Nhà ái quốc và nhà dân chủ luôn hướng về tương lai

15:20 31/07/2008
TRẦN THANH ĐẠMTrước Hồ Chí Minh, Phan Bội Châu là một nhân cách Việt Nam ưu tú và vĩ đại của thế kỷ XX. Bài này thử nêu lên một vài khía cạnh của nhân cách đó.

Trong bài Xuất dương lưu biệt, Phan Bội Châu có hai câu thơ:
 Ư bách niên trung tu hữu ngã
 Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy
 
(Trong khoảng trăm năm cần có tớ
 Sau này muôn thuở há không ai)
 (Tôn Quang Phiệt dịch)
 Hai câu thơ đó đã đúc kết một phần quan niệm và thái độ sống, đồng thời thể hiện một nét rất đặc sắc của nhân cách Phan Bội Châu. Đó là: tiên sinh có một lòng tin rất lớn đối với chính mình đi đôi với một lòng tin rất lớn đối với dân tộc. Cũng có thể nói cách khác: đó là một tinh thần tự chủ rất cao đi đôi với một tinh thần dân chủ rất cao trong sự nghiệp cứu nước và dựng nước.
 
Về thân thế của mình, tiên sinh đã viết một câu rất có ý nghĩa: "Tôi sinh ra năm năm sau khi nước ta mất Kỳ. Một tiếng oa oa dường như đã cảnh cáo cho tôi biết rằng: mày sẽ là một người dân mất nước". Nhận thức rõ thân phận mất nước và nghĩa vụ cứu nước của mình, tiên sinh đã tự giác đứng ra nhận lĩnh trách nhiệm công dân của mình trước lịch sử, không thoái thác, không đợi chờ, không đun đẩy cho ai, dẫu biết rằng đó là việc vá trời lấp biển. Trong bài phú Bái thạch vi huynh (Tôn đá làm anh) có hai câu được mọi người truyền tụng: Tam sinh điền hải chi tư, vị vong tương bá; Nhất phiến bổ thiên chi lực, hựu thị phùng quân (Ba sinh lấp bể có lòng, không quên nhờ bác; Một tấm vá trời ra sức, còn dịp gặp anh). Tiên sinh đã tự nhận xét mình là người "quá tự tin, cho rằng trong thiên hạ này không có việc gì là việc không làm được ", là người "có gan mạo hiểm, dám làm, "dẫu có hàng nghìn hàng vạn kẻ thù trước mắt, cũng quyết tâm đi tới". Tiên sinh cho khó khăn là lẽ thường của cuộc đời, vượt khó là lẽ sống của con người: Ví thử đường đời bằng phẳng cả, Anh hùng hào kiệt có hơn ai. Một quan niệm và một thái độ tự chủ và tự giác như vậy trong hoàn cảnh nước nhà gặp bước gian nan, thể hiện trong suốt một cuộc đời tận tâm tận lực phấn đấu vì lợi ích tối cao của dân tộc, chúng ta không thể gọi tên gì khác hơn là chủ nghĩa anh hùng.
 
Song chủ nghĩa anh hùng của Phan Bội Châu không hề là chủ nghĩa anh hùng cá nhân. Ngay từ đầu, tiên sinh đã nhận thức và tin tưởng sâu sắc rằng: sự nghiệp cứu nước là sự nghiệp của toàn dân, chỉ cần toàn dân đồng tâm hiệp lực thì khó mấy cũng thành. "Hơn mấy nghìn thằng quỉ sứ làm cho thần giận người oán tài nào ăn ngon ngồi yên với mấy mươi triệu người Việt yêu nước trên đất này được. Nếu người Việt còn có nhân tâm thì nước Việt mất thế nào được". Trong Hải ngoại huyết thư, tiên sinh nhắc đi nhắc lại nhiều lần:
 Mấy mươi triệu đồng bào đua sức
 Năm mươi nghìn giống khác được bao
 Cùng nhau bên ít bên nhiều
Lọ là gươm sắc súng kêu mới là...
 Ai cũng biết hợp quần là thế
 Khắp bọn này bọn ấy hợp nhau
 Gió lanh thì sấm cũng mau
 Chữ tâm một phút đâu đâu cũng đồng
 Cờ độc lập xa trông phấp phới
Kéo nhau ra đòi lại nước nhà...
 Việc dầu nặng chia mang cũng nổi
Xúm tay vào kéo lại non sông...
 
