Các công trình nghệ thuật công cộng là thành phần không thể thiếu trong quy hoạch và kiến trúc của một đô thị hiện đại. Thế nhưng “ranh giới” trong quan điểm, nhận thức tạo hình mỹ thuật cùng với tâm lý sính ngoại đã ít nhiều làm không gian công cộng biến dạng.
Bộ tượng 12 con giáp phản cảm đặt tại khu du lịch Hòn Dấu (Hải Phòng). Ảnh: Tình Lê.
Nghệ thuật hay phản cảm?
Nhiều người không khỏi “cười ra nước mắt” với công trình bộ tượng 12 con giáp đặt tại khu du lịch Hòn Dấu (Đồ Sơn, Hải Phòng). Ông Vi Kiến Thành- cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm đã phải thốt lên rằng: “Tôi nghĩ bộ tượng này không những không có tính thẩm mỹ mà còn phản cảm”. Theo ông Thành, thông điệp của tác phẩm khi mang đến cho người xem ở đây không có, bởi con thú có như thế nào đi chăng nữa người ta vẫn mong muốn chúng có suy nghĩ và tình cảm của con người bởi con người là tinh hoa nhất của vũ trụ dưới góc độ nhân văn. Còn ở đây không hiểu theo triết lý gì mà lại làm ngược lại. “Xét về tư duy là rất tuỳ tiện. Chính vì thế mà không có giá trị gì về mặt nhân văn cả. Về mặt nghệ thuật cũng không có gì để bàn bởi nó là sản phẩm tùy tiện kiểu giao cho người thợ đục đá theo ý tưởng của người đặt hàng mà thôi”- ông Thành nói.
Trước đó, năm 2016 tại Hòn Dấu cũng đã trưng bày hình cặp tượng khỉ đang trong tư thế rất phản cảm ngay tại khu vườn tượng của khu nghỉ dưỡng khiến nhiều du khách tham quan phải đỏ mặt. Nhưng có điều lạ trước khi được báo chí phản ánh hầu hết các công trình đều đã tồn tại đây từ rất lâu (gần 10 năm) mà hoàn toàn không chịu sự quản lý của các cơ quan chức năng. Thậm chí, theo lý giải của những người sở hữu các công trình giải thích đơn giản là “chỉ thích vì thấy hay hay”.
Nếu như các công trình có “bóng dáng” tư nhân đầu tư “mạnh vì gạo, bạo vì tiền” thiếu sự kiểm soát dẫn tới những công trình phản cảm, thì với các công trình của Nhà nước đầu tư cũng chẳng “tươi tắn” hơn. Tại các công viên có đặt một số tượng điêu khắc dễ nhận thấy rất hiếm công trình để lại ấn tượng với người dân và du khách. Các đề tài của tác phẩm điêu khắc hầu hết đều đơn điệu, nhàm chán như thiếu nữ, chiến sĩ, bông hoa hay mẹ bồng con… Ngoài công viên đã vậy, tại các không gian lớn tại trụ sở cơ quan, khu đô thị, tòa nhà chung cư cũng chẳng khá hơn. Các tác phẩm điêu khắc cái ngoảnh ra, cái ngoảnh vào, cái thòi cái thụt trông lộn xộn, nhức mắt.
Sản phẩm nghệ thuật nơi công cộng đang rơi vào hoàn cảnh nông cạn về ý tưởng, thiếu thông điệp. Các tác phẩm nhiều khi vu vơ, rời rạc, không có sự liên kết gắn bó giữa các thành tố để tạo được hình tượng và ý tưởng cô đọng, sắc sảo, có cảm giác họa sĩ chỉ dừng lại ở trò chơi chất liệu hay sự tìm tòi thẩm mỹ mới, lạ. Không ít tác phẩm tù mù khó hiểu hay bế tắc, lệch lạc về ý tưởng; hình thức thể hiện phản cảm, dung tục; thậm chí có khi lộ rõ ý tưởng “câu khách”, cố tình gây sốc vì những động cơ, mục đích cá nhân.
Theo nhà nghiên cứu mỹ thuật Nguyễn Quân, “cứ tưởng các nghệ sĩ đương đại có một phong cách riêng với những dấu ấn cá nhân, nhưng hóa ra tác phẩm của họ rất giống nhau, đầy rẫy tính tập thể như nghệ thuật thời bao cấp. Không chỉ giống nhau về nguyên liệu, về ý tưởng mà giống cả nội dung sáng tác. Ði đâu cũng thấy tre pheo, túi nilông, cái ghế, cái bàn, rác thải kim loại, đồ nhựa”.
