Bằng sự tinh tế và thâm trầm của người từng trải, Nguyễn Đình Tú đưa tới góc nhìn đa dạng về người trẻ trong tập truyện ngắn "Thế gian màu gì".
Các nhân vật chính của 13 truyện ngắn trong tập Thế gian màu gì đa phần là những thanh thiếu niên ở độ tuổi hai mươi tràn đầy nhiệt huyết. Mỗi người phải đối mặt với những thử thách riêng trên con đường hoàn thiện chính mình. Cuộc sống của họ để lại cho người đọc cảm xúc đa dạng, cả những cảm nhận không thể gọi thành tên.
Những bước nhảy trong đêm là câu chuyện buồn và ám ảnh của Quỳnh. Cô được sinh ra từ cuộc tình ngoài luồng của mẹ. Bố cô vì quá yêu vợ nên đã chấp nhận đứa con không cùng máu mủ. Bị anh trai ghẻ lạnh, chứng kiến cảnh cha mẹ bất hòa, cô gái trẻ luôn thấy trống trải. Quỳnh tìm đến ma túy, sa đọa vào những cuộc đua xe nguy hiểm chỉ để khỏa lấp sự cô đơn trong lòng. Với cô, cuộc sống là một gam màu u ám, giam hãm con người một cách nghiệt ngã không có lối ra. Trong một lần đua xe, Quỳnh chết vì tai nạn. Đó là một cái kết yếu đuối nhất cho một kẻ muốn buông xuôi chính bản thân mình.
Trái ngược với Quỳnh, Thương Anh - nhân vật chính trong truyện ngắn Nơi ấy là rừng xanh lại mang đến câu chuyện có hậu về sự hối cải của một chàng trai. Thương Anh từng nghiện ma túy. Để quyết tâm cai nghiện, anh đã cùng bố lặn lội vào núi rừng Trường Sơn, theo chân một đơn vị công binh để rà phá bom mìn còn sót lại sau chiến tranh. Chính lòng nhiệt huyết của những chiến sĩ công binh trẻ tuổi đã cảm hóa Thương Anh để cậu lấy lại niềm tin vào cuộc sống.
Võ công binh nhì lại mang một sắc màu tươi mới, trẻ trung và đầy hóm hỉnh. Bố của Hùng vốn là lính đặc công thời chống Mỹ. Trước khi mất, ông căn dặn con trai, phải tìm cho bằng được người bạn chiến đấu giỏi võ nghệ đã cứu mạng ông năm xưa.
Vừa bước vào đời lính đặc công, Hùng đã có một cuộc so tài cao thấp với Hiếu, một anh chàng nổi tiếng giỏi võ. Cũng chính nhờ cuộc "tỉ thí" này mà Hùng phát hiện ra bố của Hiếu chính là người bạn chiến đấu mà bố cậu nhắc tới trước lúc lâm chung. Giống như cha họ, Hùng và Hiếu là những người đồng chí của nhau. Họ đã sát cánh bên nhau, dùng những món võ học được từ cha để giúp đỡ những người yếu thế một cách chân thành. Hai chàng trai đã góp phần tiếp nối truyền thống vẻ vang của lớp người đi trước.
Nguyễn Đình Tú là một cái tên không xa lạ trong nền văn học Việt Nam đương thời. Anh là tác giả của hàng loạt tiểu thuyết ăn khách như: Hồ sơ một tử tù, Nháp, Phiên bản, Xác phàm... Nhắc đến Nguyễn Đình Tú, người ta nhớ đến một nhà văn với cái nhìn gai góc, cách xây dựng nhân vật phức tạp, đa dạng và có chiều sâu nội tâm. Nhưng đến tập truyện ngắn Thế gian màu gì, người đọc bắt gặp một hình ảnh khác của tác giả. Một Nguyễn Đình Tú nhẹ nhàng và bay bổng hơn với lối kể chuyện giản dị cùng cách xây dựng nhân vật gần gũi, đầy tình cảm.
Các truyện ngắn trong tập sách này có dung lượng khá ngắn. Nhưng bằng ngòi bút miêu tả nội tâm, Nguyễn Đình Tú vẫn mang lại cho các nhân vật của mình những cá tính riêng. Kết cấu các câu chuyện hài hòa. Dù là nhân vật chính hay phụ vẫn có một vị trí riêng không khuất lấp, cùng tạo điểm nhấn cho toàn bộ câu chuyện. Là một người từng trải, giàu kinh nghiệm sống, tác giả đã nhìn thấu được những góc khuất nội tâm trong lòng những thanh niên trong nhịp sống bộn bề hối hả của xã hội hiện đại. Thông qua những trang viết giản dị, tác giả giúp người trẻ nói lên những tâm sự của mình.
Thế gian màu gì mới được phát hành bởi Nhà xuất bản Kim Đồng.