Vì nhận thức và tin tưởng như vậy nên tiên sinh đã đem hết tấm lòng nhiệt thành đối với mình biến thành tấm lòng nhiệt thành đối với người. Cũng như Hồ Chí Minh sau này, trong giai đoạn lịch sử của mình, Phan Bội Châu trước sau chủ trương đoàn kết dân tộc, tập hợp đủ mọi hạng người Việt Nam, phát huy, cổ vũ tinh thần yêu nước và chí khí anh hùng của họ, lấy đó làm sức mạnh để cứu nước. Trên phương diện này, có thể nói rằng Phan Bội Châu không những là một nhà ái quốc vĩ đại mà còn là một nhà dân chủ vĩ đại. Tiên sinh là nhà dân chủ Việt đầu tiên trong thế kỷ XX. Tinh thần dân chủ của tiên sinh gắn liền với tinh thần ái quốc, thể hiện trong quan hệ đối với mọi người, đối với công việc, về chiến lược cũng như sách lược. Con người kiên cường, bất khuất ấy cũng là con người rất khoáng đạt, bao dung. "Trong khi giao thiệp, nếu nghe được một câu nói hay, thấy được một điều gì tốt là suốt đời không quên, nhất là những lời nói thật tình, những câu phê bình gay gắt thì tôi lại càng vui lòng tiếp thu". "Khi trù tính công việc, chỉ nghĩ đến mục đích, lo sao cho có thể quyết thắng trong năm phút cuối cùng. Còn như thủ đoạn, phương châm thì dù phải thay đổi cũng không ngần ngại". Ai cũng biết rằng với tấm lòng yêu nước và ý chí cứu nước chân thành, tiên sinh đã không ngừng "đổi mới tư duy", đi từ tư tưởng quân chủ lập hiến đến với dân chủ cộng hòa và tiếp cận chủ nghĩa xã hội.
 Những điều đó đối với ngày nay vẫn còn mới mẻ và gần gũi biết bao!
 Trong tinh thần tự chủ và dân chủ đó, còn có một nét đặc biệt nổi bật nữa là thái độ của Phan tiên sinh đối với lớp người sau. Cũng vì biết rằng sự nghiệp cách mạng cứu nước là khó khăn, to lớn, lâu dài, không phải sức lực một người làm nổi, cũng không phải cố gắng nhất thời mà thành công, cho nên, trong quá trình hoạt động, tiên sinh chăm lo đào tạo lớp người sau. Bản thân tiên sinh rất có ý thức kế thừa tinh thần và sự nghiệp của thế hệ đi trước. Cho đến cuối đời, tiên sinh vẫn vô cùng biết ơn các bậc tiền bối như Nguyễn Hàm, tức Tiểu La, một yếu nhân của Nghĩa hội Quảng Nam mà tiên sinh cho là người đã "tác thành" cho mình trong bước đầu hoạt động. Ban đầu, khi xuất dương chỉ nhằm mục đích cầu viện, sắm vũ khí, song khi sang đến Nhật Bản, tiên sinh đã chuyển sang chủ trương vận động Đông Du, đào tạo nhân tài bên ngoài, phối hợp với phong trào Duy Tân, mở mang dân trí trong nước. Dù rằng phong trào bên ngoài cũng như bên trong cuối cùng đã gặp thất bại, song Phan Bội Châu không bao giờ từ bỏ chủ trương và chí hướng đó. Dù ân hận rằng mình có nhiều sơ sót, nhầm lẫn trong việc xét người, dùng người, trong đó có cả những học trò phản bội như Phan Bá Ngọc, song trái lại cũng có nhiều học trò của tiên sinh là những bậc anh hùng rất oanh liệt, xứng đáng với thầy, như Đặng Thái Thân, Hoàng Trọng Mậu, Trần Hữu Lực. .v.v... Tiếc rằng họ sớm hy sinh. Cũng với tinh thần luôn luôn hướng về tương lai đó mà trong những bước khó khăn đầu những năm 20 Phan Bội Châu đã quay nhìn về phía nhà cách mạng lớp sau nhưng đã tiến về phía trước: Nguyễn Ái Quốc. Mãi cho đến cuối đời, ước vọng thành công đối với sự nghiệp nửa chừng bỏ dở của mình, tiên sinh vẫn gửi gắm ở nhà cách mạng lớp sau đầy triển vọng đó. Từ khi bị bắt đưa về nước rồi bị giam lỏng ở Bến Ngự, không còn khả năng hoạt động được nữa thì Phan Bội Châu vẫn luôn luôn đầy lòng tin tưởng và trông cậy ở lớp người sau. Ở con người ấy, dù không tránh được những nỗi buồn sâu xa về chí hướng và thân thế của mình, song không bao giờ tắt niềm hy vọng vào tiền đồ phục hưng của dân tộc.
 Năm 1926, khi Phan Chu Trinh về nước và qua đời, Phan Bội Châu lấy việc khóc người chết để động viên người sống:
 Lấy ai đây nối gót nghìn thu,
Vậy ta phải kêu người chín suối...
Trước đã giỏi thời sau nên giỏi nữa...
Thác còn thiêng thời sống phải thiêng hơn...
 
