Gặp nghệ nhân ẩn dật làm lồng chim giá ngàn "đô" ở Huế

07:55 05/05/2014

Cật tre được lựa từ rừng già, xung quanh lồng được chạm trổ tuồng tích như một bức tranh hoàn hảo… Những chiếc lồng chim như một tác phẩm nghệ thuật ấy có giá cả chục triệu đồng.

Anh Võ Đức Nhân đang hoàn thiện chiếc lồng chim có tên “Mai- Phúc Lộc Thọ” trị giá cả chục triệu đồng.

Người làm ra những chiếc lồng chim tinh xảo ấy là anh Võ Đức Nhân ở làng Mậu Tài (xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế ). Xưởng của anh chỉ vỏn vẹn 14m2 nhưng là nơi hun đúc nhiều ý tưởng cách tân của anh.

Sinh ra, lớn lên ở vùng quê nắng gió Đại Phong (Lệ Thủy, Quảng Bình), năm 1994 anh Nhân vào Huế học nghề may. Học xong, vì nhà nghèo không đủ tiền sắm máy móc, mở tiệm nên anh đã chuyển sang nghề làm lồng chim, vì nguyên vật liệu để làm lồng đơn giản, dễ tìm, lại ít tốn kém.

Lúc đầu, Nhân chỉ biết làm những chiếc lồng bình thường như bao người khác (hàng thô). Sau quá trình không ngừng tìm tòi, sáng tạo, anh đã mạnh dạn cách tân để tạo ra sản phẩm là những chiếc lồng quả đẹp về mẫu mã, cách điệu về đường nét, phong phú về chủng loại để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng.

Anh Nhân cho biết: “Lúc đầu mình mua vài chiếc lồng ở TP.HCM, Cần Thơ, Vũng Tàu... về ngắm rồi bắt chước cách làm. Dạo đầu cũng lúng túng vì không có thầy bên cạnh để hỏi, nhưng mình vừa làm vừa mày mò nhưng rồi kiên trì, chịu khó bám việc cũng thành công”.

Công đoạn đầu tiên là chọn tre, cật tre làm lồng phải vừa già, vừa dẻo, nước tre phải sáng bóng. Anh Nhân phải đặt mua tre lấy từ các cánh rừng ở huyện Nam Đông - Thừa Thiên-Huế và ở nước bạn Lào. Rồi khâu chạm trổ, thể hiện tuồng tích cũng khá nhiều công phu, đòi hỏi tính kiên trì, nhẫn nại của người thợ. Các tuồng tích lấy xuất xứ từ sách vở nước ngoài, hoặc tự sáng tạo, hoặc do yêu cầu của khách như: Tam quốc chí, thập bát la hán, chim hoa, tây du ký, mai lư… Mỗi tuồng tích được thể hiện là một công trình nghệ thuật đầy công phu, điêu luyện, gửi gắm cái hồn của nghệ nhân, hàm chứa trí tuệ, sinh lực, cũng như sự lao động khéo léo của người thợ.

Sản phẩm lồng chim Huế, đặc biệt là loại lồng quả do anh Nhân chế tác có giá dao động từ vài ba triệu đến hàng chục triệu đồng. Khách hàng của anh chủ yếu ở các tỉnh phía nam như: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Bình Định, Khánh Hòa, TP.Hồ Chí Minh.

Không qua môi giới, khách hàng gọi điện, gửi mẫu lồng mà họ yêu thích qua email, anh Nhân nghiên cứu làm và cam kết giao hàng đúng hẹn, đúng mẫu mã. Công việc tưởng chừng quá đỗi bình dị ấy nhưng thực sự đã “quyến rũ”, níu kéo anh bám nghề, giữ nghề trong suốt 20 năm qua

Vài năm gần đây ở nhiều địa phương, phong trào chơi chim cảnh, nhiều quán “cà phê chim” mọc lên nhan nhản từ thành thị đến nông thôn. Khách chơi tìm đến không chỉ để thưởng ngoạn những giọng hót thanh tao, sắc sảo của các loài chim, mà còn có dịp để so sánh, giao lưu, diện kiến những chiếc lồng nghệ thuật, quý phái.

