Mùa Vu Lan nhớ mẹ

09:13 17/08/2011

Tháng bảy về rồi, nơi quê nhà quê mẹ đã thu chưa? Nơi con ở bây giờ, gió đã chuyển mùa, để rồi chiều nay khi lang thang trên con đường xứ sở, con chợt thảng thốt nhận ra rằng chỉ còn vài ngày nữa thôi, mùa Vu lan sẽ lại về. Nhanh thật đó!

Nhớ ngày xưa còn bé, mỗi lần xem ti vi, nhìn thấy những bông hồng khác màu nhau, con đã hỏi mẹ: "Mẹ ơi, sao trên áo nhiều người cài hồng trắng, còn những người khác thì lại là hồng đỏ?". Lúc đó trong suy nghĩ của đứa bé 12 tuổi như con chỉ nghĩ đơn giản rằng, có hoa hồng cài áo là đẹp rồi, có lẽ tại chị này thích màu đỏ nên cài màu đỏ, còn anh kia thích màu trắng nên cài màu trắng. Cho đến khi mẹ nhìn con nhẹ nhàng giải thích, con mới hiểu rằng: "Đâu phải cứ có hoa hồng cài áo là đẹp đâu". Và từ đó, con không muốn và càng không bao giờ dám nghĩ rằng một ngày nào đó trong cuộc đời, con sẽ phải cài lên ngực áo mình những bông hoa màu trắng, dẫu biết trên đời này không ai tránh khỏi qui luật "Sinh-Lão-Bệnh-Tử".

Con rất sợ một ngày căn bệnh tim quái ác sẽ lấy đi cuộc sống của mẹ. Hai mươi năm về trước mẹ lên bàn mổ, bác sĩ nói mẹ chỉ sống được vài năm nữa thôi, vậy mà "quả tim bệnh tật" ấy đã cưu mang mẹ cho đến ngày hôm nay, để rồi hơn hai mươi năm qua chị em con luôn là những người con thật hạnh phúc nhất vì lúc nào cũng có mẹ ở bên!

Mẹ ơi, xứ trời Âu nơi này mùa thu đã bắt đầu về, con nghe trong tiếng gió có cả tiếng thở của thời gian rất khẽ, con nghe trong tiếng lá vi vu cả lời ru của mẹ năm nào. Trong trái tim con bây giờ là vạn nghìn suy nghĩ, là vạn nghìn nỗi nhớ thương. 8 năm con đi học xa nhà với những bước đi lúc lên thác, lúc xuống nghềnh. Đã bao lần con làm cho mẹ phải xót, phải lo. Đã bao lần còn làm cho mẹ rơi nước mắt bởi cái tính bướng bỉnh và vô tâm của mình. Bao lần con đã làm cho mẹ nhói tim bởi lúc nào con cũng sống bằng những điều tưởng tượng và những ước mơ không có thật trên đời.

Nhưng mẹ biết không? Tận sâu thẳm lòng mình, bao giờ con cũng biết: "Trên đời này, nếu có một tình yêu thật sự, thì đó là tình yêu của mẹ!" Con biết con còn nợ mẹ cả một cuộc đời, cả một tấm chân tình bao la như trời biển. Sẽ chẳng bao giờ con trả được công sinh thành và nuôi nấng của mẹ, nhưng trong trái tim con vẫn luôn ấp ủ một ước mơ và con muốn đi tới cuối con đường để thực hiện ước mơ ấy: Ước mơ trở thành niềm tự hào cho mẹ! Nhất định con sẽ làm được điều đó, con sẽ làm điều đó bằng sự nỗ lực cố gắng của bản thân, bởi con vẫn nhớ lời mẹ dặn con hôm nào trên giường bệnh: "Phần thưởng quí báu nhất mà ông trời dành tặng cho mẹ đó là sự thành đạt của các con".

Mẹ biết không, con cứ nhớ mãi câu thơ của nhà thơ Đỗ Trung Quân:
"Con không đợi đến ngày kia mình mất mẹ mới giật mình khóc lóc.
Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ... "


Con sẽ không đợi đâu, con sẽ không để cho mẹ đi về một thế giới khác mà chưa nhìn thấy sự thành đạt của con và của em. Con nhất định sẽ làm được điều đó, mẹ à! Con không muốn phải cài lên ngực áo những bông hoa màu trắng trong dòng nước mắt trực trào vì chưa làm được điều gì cho mẹ, con không muốn mình trở thành một đứa trẻ mồ côi... Có thể hôm nay đây, con còn được cài lên ngực áo những bông hoa màu đỏ trong niềm hạnh phúc vô biên vì vẫn còn có mẹ, nhưng ai sẽ nói với con rằng mùa Vu lan sau này và những mùa Vu lan sau nữa, trên ngực áo con vẫn sẽ luôn là những bông hồng thắm đỏ lung linh?