Một năm sau đó, trong Bài ca chúc Tết thanh niên, tiên sinh tha thiết hô hào lớp hậu sinh:
 Ai hữu chí từ nay xin gắng gỏi
 Cởi lốt xưa mà tu dưỡng lấy tinh thần.
 Chẳng thèm chơi, chẳng thèm mặc, chẳng thèm ăn
 Nung gan sắt quyết dời non lấp bể
Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ...
 
Cũng trong năm đó, tiên sinh viết những bài ca Nam quốc dân tu tri, Nữ quốc dân tu tri, cổ vũ thanh niên nung rèn ý chí, tiếp tục đấu tranh.
 Suốt 15 năm trong vòng kiềm tỏa của địch, tiên sinh dốc cạn tâm huyết còn lại sử dụng văn chương làm phương tiện nhằm không ngừng thức tỉnh ý thức dân tộc, tinh thần yêu nước của đồng bào, trong đó trung tâm chú ý lúc nào cũng là thế hệ thanh niên. Trong bài diễn thuyết tại trường nữ học Đồng Khánh Huế, tiên sinh đã cực lực cổ động ý thức về nhân quyền, dân quyền và nữ quyền trong chị em phụ nữ. Trong quan niệm của tiên sinh, nam nữ bình quyền, quyền gắn liền với nghĩa vụ. Và trước tiên vẫn là nghĩa vụ cứu nước: Lại như nhà nước khi gặp cơn sóng gió mà anh em chị em ta đều ngồi chung trong một chiếc thuyền, người bẻ lái, người cầm chèo, người kéo buồm, người quay mũi, có lẽ nào một phần con trai mà gánh hết được, thì chị em tất phải gánh lấy cho một phần, họa may chiếc thuyền bị nạn qua khỏi bể trầm luân. Tôi đây, hai mươi năm lẻ, lưu lạc chân trời, nổi chìm mặt bể, không ngờ còn có một ngày nay cùng các chị em hiệp mặt. Tôi trông đến mặt các chị em, vừa vui vừa sợ, vừa mừng vừa lo, như thấy một hột châu rất tươi sáng mà chìm ở dưới vũng cát đã lâu ngày, như thấy một cái bông lan rất thơm tho mà lấp vào giữa đống cỏ đã lâu ngày. Trau dồi cái hột châu này, phát hiện cái bông lan này, ngày ngày đêm đêm chỉ trông mong vào cái công phu học vấn của các chị em ta... Tôi mừng các chị em được như thế, mà tôi lại sợ các chị em chưa chắc được như thế, nên tôi có bấy nhiêu lời.
 
Trước lúc lâm chung, lời nhắn gửi cuối cùng của tiên sinh cũng là lời gửi đến lớp người sau:
 Nay đương lúc tử thần chờ trước cửa,
 Có vài lời ghi nhớ về sau
 Chúc phường hậu tử tiến mau!
 