Chỉ ngần ấy thôi cũng đã hình dung được sức sống, sự phát triển của nghề làm lồng chim đến nhường nào. Đặc biệt, sản phẩm lồng chim Huế do anh Nhân chế tác đã góp mặt đều đặn trong các kỳ Festival Huế, Festival Nghề truyền thống Huế, đã làm “ngơ ngẩn”không ít du khách trong nước, quốc tế khi đến Huế tham quan, chiêm ngưỡng.

 

Nguồn Dân trí

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • PHAN VĂN DẬT Tiếp theo kỳ trước (Sông Hương số 16-85)

  • LTS: Đoạn trích dưới đây nằm trong cuốn sách “Sauvenirs de Hue” (Hồi ký về Huế) do tác giả người Pháp Michel Đức Chaigneau viết vào năm 1867. Ông sinh ở Huế năm 1803 và mất ở Pháp năm 1894, trừ một thời gian trở về nước Pháp, ông đã sống ở Huế 21 năm.

  • HOÀNG TRUNG THÔNGAnh Hải Triều Nguyễn Khoa Văn sống một cuộc đời đấu tranh cho cách mạng, cho Đảng, cho nhân dân. Tôi được đọc anh từ những bài viết chống nghệ thuật vị nghệ thuật, chống duy tâm và cả lý thuyết cho rằng nước ta không có chế độ phong kiến.

  • LTS: Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh của Đạm Phương nữ sử (1881- 2011), 85 năm ra đời Nữ Công Học hội Huế (15.6.1926 - 15.6.2011) do bà Đạm Phương sáng lập, ngày 18.6 tới đây, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên - Huế và Viện Văn học Việt Nam sẽ tổ chức Hội thảo khoa học về Đạm Phương nữ sử. Đây là cuộc hội thảo về Đạm Phương nữ sử lần đầu tiên, và được tổ chức ngay tại Huế, quê hương của Bà.

  • PHAN VĂN DẬT Một ngày dựa mạn thuyền rồng Cũng bằng muôn kiếp ở trong thuyền chài.

  • NGUYỄN CƯƠNG Trong giới tu hành và phật tử ở miền Nam từ trước đến nay không mấy ai không biết đến thiện danh và công lao đóng góp cho đạo, cho đời của Sư Bà Thích Nữ Diệu Không.

  • NGUYỄN PHƯỚC BẢO QUYẾNXưa nay, trong văn học nghệ thuật nói chung và thơ ca nói riêng, Huế được nói đến rất nhiều, nhất là với những người con của Huế trong đó có những hoàng tử của triều Nguyễn đặc biệt là các hoàng tử của triều vua Minh Mạng.

  • L.T.S: Ông Nguyễn Hải Âu quê ở Hà Nam Ninh. Năm 1941 ông đi lính bị đưa sang Pháp rồi sang Alger. Ở Pháp và Alger ông tham gia lãnh đạo phong trào phản chiến nên bị đưa sang Calcutta, không cho hồi hương.

  • TRẦN THỊ NHƯ MÂNTrong số những phụ nữ ở Huế mà tôi được gặp lúc thiếu thời, có một khuôn mặt tôi nhớ mãi, không những vì có nhiều quan hệ gần gũi với tôi, mà một lúc nào đó đã có ảnh hưởng lớn đến cuộc đời tôi. Đó là bà Đạm Phương.

  • LÊ VĂN HIẾN(Trích hồi ký)

  • LND: Bửu Đình là một nhà văn có tinh thần yêu nước được các tầng lớp thanh niên thời kỳ trước ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam yêu mến. Vừa rồi, nhân đọc cuốn “Những bí mật trên Côn Đảo” của nhà văn Demario Giang Colotdo viết từ những năm 1935-1936 (xuất bản tại Paris năm 1956) - một cuốn sách ca ngợi khí tiết của những người tù cộng sản trên Côn Đảo, thấy có một chương (1) viết về Bửu Đình, tôi xin dịch để giới thiệu với bạn đọc Sông Hương. Đây là tư liệu đầu tiên giới thiệu Bửu Đình, rất mong bạn đọc và gia đình của nhà văn Bửu Đình cung cấp thêm tư liệu để chúng tôi có thể giới thiệu một cách đầy đủ về nhà văn của núi Ngự sông Hương này.

