Bằng sự tinh tế và thâm trầm của người từng trải, Nguyễn Đình Tú đưa tới góc nhìn đa dạng về người trẻ trong tập truyện ngắn "Thế gian màu gì".
Các nhân vật chính của 13 truyện ngắn trong tập Thế gian màu gì đa phần là những thanh thiếu niên ở độ tuổi hai mươi tràn đầy nhiệt huyết. Mỗi người phải đối mặt với những thử thách riêng trên con đường hoàn thiện chính mình. Cuộc sống của họ để lại cho người đọc cảm xúc đa dạng, cả những cảm nhận không thể gọi thành tên.
Những bước nhảy trong đêm là câu chuyện buồn và ám ảnh của Quỳnh. Cô được sinh ra từ cuộc tình ngoài luồng của mẹ. Bố cô vì quá yêu vợ nên đã chấp nhận đứa con không cùng máu mủ. Bị anh trai ghẻ lạnh, chứng kiến cảnh cha mẹ bất hòa, cô gái trẻ luôn thấy trống trải. Quỳnh tìm đến ma túy, sa đọa vào những cuộc đua xe nguy hiểm chỉ để khỏa lấp sự cô đơn trong lòng. Với cô, cuộc sống là một gam màu u ám, giam hãm con người một cách nghiệt ngã không có lối ra. Trong một lần đua xe, Quỳnh chết vì tai nạn. Đó là một cái kết yếu đuối nhất cho một kẻ muốn buông xuôi chính bản thân mình.
Trái ngược với Quỳnh, Thương Anh - nhân vật chính trong truyện ngắn Nơi ấy là rừng xanh lại mang đến câu chuyện có hậu về sự hối cải của một chàng trai. Thương Anh từng nghiện ma túy. Để quyết tâm cai nghiện, anh đã cùng bố lặn lội vào núi rừng Trường Sơn, theo chân một đơn vị công binh để rà phá bom mìn còn sót lại sau chiến tranh. Chính lòng nhiệt huyết của những chiến sĩ công binh trẻ tuổi đã cảm hóa Thương Anh để cậu lấy lại niềm tin vào cuộc sống.
Võ công binh nhì lại mang một sắc màu tươi mới, trẻ trung và đầy hóm hỉnh. Bố của Hùng vốn là lính đặc công thời chống Mỹ. Trước khi mất, ông căn dặn con trai, phải tìm cho bằng được người bạn chiến đấu giỏi võ nghệ đã cứu mạng ông năm xưa.
Vừa bước vào đời lính đặc công, Hùng đã có một cuộc so tài cao thấp với Hiếu, một anh chàng nổi tiếng giỏi võ. Cũng chính nhờ cuộc "tỉ thí" này mà Hùng phát hiện ra bố của Hiếu chính là người bạn chiến đấu mà bố cậu nhắc tới trước lúc lâm chung. Giống như cha họ, Hùng và Hiếu là những người đồng chí của nhau. Họ đã sát cánh bên nhau, dùng những món võ học được từ cha để giúp đỡ những người yếu thế một cách chân thành. Hai chàng trai đã góp phần tiếp nối truyền thống vẻ vang của lớp người đi trước.
Nguyễn Đình Tú là một cái tên không xa lạ trong nền văn học Việt Nam đương thời. Anh là tác giả của hàng loạt tiểu thuyết ăn khách như: Hồ sơ một tử tù, Nháp, Phiên bản, Xác phàm... Nhắc đến Nguyễn Đình Tú, người ta nhớ đến một nhà văn với cái nhìn gai góc, cách xây dựng nhân vật phức tạp, đa dạng và có chiều sâu nội tâm. Nhưng đến tập truyện ngắn Thế gian màu gì, người đọc bắt gặp một hình ảnh khác của tác giả. Một Nguyễn Đình Tú nhẹ nhàng và bay bổng hơn với lối kể chuyện giản dị cùng cách xây dựng nhân vật gần gũi, đầy tình cảm.
Các truyện ngắn trong tập sách này có dung lượng khá ngắn. Nhưng bằng ngòi bút miêu tả nội tâm, Nguyễn Đình Tú vẫn mang lại cho các nhân vật của mình những cá tính riêng. Kết cấu các câu chuyện hài hòa. Dù là nhân vật chính hay phụ vẫn có một vị trí riêng không khuất lấp, cùng tạo điểm nhấn cho toàn bộ câu chuyện. Là một người từng trải, giàu kinh nghiệm sống, tác giả đã nhìn thấu được những góc khuất nội tâm trong lòng những thanh niên trong nhịp sống bộn bề hối hả của xã hội hiện đại. Thông qua những trang viết giản dị, tác giả giúp người trẻ nói lên những tâm sự của mình.
Thế gian màu gì mới được phát hành bởi Nhà xuất bản Kim Đồng.
Theo Quỳnh Anh - Vnexpress
NGUYỄN PHƯỚC HẢI TRUNG
Trên Tạp chí Sông Hương số 379 (9/2020) và Báo Thừa Thiên Huế, tôi đã có giới thiệu lại cuốn “Truyện Kiều, bản Nôm của Hoàng gia triều Nguyễn, lưu trữ tại thư viện Anh quốc” do Nguyễn Khắc Bảo công bố (Nxb. Lao động ấn hành, 2017).
