Cật tre được lựa từ rừng già, xung quanh lồng được chạm trổ tuồng tích như một bức tranh hoàn hảo… Những chiếc lồng chim như một tác phẩm nghệ thuật ấy có giá cả chục triệu đồng.
Anh Võ Đức Nhân đang hoàn thiện chiếc lồng chim có tên “Mai- Phúc Lộc Thọ” trị giá cả chục triệu đồng.
Người làm ra những chiếc lồng chim tinh xảo ấy là anh Võ Đức Nhân ở làng Mậu Tài (xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế ). Xưởng của anh chỉ vỏn vẹn 14m2 nhưng là nơi hun đúc nhiều ý tưởng cách tân của anh.
Sinh ra, lớn lên ở vùng quê nắng gió Đại Phong (Lệ Thủy, Quảng Bình), năm 1994 anh Nhân vào Huế học nghề may. Học xong, vì nhà nghèo không đủ tiền sắm máy móc, mở tiệm nên anh đã chuyển sang nghề làm lồng chim, vì nguyên vật liệu để làm lồng đơn giản, dễ tìm, lại ít tốn kém.
Lúc đầu, Nhân chỉ biết làm những chiếc lồng bình thường như bao người khác (hàng thô). Sau quá trình không ngừng tìm tòi, sáng tạo, anh đã mạnh dạn cách tân để tạo ra sản phẩm là những chiếc lồng quả đẹp về mẫu mã, cách điệu về đường nét, phong phú về chủng loại để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng.
Anh Nhân cho biết: “Lúc đầu mình mua vài chiếc lồng ở TP.HCM, Cần Thơ, Vũng Tàu... về ngắm rồi bắt chước cách làm. Dạo đầu cũng lúng túng vì không có thầy bên cạnh để hỏi, nhưng mình vừa làm vừa mày mò nhưng rồi kiên trì, chịu khó bám việc cũng thành công”.
Công đoạn đầu tiên là chọn tre, cật tre làm lồng phải vừa già, vừa dẻo, nước tre phải sáng bóng. Anh Nhân phải đặt mua tre lấy từ các cánh rừng ở huyện Nam Đông - Thừa Thiên-Huế và ở nước bạn Lào. Rồi khâu chạm trổ, thể hiện tuồng tích cũng khá nhiều công phu, đòi hỏi tính kiên trì, nhẫn nại của người thợ. Các tuồng tích lấy xuất xứ từ sách vở nước ngoài, hoặc tự sáng tạo, hoặc do yêu cầu của khách như: Tam quốc chí, thập bát la hán, chim hoa, tây du ký, mai lư… Mỗi tuồng tích được thể hiện là một công trình nghệ thuật đầy công phu, điêu luyện, gửi gắm cái hồn của nghệ nhân, hàm chứa trí tuệ, sinh lực, cũng như sự lao động khéo léo của người thợ.
Sản phẩm lồng chim Huế, đặc biệt là loại lồng quả do anh Nhân chế tác có giá dao động từ vài ba triệu đến hàng chục triệu đồng. Khách hàng của anh chủ yếu ở các tỉnh phía nam như: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Bình Định, Khánh Hòa, TP.Hồ Chí Minh.
Không qua môi giới, khách hàng gọi điện, gửi mẫu lồng mà họ yêu thích qua email, anh Nhân nghiên cứu làm và cam kết giao hàng đúng hẹn, đúng mẫu mã. Công việc tưởng chừng quá đỗi bình dị ấy nhưng thực sự đã “quyến rũ”, níu kéo anh bám nghề, giữ nghề trong suốt 20 năm qua
Vài năm gần đây ở nhiều địa phương, phong trào chơi chim cảnh, nhiều quán “cà phê chim” mọc lên nhan nhản từ thành thị đến nông thôn. Khách chơi tìm đến không chỉ để thưởng ngoạn những giọng hót thanh tao, sắc sảo của các loài chim, mà còn có dịp để so sánh, giao lưu, diện kiến những chiếc lồng nghệ thuật, quý phái.
Chỉ ngần ấy thôi cũng đã hình dung được sức sống, sự phát triển của nghề làm lồng chim đến nhường nào. Đặc biệt, sản phẩm lồng chim Huế do anh Nhân chế tác đã góp mặt đều đặn trong các kỳ Festival Huế, Festival Nghề truyền thống Huế, đã làm “ngơ ngẩn”không ít du khách trong nước, quốc tế khi đến Huế tham quan, chiêm ngưỡng.
Nguồn Dân trí
NGUYỄN THẾ Danh nhân Đặng Huy Trứ (1825 - 1874) sống cách chúng ta gần 200 năm, nhưng cuộc đời và hành trạng của ông chứa đựng tấm gương nhân cách của một nhà nho, một sĩ phu yêu nước thế kỷ XIX.
PHẠM XUÂN NGUYÊN
Một ông vua triều Nguyễn một trăm năm sau "sống lại", tự thú với các thế hệ mai hậu về cuộc đời làm người và làm vua của mình.