Lãng phí nghệ thuật
Trong khi không ít tác phẩm điêu khắc, tượng đài ngoài trời, nơi công cộng phản cảm như thế thì thực tế, giới điêu khắc Việt Nam không thiếu các sản phẩm xuất sắc, độc đáo. Nhưng thay vì được quảng bá, đầu tư thì rất nhiều công trình hiện nay vẫn đang nằm trong kho.
Nhà điêu khắc Nguyễn Phú Cường nhận định: “Câu chuyện đầu ra cho các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc cũng khiến cho được giới nghệ sĩ rất đau đầu. Nhiều nghệ sĩ sáng tác xong, rồi lại tự thưởng thức, bởi đơn giản họ làm thế để cho thỏa sức sáng tạo của nghệ thuật, của cái nghiệp đeo vào thân, không dứt ra được”. Vài tác phẩm bán được nhưng đó chỉ là con số ít, mang tính động viên. Những tác phẩm to lớn ngoài trời, chiếm nhiều không gian thì nhà điêu khắc đành “tặng không” bỏ lại ở nơi diễn ra triển lãm vì nhà cũng không có chỗ chứa.
Theo nhiều nhà điêu khắc, nguyên nhân chủ yếu là ở vấn đề quy hoạch. Sự thiên lệch quá nhiều trong tỷ lệ tượng đài hay thiếu sự hiện diện của tác phẩm điêu khắc trong không gian công cộng tại thành phố cũng không hẳn vì thiếu tác phẩm. KTS Nguyễn Tiến Thuận- Hội KTS Việt Nam đã từng tâm sự rằng rất đau lòng khi nhìn thấy một số tòa nhà cao tầng sử dụng những biểu trưng của nước ngoài. “Trong các dự án kiến trúc, chúng tôi muốn có một mục tiêu gì đó thì phần lớn giai đoạn đầu họ làm đúng bản thiết kế, nhưng những công trình phụ, trang trí họ lại làm sau, hoặc không làm nữa khiến nó không đồng bộ”.
Có thể thấy, trong dòng chảy sôi động của đời sống nghệ thuật hôm nay, sự tồn tại và phát triển của nghệ thuật nói chung và điêu khắc nói riêng là điều tất yếu, góp phần làm phong phú, đa dạng thêm diện mạo nghệ thuật nước nhà. Nhưng làm thế nào để hoạt động này đúng hướng, hiệu quả, thật sự vì nghệ thuật, hướng đến những giá trị nhân văn chân chính đang là một thử thách không hề dễ dàng.
Theo Hoàng Minh - ĐĐK
NGUYỄN CƯƠNG
Chiến tranh đã lùi vào quá khứ mấy chục năm. Nhưng hậu quả của nó để lại thì chưa biết khi nào mới khắc phục xong, trong đó có di chứng chất độc hóa học dioxin, đến nay đã di truyền sang thế hệ thứ 3 và không biết sẽ đến thế hệ thứ bao nhiêu? Vì chất dioxin tồn lưu trong lòng đất có thời gian bán phân hủy lên tới hàng trăm năm!
Đây thật sự là một quyết định rất hợp lý, đúng với nguyện vọng của đông đảo nhân dân cả nước.
TÂM VĂN
Năm 1980 xã tôi trống dong cờ mở, mổ bò ăn mừng xã được công nhận xóa nạn mù chữ, phổ cập bổ túc văn hóa lớp năm; nhân dịp về quê, được UBND xã mời dự, tôi xắm rắm đi, ông nội tôi nói: “Họ mần quá bậy, dân dốt mất thôi”.
LƯU THỦY
Thừa Thiên Huế đang tăng tốc trên tiến trình xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương. Cuộc làm việc mới đây giữa đoàn khảo sát Trung ương với lãnh đạo tỉnh đã định hình phương án cấu trúc đô thị tương lai. Còn rất nhiều việc phải thực hiện để cuộc chuyển mình đưa Thừa Thiên Huế lên thành phố trực thuộc Trung ương; nhưng có một điều phải luôn lưu ý: phải hết sức giữ gìn để phát huy các giá trị di sản, sinh thái, cảnh quan, môi trường hết sức đặc trưng của nó.
Mở đầu chuyến thăm Việt Nam lần thứ 5, Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa - bậc thầy giác ngộ tâm linh quốc tế - vừa có cuộc trò chuyện với các đại diện Hội Nhà văn VN tại Văn Miếu Quốc Tử Giám. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều chọn và đọc câu hỏi.
