hụ kia giảm phần hoành tráng. Ngày Xuân Diệu còn sống, ông phải thường xuyên thưởng thức “phở mậu dịch” nên chuyện thiếu hành chần hay rau thơm trên bát phở là chuyện thường. Bây giờ thì ai cũng biết, bát phở “đúng chuẩn” hiện đại mà thiếu vài thứ rau nhỏ nhặt ấy thì không thành bát phở, dù chủ quán có nặng tay tăng phần thịt tới đâu, hay nước béo có lềnh loàng tới đâu! Với nhà thơ của chúng ta, ông không bao giờ dám nhận phần quan chức của mình là “thịt”, còn phần thi sĩ của mình là “rau thơm”. Ông những muốn hài hoà cả thịt và rau húng quế với hành chần trong một “bát phở”, nó là sự nghiệp hoạt động chung của mình. Nhưng nhiều quan chức khác cấp thấp hơn ở quê ông lại không nghĩ như ông. Với họ, ông là “sếp lớn”. Và họ chỉ kính trọng ông với một hình ảnh duy nhất đó. Họ kiên quyết gọi phở là phở với công thức thịt+bánh+nước dùng rõ ràng, và không bao giờ gọi hành chần hay rau thơm là phở. Nghĩa rằng, họ không bao giờ giới thiệu ông là “nhà thơ” trong các cuộc đón tiếp chính thức hay bán chính thức.

Dù quê ông là quê nổi tiếng với hai “đặc sản”: quan và... thơ, nhưng hình như lâu nay đặc sản thứ 2 chỉ được sánh ngang với... mè xửng, một loại kẹo quê dành cho trẻ con nhà nghèo. “Tiến lên Kinh thoái về quê” là chuyện xưa nay bình thường. Nhà thơ của chúng ta khi nghỉ hưu đã lập tức về quê khuất mình sau một vườn chuối xanh um những kỷ niệm thời thơ ấu. Và khi rời chức vụ, ông cũng rời luôn những chiếc xe con có biển số đặc hiệu. Ông chuyển sang hành... xe đạp, một loại phương tiện di chuyển vốn đã thành nét đặc sắc của người Việt Nam vài ba mươi năm trước, và đang thành phương tiện xa lạ bị rẻ rúng của người Việt hiện đại. Nhân nói chuyện đi xe đạp, tôi chợt nhớ tới đất nước Hà Lan mà tôi có dịp viếng thăm. Hà Lan là nước cực phát triển, người Hà Lan giàu có gấp trăm gấp nghìn lần người Việt bình thường (không kể các quan tham nhũng). Nhưng người Hà Lan chọn xe đạp là phương tiện di chuyển chính của mình trong những thành phố lớn. Họ đạp xe một cách hăng hái, mạnh mẽ và... tự hào, với độ “vênh mặt” không kém “độ vênh” của các quan chức ở ta ngồi xe Camry hay Mercedes. Và cả thế giới đã coi hình ảnh người đi xe đạp ở Hà Lan là một nét văn hoá đặc sắc, một biểu trưng của sự bảo vệ và thân thiện với môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Nhưng ở ta bây giờ thì khác. Nếu anh đã có tuổi, lại đội mũ cối hay mũ nan, lại đi xe đạp tới các cơ quan công quyền, thì đích thị anh đi... kiện hay tán phát đơn tố cáo (!)

Nhà thơ của chúng ta tuổi đã ngoại lục tuần, tóc đã bạc, dĩ nhiên được xếp vào loại U... kiện. Ông lại đi xe đạp, một chiếc xe đạp thường thường. Ông lại đội mũ cát-két, cũng chẳng xa với mũ nan hay mũ cối là mấy. Ông lại vào cổng cơ quan lớn nhất tỉnh mà không cầm sẵn giấy tờ tùy thân trong tay. Vậy ông đã là... đối tượng, chứ không phải là “một người yêu nước mình” như thơ Trần Vàng Sao xác nhận. Bởi “người yêu nước mình” thì phải “mặc áo đi giày ra đứng ngoài đường” chờ... xe, dĩ nhiên không phải xe đạp. Ở ta mà được gọi bằng “đối tượng” là hơi bị mệt, hơi bị khó rồi đó. Vì thế, chuyện cười ra
nước mắt đã xảy ra với nhà thơ của chúng ta. Ông bị công an bảo vệ cảnh cáo nghiêm khắc, bị bắt phải dẹp chiếc xe đạp tư nhân còm cõi sang một bên, tránh đường cho “xe công”. Ông bị tra xét giấy tờ, dĩ nhiên. Và bị nhìn với ánh mắt đặc biệt nghi ngờ, cũng dĩ nhiên. Nhà thơ của chúng ta riu ríu làm theo lệnh, càng dĩ nhiên hơn nữa. Không biết, trong một thoáng bùi ngùi, ông có nhớ tới hình ảnh chính mình cách đây chưa lâu, nhớ hình ảnh những chiếc xe hú còi vang dậy, dẹp đường cho xe ông vào chính cái cổng này.