  • Vắng mặt Sông Hương suốt mấy trăng,Đuổi xong ma bệnh rước tin mừng…

  • NGUYỄN ĐẮC XUÂNDo Huế là Kinh đô của triều đại quân chủ ở Việt Nam, cho nên người phụ nữ Huế ngoài dân trăm họ thông thường như các địa phương khác còn có phụ nữ thuộc tầng lớp vương giả sống trong chốn Nội cung nhà Nguyễn như các bà mẹ vua, vợ vua, con gái vua, cháu vua và cung nhân.

  • TRẦN MINH TÍCHBên bờ phá Tam Giang mênh mông sóng nước, cách thành phố Huế khoảng chừng hai mươi cây số về phía đông nam có vùng đất bạt ngàn cát trắng, nơi đây trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ xâm lược là cái nôi của cách mạng, hàng bao nhiêu hạt giống đỏ được ươm mầm để nhân rộng ra các vùng đất khác, tên gọi của xã vùng cát anh hùng đó là Phú Thạnh bây giờ là Phú Đa.

  • NGUYỄN ĐẮC XUÂNThừa Thiên Huế tự hào có Phú Xuân là Kinh đô của nước Việt dưới thời Nguyễn Huệ Quang Trung (1788-1792). Và cũng chính nơi đây đã diễn ra cuộc trả thù nghiệt ngã của dòng họ Nguyễn Phúc dành cho họ Nguyễn Tây Sơn. Do đó những thông tin lịch sử về thời đại Quang Trung và Phong trào Tây Sơn ở Huế đã bị thủ tiêu và làm sai lệch đi khá nhiều.

  • LIỄU THƯỢNG VĂNQuả thực đã nổi lên sự phong phú đặc biệt khi đứng ở góc nhìn tập trung, tế nhị, để điểm lại một số ảnh hưởng lớn, khó phai nhòa của họ, những khuôn mặt Nữ lừng danh của vùng đất Thuận Hóa.

  • TRẦN XUÂN THẢOKỷ niệm năm sinh thứ 160 của Tôn Thất Thuyết (1839 - 1999)

  • BỬU ÝKhi nghe dóng lên câu hỏi: “Người Huế, anh là ai?” có lẽ cùng chẳng ai buồn giật mình hay ngạc nhiên làm gì. Bởi lẽ cái chân dung sẽ được phác hoạ ra chắc chẳng có gì độc đáo. Ai nấy đều đã biết rồi, đã gặp rồi, đã gặp khắp nơi là đằng khác. Dù sao, đây cũng thuộc loại hình ảnh cũ kỹ trong cuốn album gia đình mà anh chị em thường táy máy giở đi giở lại vậy.

  • N. I. NIKULIN*Khi có dịp đến thăm Huế, tôi đã lang thang rất lâu khắp Kinh đô, khắp các cung điện, đền miếu, lăng tẩm kỳ bí. Ở đây tôi được thưởng ngoạn một nền kiến trúc phức tạp, tinh tế, đẹp mê hồn, ngắm nhìn phong cảnh Huế tuyệt vời từ cửa Ngọ Môn. Tôi hít thở thật sâu bầu không khí kỳ lạ của cố đô được hòa quyện bởi hơi mát của biển và dòng sông Hương huyền diệu. Và lòng đầy xúc động tôi đứng trước ngai vàng triều Nguyễn, ngẫm xem những ai đã từng ngồi trên chiếc ngai vàng này, và đặc biệt tôi nghĩ về một người trong số họ, một con người rất đỗi tài năng và có một số phận không bình thường.

  • LÊ QUANG THÁIXem chừng cái cổng gỗ vừa bình dị vừa cổ kính ở đường Nguyễn Công Trứ có tiền thân là đường Chợ Cống, trong khoảng hơn 100 năm trở lại, lần lượt thay đổi địa chỉ theo một loạt mã số 21, 27, 29, 31, 33, 47, 63... như đã nói lên tiếng lòng của dân gian trước tốc độ phát triển nhanh chóng của đô thị Huế.