Chưa đầy năm năm sau ngày tiên sinh mất, ước nguyện một đời của tiên sinh đã được "phường hậu tử” thực hiện với thành công của Cách mạng Tháng Tám. Năm sáu mươi năm sau đó nữa, hôm nay lớp con cháu của tiên sinh sẽ tiếp tục cố gắng để thực hiện ước nguyện của con người đáng kính ấy, nhà ái quốc và nhà dân chủ mà tầm măt và tấm lòng luôn luôn hướng về tương lai, vì vậy mà cũng mãi mãi thuộc về tương lai...
 29-10-1990
T.T.Đ

(nguồn: TCSH số 156 - 02 - 2002)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • PHẠM THỊ ANH NGA

    Giới văn học nghệ thuật trong Nam ngoài Bắc cũng như những người từng là học trò của ông thường nói với nhau, tưởng như đùa nhưng lại rất thật, rằng đến Huế mà chưa ghé thăm ông thì coi như là chưa đến Huế, gì thì gì vẫn cứ... thiếu.

  • LÊ HUỲNH LÂM

    Văn chương như một món ăn tinh thần cho mọi người. Đối với những người đam mê, các tác phẩm văn chương như hơi thở, như máu thịt. Ngoài việc là món ăn tinh thần, văn chương như những con đường vươn ra dẫn dắt để nối kết, giao thoa giữa quốc gia này với quốc gia khác, giữa vùng miền văn hóa này với vùng miền văn hóa khác.

  • LÊ VĂN LÂN

    Trong phong trào đô thị Huế, từ phong trào hòa bình 1954 - 1955, phong trào Phật giáo ở Huế những năm 1963 - 1964 đến phong trào li khai ở Huế 1966, có một nhân vật khi nhắc đến hầu như ai cũng biết - đó là bác sĩ Lê Khắc Quyến, nguyên Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, nguyên Khoa trưởng Đại học Y khoa Huế.

  • ĐỖ MINH ĐIỀN

    Ngày 01/10/2012, một tin vui không chỉ dành riêng cho Huế khi bộ Cửu vị thần công là 1 trong 30 hiện vật/nhóm hiện vật đã được công nhận là Bảo vật Quốc gia Việt Nam.

  • NGUYỄN MINH VỸ
                    Hồi ký

    Thú thật với các bạn Tạp chí Sông Hương và những ai cùng quê là trước Cách mạng Tháng 8-1945 tôi có phần nào "mặc cảm" vì cái gốc Thừa Thiên của mình.

  • LƯƠNG AN

    Vào đầu nửa sau thế kỷ 19, tại Phú Xuân (tức Huế bây giờ), giữa lúc tiếng tăm hai anh em Miên Thẩm và Miên Trinh đang lừng lẫy, một sự kiện bỗng thu hút sự chú ý của giới thơ kinh thành: sự xuất hiện gần như đồng thời của Tam Khanh(1), ba nhà thơ nữ người hoàng tộc, trong đó, Thúc Khanh được ca ngợi nhiều hơn cả.

  • (SHO) Tiến sĩ Lê văn Hảo quê ở Huế, con trai ông Lê Văn Tập - một đại phú gia ở miền Trung, du học Pháp (1953), đỗ Tiến sĩ Đệ Tam cấp ngành Dân tộc học (1961) tại Đại học Sorbonne, làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (Centre national de la recherche scientifique) một thời gian rồi về nước (1965) giảng dạy Dân tộc học và Văn minh Việt Nam tại các Đại học Văn khòa Huế, Đại học Văn khoa Sài Gòn.

  • Có một người phụ nữ xứ Huế sinh sống và giảng dạy tại CHLB Đức nhưng luôn dành tình trang trọng chiếc áo dài Việt Nam. Bà là TS triết học Thái Kim Lan, với bà, áo dài làm nên một phần bản sắc vẻ đẹp phụ nữ Việt Nam.

  • NGUYỄN HỒNG TRÂN

    Như chúng ta đã biết qua sách sử, cựu Hoàng đế Bảo Đại có 2 người vợ được hôn thú chính thức. Đó là bà Nguyễn Hữu Thị Lan (tức Nam Phương Hoàng hậu) và bà người Pháp là Monique Marie Eugene Baudot.