Năm 2010, Đức Pháp Vương Gyalwang Dpukpa đã viếng thăm Việt Nam. Trong dịp này, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã có một cuộc trò chuyện với Ngài. Vào 8h30 ngày 05/4/2014, Đức Pháp Vương với sự cộng tác của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều sẽ có cuộc đối thoại giữa với các nhà văn Việt Nam tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội. VanVN.Net xin đăng tải cuộc trò chuyện giữa Đức Pháp Vương và nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cách đây 4 năm.
Một sử gia người Na Uy trong nhiều năm ròng đã nghiên cứu về lịch sử Việt Nam với nhiều tình cảm đặc biệt. Mới đây, ông đã cho đăng tải bộ sưu tập gồm 122 số báo Việt Nam Độc Lập do Mặt trận Việt Minh xuất bản từ năm 1941-1945.
Sau này tôi cũng đã điều chỉnh suy nghĩ. Tôi cho rằng những lầm lẫn trong xã hội, nếu có, có lẽ trách nhiệm ở chính người dân chúng ta, chiếm 51%.
39 năm trước, Chiến dịch Huế- Đà Nẵng với mốc son đáng nhớ là ngày 26-3 toàn tỉnh Thừa Thiên- Huế được giải phóng hoàn toàn.
Bức thư của một bạn trẻ tự xưng là du học sinh Nhật Bản tại Việt Nam đang gây xôn xao cộng đồng mạng những ngày qua.
Hạnh phúc là điều ai cũng hướng tới, tìm kiếm, mỏi mong có được. Và, hạnh phúc, đối với mỗi người hoàn toàn không giống nhau, cách gọi tên hạnh phúc khác nhau do hoàn cảnh sống sai biệt và do cách nhìn về cuộc sống không như nhau.
Sự thật là một điều không dễ dàng tìm cho ra, cho nên con người phải phát triển khoa học, phát triển công nghệ trên mọi lĩnh vực.
Đó là ý kiến của Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận tại phiên họp ngày 25.2 của Hội đồng Quốc gia về giáo dục và phát triển nhân lực giai đoạn 2011-2015, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Hình như khi Thượng đế sinh ra một thiên tài, người đều đặt vào họ những thói tật kỳ dị, khác người? Sự vĩ đại của họ đôi khi được làm nên từ những “mặt trái” - dị thường này? GS.BS. Tôn Thất Tùng là một thiên tài như vậy.
TRÊN TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ TRỞ THÀNH THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
LÊ VĂN LÂN
5 giờ sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979, hơn 120.000 lính Trung Quốc tràn vào Việt Nam, mở đầu cho cuộc chiến nhà cầm quyền Bắc Kinh huy động tới hơn 600.000 quân tấn công toàn tuyến biên giới phía Bắc của Tổ quốc ta.
HỒ TƯ
Huế có Hoàng thành, quần thể lăng tẩm, đền đài của người xưa để lại, nay đã trở thành di sản văn hóa thế giới, hiện đang được trùng tu, tôn tạo và khai thác du lịch, có nhã nhạc cung đình cũng là một di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
"Nói đến cuộc sống là vô biên không thể kể xiết nào là vui buồn, khổ đau, hạnh phúc, mệt nhọc, sung sướng… nhưng điều tất yếu là ta phải biết nhận diện nó, để rồi chuyển hoá nó thì tự nhiên cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn, thong dong hơn, đừng nói gì đến “Mỗi lần nêu ra một lần mới”. Ví như ban nãy tôi đang đứng giữa trời đất đưa tay chỉ bầy chim én bay lượn trên cao, tay vừa đưa lên thì chúng đã bay xa. Cho nên mỗi chúng ta đừng vội vàng đi tìm cầu mà hãy trân quý cuộc sống trong hiện tại cho thật thi vị nhiệm mầu". (Trích Tâm quán tình người, Thích Pháp Bảo)
Mặc dù được “mệnh danh” là vùng đất có nền văn hóa, nghệ thuật truyền thống lâu đời nhưng thiết chế văn hóa của Thừa Thiên- Huế đang còn nhiều bất cập. Nhiều địa điểm biểu diễn nghệ thuật chưa xứng tầm với các sự kiện quốc gia, quốc tế; hệ thống nhà văn hóa (NVH) ở các cấp được đầu tư xây dựng nhưng hoạt động chưa hiệu quả.
NGUYỄN KHẮC THẠCH
Đâu phải cái gì cũng qua rồi là xong, là hết. Ra đi và sống mãi là chương trình truyền hình trực tiếp mà VTV đã thực hiện khi vị đại tướng của nhân dân đã ngủ yên trong lòng đất mẹ.