NGUYỄN THANH TÂM
Trương Đăng Dung làm thơ từ cuối thập niên 70 của thế kỷ trước. Thầm lặng, con người thi ca ấy ẩn khuất sau dáng vẻ của một nhà lý luận, để hơn 30 năm sau, cựa mình trỗi dậy.
HOÀNG THỊ THU THỦY
Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Tố Hữu (04/10/1920 - 04/10/2020)
LÊ TUẤN LỘC
MAI VĂN HOAN
Trải qua hàng nghìn năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ, họ tìm mọi cách đồng hóa dân tộc ta nhưng bất thành. Chúng ta có chịu ảnh hưởng về tư tưởng, về giáo dục, về văn hóa, nghệ thuật… của họ nhưng dứt khoát không bị đồng hóa.
LƯỜNG TÚ TUẤN
“Thì đem vàng đá mà liều với thân” - Nguyễn Du
Kỷ niệm 255 năm ngày sinh (1765 - 2020), 200 năm ngày mất Danh nhân văn hóa thế giới - Đại thi hào Nguyễn Du (16/9/1820 - 16/9/2020)
NGUYỄN PHƯỚC HẢI TRUNG
ĐỖ LAI THÚY
Trong mọi địa hạt, sự đắc thắng của cuộc sống là sáng tạo
H. Bergson
BỬU Ý
Nguyễn Đức Sơn sinh 18/11/1937 tại làng Dư Khánh (Thanh Hải) gần bên bờ biển Ninh Chữ tỉnh Ninh Thuận.
LÊ THÀNH NGHỊ
Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ xuất hiện từ đầu những năm bảy mươi của thế kỷ XX, khi chiến tranh diễn ra vô cùng ác liệt trên cả hai miền đất nước. Quảng Bình, quê hương của Lâm Thị Mỹ Dạ là một trong những vùng đất bom đạn tàn khốc nhất.
NGUYỄN HỮU QUÝ
Biển. Những con sóng. Những con sóng làm nên biển cả mênh mang. Hay diễn đạt cách khác, biển bắt đầu từ sóng.
LÝ HOÀI THU
Lưu Quang Vũ mở đầu sự nghiệp cầm bút bằng thơ. Đó là phần Hương cây trong tập Hương cây - Bếp lửa in chung với Bằng Việt.
THÁI HẠO
Tặng Mẹ và Em!
Bờ bến lạ chút tự tình với bóng - Tuệ Sỹ
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Nguyễn Thị Lê Na không thuộc lớp “cây bút trẻ” (chị sinh đúng vào năm đất nước thống nhất - 1975), lại phải gánh nhiệm vụ quản lý một tạp chí văn nghệ, nên sau “Bến Mê”, đến nay chị mới xuất bản “Đắng ngọt đàn bà”(*) (ĐNĐB).
HUỲNH NHƯ PHƯƠNG
Một ngày giáp Tết Canh Tý, Từ Hoài Tấn* mời bạn bè đến quán cà phê nhìn sang Vương Cung Thánh Đường dự ra mắt tập thơ tuyển của ông (Thơ Từ Hoài Tấn, Nxb. Tổng Hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2020).
NGỌC BÍCH
(Đọc "Thơ Ngô Kha"*)
Bây giờ là năm 1992. Anh hy sinh đã gần 20 năm. Tập thơ của anh đã xuất bản được một năm nhờ những bạn bè thân quen và những người yêu mến thơ anh. Tôi là người đến muộn. Nhưng như người ta vẫn nói "dẫu muộn còn hơn không". Nhất là ở đây lại đến với MỘT CON NGƯỜI.
PHẠM XUÂN DŨNG
(Nhân đọc tập tản văn Ngoại ô thương nhớ của Phi Tân, Nxb. Trẻ, 2020)
HỒ THẾ HÀ
Lê Văn Ngăn, sinh ngày 15 tháng 01 năm 1944, tại Quảng Thọ, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế. Học, trưởng thành và tham gia phong trào học sinh, sinh viên yêu nước ở Huế (1965 - 1975). Là phóng viên Đài Phát thanh Huế (1975 - 1978).
PHẠM TRƯỜNG THI
Trong số các nhà thơ thời tiền chiến người quê gốc Nam Định, có ba nhà thơ mặc dù khác nhau là không được sinh ra cùng ngày, cùng tháng, cùng năm, cùng một miền đất nhưng họ lại rất giống nhau là đều khóc tiếng khóc chào đời nơi vùng đồng chiêm trũng, nghĩa là nơi được xem là những cái rốn nước của tỉnh Nam Định.
HỒ HUY SƠN
Năm 2019, văn đàn Việt chứng kiến một cuộc chuyển giao trong đời sống văn học trẻ nước nhà. Thế hệ 8X vẫn cần mẫn viết nhưng có xu hướng trở nên lặng lẽ hơn; trong khi đó, thế hệ 9X lại đang có một sức bật không kém phần táo bạo, bất ngờ. Bài viết dưới đây nằm trong sự quan sát mang tính cá nhân, với mong muốn đưa đến người đọc những nét nổi bật trong năm qua của văn chương trẻ.