Thôi, buồn mà chi, số phận nhà thơ là vậy! Một khi ông đã trở về với thi phận nhà thơ của mình, thì những chuyện “kỳ kỳ” ấy chỉ là chuyện “nhỏ như con thỏ”. Khi kể tôi nghe chuyện này, ông cười rất vui, và tôi biết, ông đã thấu hiểu. Nhân đây, tôi cũng xin khuyên các nhà thơ, nếu lâu nay đã đi xe đạp thì cứ tiếp tục đi xe đạp, như một cách để khu biệt. Những người mù ở các nước phát triển mỗi khi ra đường thường rung một chiếc chuông nhỏ. Đó là tín hiệu để mọi thứ giao thông trên đường biết mà tránh họ. Nhà thơ ở xứ ta với chiếc xe đạp của mình cũng giống vậy. Nên đi xe đạp cho người ta biết mà... tránh mình (?) Và biết đâu, yêu mến mình! Câu sau này cũng thuộc phần dự đoán thôi, để giải quyết khâu an ủi là chính và tôi, người viết bài này cũng đi... xe đạp.!  
                    T.T

(nguồn: TCSH số 212 - 10 - 2006)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGUYỄN VĂN XÊ
                      hồi ký

    Buổi sáng mùa thu ngày 20-9-1940. Nơi nhà thương Nam ở Quy Hòa những bệnh nhân già yếu đang run lên vì gió lạnh từ biển thổi vào.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    Tôi đang chuẩn bị cho những trang cuối của số tạp chí này thì được tin từ thành phố Hồ Chí Minh điện ra: Bác Nguyễn Tuân đã mất! Sững sờ và xúc động quá! Tôi như không muốn tin.

  • PHAN NGỌC MINH 

    Từ lâu, tôi mong ước có một chuyến đi xem và vẽ Kinh Thành Huế. Ý tưởng ấy đã thực hiện vào Thu 1995. Lần ấy, được trên mười bức ký họa, những cơn mưa cứ kéo dài, cuối cùng, tôi đành rời Huế trong tâm trạng đầy lưu luyến.

  • TẠ QUANG SUM

    Lần lửa hơn 30 năm tôi mới về lại thăm Thầy. Ngôi nhà số 51 Hồng Bàng vẫn “ Trầm mặc cây rừng ” như ngày xưa lũ học trò chúng tôi có dịp ngang qua. Cầu thang dẫn lên căn gác nhỏ yếu ớt rung lên dưới chân mình, hay….mình run! Tôi chẳng thể nào phân định được, trong phút giây bồi hồi xao xuyến ấy.

  • NGUYỄN THỊ THỐNG

    Tôi tên là Nguyễn Thị Thống - con gái của cố họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung. Tôi rất vui mừng, xúc động và thấy rất may mắn được tới dự buổi lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của bố tôi tại thành phố Huế vừa qua do Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế tổ chức. Tới dự buổi lễ này, tôi được nghe và nhớ lại những kỷ niệm về bố tôi. Những kỷ niệm không bao giờ phai mờ trong ký ức.

  • NAM NGUYÊN

    Thực ra, tôi gọi cuộc đi này là hành hương. Hành hương, nghe có vẻ cao siêu nhưng y phục xứng kỳ đức mà thôi.

  • (Lược thuật Hội thảo “Giá trị văn học Thừa Thiên Huế - những định hướng bảo tồn)

  • TRẦN THỊ KIÊN TRINH Đã không ít lần tôi được nghe những câu chuyện của các anh kể về một thời trai trẻ. Tuổi trẻ hiến dâng, tuổi trẻ xuống đường, tuổi trẻ lên rừng kháng chiến và những đêm không ngủ.

  • THANH HẢI SHO - Hôm ấy, Nha Trang đỏ nắng. Tôi cùng anh bạn nhà báo lần đến số 46 đường Yersin tìm một ông già. Đến nơi, vừa kéo chuông chủ nhà vội vàng mở cổng. Trước mắt tôi là một ông già ngoài 80, dáng người đậm, da trắng,  mang cặp kính cận bự chác mỗi bên độ nửa bàn tay… ông già ấy chính là nhà thơ Giang Nam, tác giả bài thơ “Quê hương” nổi tiếng.