Theo Quỳnh Anh - Vnexpress
TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONG
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Chưa có ai thống kê và so sánh, nhưng hẳn là trong công cuộc kháng chiến giữ nước của dân tộc ta, không có đề tài nào được sách báo nói đến nhiều như cuộc chiến đấu trên đường Hồ Chí Minh.
YẾN THANH
Có nhiều thứ
Không thể chùi được bằng nước mắt
Như ánh sáng kia trên bầu trời hoàng hôn và bình minh của biển
Như sự nín lặng bất lực của cát.
Như bàn tay bên cạnh một bàn tay
(Bạch Diệp)
VĂN TOÀN - TUẤN VŨ
Trong cuộc đời đầy sôi nổi của mình, nhất là những tháng năm làm quan, Giá Viên Phạm Phú Thứ từng đến nhiều địa phương trong nước và nhiều nước trên thế giới.
LÊ THỊ HƯỜNG
Nói một cách kinh điển, ở tiểu thuyết, cái kết được xem là “sức mạnh của cú đấm nghệ thuật”(D. Furmanov).
PHONG LÊ
Quang Dũng1 - Dũng mà rất hiền, rất lành; tôi muốn dùng đến cả chữ lành để nói về ông mới thật sự đủ nghĩa và thỏa lòng.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
(Đọc “Dám ngoái đầu nhìn lại” - Tập Phê bình văn học của Nguyễn Thị Tịnh Thy, Nxb. Hội Nhà văn, 2021)
NGÔ THỜI ĐÔN
Trước tác của Tùng Thiện Vương Miên Thẩm (1819-1870) lâu nay mới được dịch thuật, giới thiệu ít nhiều ở phần thơ.
PHẠM XUÂN DŨNG
(Nhân đọc tập thơ “Hóa vàng đi Tường” của Phạm Nguyên Tường, Nxb. Thuận Hóa, 2021)
HỒ THẾ HÀ
Nguyễn Vỹ (1912 - 1971) là một tác giả/ hiện tượng văn chương, báo chí và văn hóa ở Việt Nam đầy ấn tượng của thời hiện đại, nhưng trước tiên, ông được biết đến với tư cách một nhà thơ từ thuở Hoài Thanh viết Thi nhân Việt Nam (1942).
TÔN THẤT DUNG
Nghe tin nhà văn, nhà thơ Trần Hữu Lục qua đời, không hiểu sao trong tâm tưởng tôi dường như có ai đọc những câu ca từ trong bài Có một dòng sông đã qua đời của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn!
LÊ THỊ ĐỨC HẠNH
Mộng Sơn là một trong số hiếm hoi những nhà văn nữ xuất hiện từ trước Cách mạng tháng Tám, sau này vẫn tiếp tục bền bỉ đóng góp cho nền văn học mới bằng những tác phẩm vừa phải, khiêm tốn, biểu lộ một tình cảm chân thành, một tấm lòng nhân ái.
NGUYỄN THANH TRUYỀN
Ấn tượng của tôi về Nguyên Hào bắt đầu từ một đêm thơ gần 20 năm trước. Lần đầu tiên đọc thơ trước đám đông, dáng vẻ vừa bối rối vừa tự tin, anh diễn giải và đọc bài “Rượu thuốc”: “Ngâm ly rượu trong/ Thành ly rượu đục/ Đắng tan vào lòng/ Ngọt trong lời chúc”.
PHẠM XUÂN DŨNG
(Đọc tập sách “Bên sông Ô Lâu” của tác giả Phi Tân, Nxb. Lao Động, 2021)
PHẠM PHÚ PHONG
Nguyên Du là sinh viên khóa 5 (1981 - 1985) khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Huế (nay là Đại học Khoa học).
PHONG LÊ
Thanh Tịnh (12/12/1911 - 17/7/1988), trước hết là một nhà Thơ mới, tác giả tập thơ Hận chiến trường (1936) với hai bài Mòn mỏi và Tơ trời với tơ lòng được Hoài Thanh chọn đưa vào Thi nhân Việt Nam cùng với lời bình.
LÊ HỒ QUANG
Dưới “áp lực” của tiêu đề, khi đọc Thỏa thuận, gần như ngay lập tức, trong óc tôi nảy sinh hàng loạt câu hỏi: Thỏa thuận nói về cái gì?
VÕ QUÊ
Từ trước đến nay chúng tôi chỉ được đọc và trân quý thơ văn của nhà thơ Lê Quốc Hán qua những bài viết đăng trên các tạp chí, trên mạng thông tin, báo điện tử mà chưa được trực tiếp cầm trên tay một cuốn sách nào của ông.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
(Đọc “Phùng Quán & Tôi” của Xuân Đài, Nxb. Phụ nữ Việt Nam, 2020)