  • LÊ VĂN LÂN

    Những thập niên cuối thế kỷ XX, có một nhân vật lúc ẩn lúc hiện như rồng trong mây, như kình ngư giữa đại dương, có mặt ở các thời điểm lịch sử, có tác động đến phong trào giải phóng dân tộc ở Thừa Thiên Huế nói chung và phong trào đô thị Huế nói riêng.

  • PHAN THUẬN AN

    "Hôm nay, Ngài trở về trong lòng đất mẹ thân yêu, trở về giữa tất cả đồng bào con Hồng cháu Lạc, trở về bên núi Ngự, sông Hương...
    "Chúng ta thành kính cầu cho nhà vua đời đời yên nghỉ.
    "Lòng yêu nước của nhà vua còn sáng mãi với sử xanh".

  • NGUYỄN ĐẮC XUÂN

    LTS: Thời Pháp thuộc cũng như thời tạm chiếm, những “thượng khách” đến du lịch Huế thường được bà công chúa Lương Linh (con gái thứ 19 của vua Thành Thái và là em út của vua Duy Tân) hướng dẫn.

  • LÊ TIẾN DŨNG 

    Một ngày cuối thu tháng Mười năm 1965 tôi nghe qua Đài Tiếng nói Việt Nam một tin quan trọng: Hội Văn nghệ Giải phóng công bố Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu.

  • ĐOÀN XANH 

    Nhà thơ, nhà báo Thúc Tề bị Pháp thủ tiêu khi mới 30 tuổi. Gần 50 năm sau, bí mật được phát lộ, Nhà nước đã truy tặng ông danh hiệu Liệt sĩ với bằng Tổ quốc ghi công.

  • Ở tuổi 75, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân vẫn miệt mài bên chiếc máy tính để làm việc mỗi ngày. Ông luôn mang theo bên người một chiếc máy ghi âm, loại dùng bằng băng cassette, ông có thói quen ghi lại bất cứ buổi làm việc nào với các phóng viên báo, đài... Đón tôi trong con hẻm nhỏ dẫn vào ngôi nhà ở một quận gần trung tâm Sài Gòn, ông đội chiếc mũ kiểu Huế và những tiếng “răng, ni, nớ” rất Huế của ông mang lại cho tôi sự gần gũi để bắt đầu buổi trò chuyện.
                        Nhà văn ÁNH HƯỜNG (thực hiện)

  • Ngày 9/6/2014, nhà báo Nguyễn Khoa Bội Lan đã vĩnh biệt chúng ta, hưởng thượng thượng thọ 105 tuổi

  • Tôi lặng lẽ đi tìm về nhà "O Thương trống” mà trong lòng có cảm giác như một  đứa con đi xa lâu ngày trở về với mẹ để được nghe mẹ kể chuyện đời, chuyện nghề.

  • Có lẽ cho đến nay, ông Lê Văn Kinh là nghệ nhân làng nghề truyền thống lập nhiều kỷ lục nhất VN. Ông đã lập kỷ lục về bộ tranh thêu bài thơ "Cáo tật thị chúng” của Mãn Giác Thiền sư bằng 14 thứ tiếng. Tiếp đó là bộ Tâm kinh Bát Nhã Ba La Mật. Đầu tháng 5-2014 vừa qua, ông tiếp tục xác lập kỷ lục thứ ba, đó là thêu tay hai bài thơ "Tẩu lộ” và "Hoàng hôn”  -  hai bài thơ trong tập "Nhật ký trong tù” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

  • VÕ SƠN TRUNG

    Con người đó, là nhà văn, nhà văn hóa, nhà từ điển học Đào Đăng Vỹ cực kỳ nổi tiếng ở Huế từ những năm 1940. Ông sinh ngày 1 tháng 2 năm 1908 tại Huế, có tài liệu nói ông mất ngày 7/4/1987 tại California - Mỹ(1).

  • Cật tre được lựa từ rừng già, xung quanh lồng được chạm trổ tuồng tích như một bức tranh hoàn hảo… Những chiếc lồng chim như một tác phẩm nghệ thuật ấy có giá cả chục triệu đồng.