Kỷ niệm 150 năm ngày sinh vua Hàm Nghi (3/8/1871 - 3/8/2021), Hội Nghiên cứu và Phát triển di sản văn hóa Huế tổ chức cuộc tọa đàm/ sinh hoạt khoa học “Hàm Nghi - nhà vua bị lưu đày, nghệ sĩ tạo hình Tử Xuân ở Alger”.
DƯƠNG PHƯỚC THU
Tháng 5 năm 2020, tỉnh Thừa Thiên Huế quyết định lấy tên Nhà báo - Nhà lý luận báo chí cách mạng Hải Triều Nguyễn Khoa Văn để đặt tên cho Giải Báo chí của tỉnh. Mùa giải năm 2021 là năm thứ hai thực hiện quyết định này. Để bạn đọc có điều kiện hiểu sâu thêm về cuộc đời hoạt động báo chí và cách mạng của Hải Triều, nhân kỷ niệm 96 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2021), Sông Hương trân trọng giới thiệu bài viết về Nhà báo Hải Triều Nguyễn Khoa Văn.
LGT: Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế luôn kỳ vọng vào sự phát triển của đội ngũ sáng tác, nhất là các văn nghệ sỹ trẻ với những sáng tạo để lại dấu ấn lớn trong đời sống xã hội, gắn bó với văn hóa Huế, sự đổi thay về kinh tế - xã hội của vùng đất Cố đô. Trước thềm Đại hội, Sông Hương có cuộc trò chuyện với các văn nghệ sỹ trẻ của các hội chuyên ngành thành viên Liên hiệp Hội.
THUẬN AN
Không có điều kiện để bao quát hết những ký giả viết văn của xứ Huế đương đại, trong khoảng vài chục năm trở lại đây, nhưng tôi nghĩ đó là một đề tài thú vị và đòi hỏi khá nhiều tâm lực. Trong khuôn khổ bài viết này cũng chỉ có thể chấm phá vài ba gương mặt.
Trên đường Nguyễn Sinh Cung qua Đập Đá một đoạn, chúng ta sẽ nhìn thấy một ngôi biệt thự đẹp và sang trọng được xây dựng vào khoảng những thập niên đầu của thế kỷ XX mang phong cách Đông Dương với sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Á và Âu đang dần bị xuống cấp nghiêm trọng và lãng quên.
NGUYỄN ĐẮC XUÂN
Bạn đọc và những người am hiểu Huế chắc đã không lạ với tên tuổi của những người cháu và chắt của nhà thơ Tuy Lý Vương như Ưng Bình Thúc Giạ Thị, Ưng Quả, Bửu Cầm, Bửu Hội, Bửu Huyền (nhạc sĩ), Bửu Chỉ (họa sĩ) v.v.
ĐỖ MINH ĐIỀN
Sơ lược quê hương và gia thế Quảng Xuyên Trần Đạo Tiềm
Tiến sĩ Trần Đạo công, húy Tiềm 潛, hiệu là Quảng Xuyên 廣川, sinh ngày 07 tháng 10 năm 1859, nguyên quán làng Đông Lâm 東林 社, tổng Phước Yên 福煙 總, huyện Quảng Điền 廣田 縣 (nay là xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế).
NGÔ MINH
Đến năm 2018 này, nhà văn Huế tuổi U80, trên 80, còn sống cả chục người. Có thể gọi đây là THẾ HỆ VÀNG của Huế, thế hệ trụ cột làm nên diện mạo văn chương Huế từ sau năm 1975.
VÕ VINH QUANG
Nguyễn Cư Trinh 阮居貞 (1716 - 1767) là danh nhân nổi bật đất Phú Xuân ở thế kỷ XVIII. Ông là con thứ 7 của Nguyễn Đăng Đệ (1669 - 1727) với bà vợ thứ Ngô Thị Liên (1692 - 1726)1.
ĐÀO SỸ QUANG
Huế đi vào trong tôi từ cái thuở học trò thông qua những bài học lịch sử.
LTS: Ưng Bình Thúc Giạ Thị (1877 - 1961) là nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn xứ Huế nửa đầu thế kỷ XX. Ông được các văn nhân thi sĩ đương thời suy tôn là chủ soái “Vỹ Hương thi xã” (1933 - 1945) và “Hương Bình thi xã” (1951 - 1961).
TRẦN VIẾT ĐIỀN
Thời loạn xã hội đảo điên, phong hóa suy đồi, quan tham dân đói,… thường có những người thầy giỏi và đức độ, chăm lo giáo dục nhằm tạo những người học trò tài đức để chuyển loạn thành trị, cứu nước cứu dân… ấy là công lệ của lịch sử.
TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONG
ĐINH CƯỜNG
Ta sẽ đến đứng bên bờ nước cũ
Ngó bên kia vườn biếc lá hoa lừng
(Bùi Giáng)
HẠ NGUYÊN
“Cái gì người ta có thể đùa, nhưng với mình, có một cái không đùa được, đó là viết văn”.
(Bửu Ý)