  • TRẦN PHƯƠNG TRÀ Giữa năm 1967, anh Thanh Hải và tôi được điều động từ Thành ủy Huế về Ban Tuyên huấn Khu ủy Trị - Thiên - Huế. Mấy ngày đi đường, chúng tôi nói nhiều về vùng đất và con người quê hương.

  • MAI VĂN HOANThời còn là sinh viên khoa Văn trường Đại học Sư phạm Vinh (1967 - 1971), chúng tôi thường gọi thầy Hoàng Ngọc Hiến là thầy Hiến. Đó là cách gọi thân mật của những học sinh vùng quê miền Trung đối với những thầy giáo trường làng. Lên đại học chúng tôi vẫn giữ nguyên thói quen ấy.

  • NGUYỄN QUANG HÀNhững ngày trên chiến khu, báo Cờ giải phóng và báo Cứu lấy quê hương ở chung trong một mái nhà, cùng ăn cùng ở cùng làm.

  • PHẠM THƯỜNG KHANH - PHẠM LINH THÀNHTheo tiếng Latinh, thuật ngữ intelligentia - trí thức chỉ những người có hiểu biết, có tri thức, tầng lớp xã hội này bao gồm những người chuyên lao động trí óc, có trình độ chuyên môn cao.

  • NGUYỄN THANH TUẤN           Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

  • NGÔ MINH Sau ba tháng kêu gọi, hơn 250 văn nghệ sĩ, trí thức và những người Việt mến mộ Phùng Quán ở Việt Nam, Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Ba Lan, Úc, Thụy Sĩ v.v, đã nhiệt tình góp cát đá xây lăng mộ nhà thơ Phùng Quán - bà Vũ Bội Trâm ở Thủy Dương, Huế.

  • HỒ THẾ HÀHằng năm, sự kiện hân hoan và sôi động nhất của văn nghệ sĩ Huế là kết quả thẩm định và xét tặng thưởng công trình, tác phẩm VHNT xuất sắc của Liên hiệp Hội.

  • Ngày 11 tháng 10 năm 2010, đoàn Trái tim người lính (Mỹ) do tiến sĩ, bác sĩ tâm lý, nhà văn Edward Tick dẫn đầu đã đến thăm và giao lưu với Hội Nhà văn Việt Nam tại Hà Nội. Đoàn của tổ chức Trái tim người lính có nhiều người là cựu chiến binh từng tham chiến tại Việt Nam, I-Rắc; các bác sĩ, giáo viên, nhà báo, mục sư và cả học sinh trung học. Buổi gặp gỡ đã diễn ra trong tình cảm ấm áp, thông cảm, chia sẻ quá khứ, vì hiện tại và hướng tới tương lai. Chiến tranh và hòa bình được nhắc đến nhiều hơn cả trong các câu chuyện và thơ của cả bạn và ta. Nhà thơ Nguyễn Hữu Quý là người được dự buổi gặp gỡ giao lưu cảm động này, anh đã có bài viết gửi Sông Hương, xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. SH

  • LÊ TRỌNG SÂM(Kỷ niệm 60 năm thành lập Hội Liên Hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế)Dưới sự chỉ đạo của Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên và có sự giúp đỡ nhiều mặt của Chi hội Văn nghệ Liên khu 4, cuộc gặp mặt lớn của giới văn nghệ sĩ trong tỉnh tại thôn 2 làng Mỹ Lợi trong vùng căn cứ khu 3 huyện Phú Lộc vào tháng 10 năm 1950 phải được tôn vinh như là Đại hội đầu tiên, Đại hội lần thứ nhất của anh chị em văn nghệ tỉnh nhà. Nó là một cái mốc quan trọng mở ra một thời kỳ mới.

  • NGUYỄN QUANG HÀ(Kỷ niệm 60 năm thành lập Hội Liên Hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế)Chiến dịch Mậu Thân 1968 đang cần quân để đánh vào thành phố, trước tình hình ấy, chúng tôi được huy động vào quân đội, và sau những tháng tập mang vác nặng, tập leo núi, tập bắn, tập tiến nhập, chúng tôi được điều vào Bác Đô (đó là bí danh Thừa Thiên Huế lúc bấy giờ).

  • VÕ MẠNH LẬPKỷ niệm 30 năm ngày mất nhà thơ Thanh Hải (1980 - 2010)