Có một nhà thơ nổi tiếng, vốn là quan chức cao cấp. Lúc đương chức, mỗi khi ông có dịp về quê “kinh lý”, dĩ nhiên các cánh cổng lớn nhất ở tỉnh ông, từ cổng tỉnh ủy sang cổng ủy ban đều nhất loạt rộng mở, hân hoan chào đón “người anh lớn”. Những lần về quê ấy, hình ảnh “ông quan” đã lấn hình ảnh “ông nhà thơ”, nhưng chẳng ai lấy làm điều. Giả dụ, ông không hề là nhà thơ, thì ông cũng được đón tiếp trọng vọng như vậy. Cái “danh” nhà thơ ở đây, nói theo Xuân Diệu, chỉ còn là vài cọng hành, mấy lá rau thơm điểm tô trên bát phở, có càng... thơm, mà không cũng chưa hẳn đã khiến bát phở đầy thịt thà tú hụ kia giảm phần hoành tráng. Ngày Xuân Diệu còn sống, ông phải thường xuyên thưởng thức “phở mậu dịch” nên chuyện thiếu hành chần hay rau thơm trên bát phở là chuyện thường. Bây giờ thì ai cũng biết, bát phở “đúng chuẩn” hiện đại mà thiếu vài thứ rau nhỏ nhặt ấy thì không thành bát phở, dù chủ quán có nặng tay tăng phần thịt tới đâu, hay nước béo có lềnh loàng tới đâu! Với nhà thơ của chúng ta, ông không bao giờ dám nhận phần quan chức của mình là “thịt”, còn phần thi sĩ của mình là “rau thơm”. Ông những muốn hài hoà cả thịt và rau húng quế với hành chần trong một “bát phở”, nó là sự nghiệp hoạt động chung của mình. Nhưng nhiều quan chức khác cấp thấp hơn ở quê ông lại không nghĩ như ông. Với họ, ông là “sếp lớn”. Và họ chỉ kính trọng ông với một hình ảnh duy nhất đó. Họ kiên quyết gọi phở là phở với công thức thịt+bánh+nước dùng rõ ràng, và không bao giờ gọi hành chần hay rau thơm là phở. Nghĩa rằng, họ không bao giờ giới thiệu ông là “nhà thơ” trong các cuộc đón tiếp chính thức hay bán chính thức. (nguồn: TCSH số 212 - 10 - 2006)
|
Vậy là tròn 9 tháng sau Đại hội Văn nghệ toàn Tỉnh lần thứ 9, một trong những kiến nghị quan trọng của Đại hội đã được cơ quan quản lý cấp trên chính thức chấp thuận: cùng với việc đổi tên Hội Văn nghệ Thừa Thiên-Huế thành “Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên-Huế”.
LTS: Nhân Đại hội Chi hội Nhà báo tạp chí Sông Hương, toà soạn trân trọng giới thiệu bài viết của tiến sĩ Hồ Thế Hà, thành viên hội đồng biên tập Sông Hương - tổng lược khái quát những giai đoạn qua “chân dung” các nhà văn đã từng làm Tổng biên tập. Có thể nhiều nhận xét chưa thật mỹ mãn, đôi chỗ còn né tránh, dè dặt nhưng cũng là có cái nhìn “ngoái lại” để ước mơ dự cảm tới tương lai... TCSH
...người sáng tác phải dày công và phải có trình độ uyên thâm để xử lý những chất liệu đó và biến nó thành của mình nhưng lại phải mang được hơi thở của cuộc sống hiện đại...
Trong “làng văn nghệ”, lo Tết sớm nhất là những người gánh thêm vai “cộng tác viên” các tờ báo.
Nhân ngày Quốc tế phụ nữ, Tòa ... chúng tôi xin "khởi tố" một vụ tỏ tình bằng "thơ tán trai" nhằm "minh oan" cho thế giới đàn ông và cũng là để trả lại sự bình đẳng vốn có từ hai phía của sợi tơ hồng mà có khi lại là sợi dây oan!
VĂN GIÁNhững ngày vừa qua, và hiện giờ vẫn chưa hẳn đã chấm dứt, báo giới rộ lên câu chuyện về vấn đề sex trong văn chương. Mỗi người luận giải một cách. Người khắt khe theo lập trường đạo đức truyền thống thì phê phán. Người cởi mở theo tinh thần tân tiến thì tung hô. Lại có người theo phái trung dung, không ra giọng cấm đoán hay ủng hộ, chỉ kêu gọi không lạm dụng sex, không phản lại đạo đức, thuần phong mỹ tục dân tộc... Đây là một vấn đề không dễ bàn. Là kẻ vào cuộc muộn, tôi xin góp thêm một vài suy nghĩ riêng.
Cũng như cuộc đời, văn nghệ có biết bao buồn vui. Nhà văn cũng là người, cho nên có lúc cũng dở khóc dở cười bởi những chuyện ngoài văn chương. “Vạch túi cho người xem... bia” là câu chuyện hậu kì để bạn đọc chia sẻ với chuyện bếp núc làng văn.