Không ai nói trước được ngày mai, bởi thế nên trong lúc hạnh phúc nhất con vẫn thấy lòng mình phấp phỏng lo âu... sợ ngày mai, nơi xứ người lặng lẽ, con phải oằn mình vì một nỗi xót xa!

Tháng bảy, mùa Vu lan sắp sang, con ngồi đây đếm sợi thời gian với bao ý nghĩ ngổn ngang, để rồi cuối cùng chỉ kịp xếp cho mình những dòng thơ cho một mùa thu, một mùa Vu lan năm này được bình yên bên mẹ:
"Bông hồng con cài áo hôm nay là cả một hành trang
Để con biết rằng mình hạnh phúc biết bao vì vẫn còn có mẹ
Mùa báo hiếu về rồi mẹ ơi, nơi này con lặng lẽ
Gửi về mẹ
Cả một bầu trời nhung nhớ rộng yêu thương!"

Hoàng Yến Anh

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Nghiêm Thuần (Yanchun), 52 tuổi, người Vũ Hán. Chị bị nhiễm virus Corona chủng mới (2019-nCoV), giống như vài chục ngàn người khác ở Hồ Bắc. Giữa tâm chấn đại dịch vốn dĩ trở thành cơn bão quét qua nhiều tỉnh thành Trung Quốc, Vũ Hán bị phong tỏa, Nghiêm Thuần không thể tìm ra bất kỳ một bệnh viện nào nhận chữa trị chị, tất cả đều quá tải. Nghiêm Thuần quyết định tự cách ly tại nhà để tìm cách kháng bệnh.

  • Thực hiện chủ trương xã hội hóa, nhiều nguồn lực đã được đầu tư cho lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật. Tuy nhiên, do nhận thức của xã hội còn hạn chế, cùng những yếu kém trong cách làm của các đơn vị văn hóa, nghệ thuật, việc thực hiện chủ trương gặp nhiều rào cản.

  • Trong Tết Nguyên đán 2020, nhiều nhà xuất bản, công ty sách đã cho ra mắt, tái bản nhiều tựa sách Tết đặc sắc, đem đến cho bạn đọc những thông tin, kiến thức quý giá về phong tục, văn hóa Việt gắn với Tết cổ truyền của dân tộc, gắn với những hồi ức, kỷ niệm thời ấu thơ của nhiều thế hệ... Với tính hấp dẫn đó đã giúp sách Tết tạo được sức hút trong lòng bạn đọc.

  • NGUYỄN THANH TÂM   

    Báo tết - báo xuân đã trở thành một hoạt động thường niên mỗi dịp tết đến xuân về của những người làm báo Việt Nam. Dịp ấy, người đọc cũng háo hức chờ đón những số báo rực rỡ, tươi tắn, bừng lên như sắc hoa đón chào xuân ấm.

  • “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” thường được nhắc đến như biểu tượng của Tết Việt. Thực tế, Tết ở các vùng miền trên cả nước phong phú, đa dạng hơn, trải qua các thời kỳ lịch sử lại thay đổi nhiều. Tuy nhiên, giá trị căn cốt và thiêng liêng của Tết thì giống nhau, và vẫn đang được lưu giữ, tiếp nối qua thời gian.

  • Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2019 - 2024 vừa khép lại trong niềm vui vì đã chọn ra được tân Chủ tịch là NSND Thúy Mùi – vị nữ Chủ tịch đầu tiên của hội.

  • Nhiều năm qua, vì thiếu đội ngũ những người sáng tác - tác giả, soạn giả giỏi nghề nên sân khấu TPHCM ở cả lĩnh vực cải lương lẫn kịch nói cứ ngày một khan hiếm kịch bản chất lượng. Đặc biệt, trong năm 2019, hàng loạt tác phẩm cũ (ra đời cách nay hàng chục năm) lần lượt được tái dựng, càng cho thấy sự khủng hoảng trầm trọng của vấn đề kịch bản sân khấu.

  • Trong cuộc sống hiện đại, khi âm nhạc điện tử đang phát triển mạnh mẽ thì việc kế thừa và phát triển âm nhạc dân tộc, đặc biệt là nghệ thuật đàn bầu Việt Nam, đang đặt ra nhiều thách thức.

  • Internet, việc số hóa sách và sự ra đời của những công cụ đọc sách điện tử, chính những cái mới ấy, cùng sự phổ biến chúng trong đời sống một cách rất nhanh chóng, đã buộc người ta phải nêu câu hỏi: Liệu đã sắp đến lúc sách giấy “cáo chung”?

  • Lần đầu xuất bản năm 1942 tại Nhà in Lê Cường, “Giáo dục nhi đồng” của nữ tác giả Đạm Phương Nữ Sử trình bày những quan điểm sâu sắc về tầm quan trọng của giáo dục gia đình đối với sự trưởng thành của trẻ nhỏ, xa hơn là đối với sự cường thịnh của một dân tộc.

  • ĐẶNG NGỌC NGUYÊN  

    Chỉ trong vòng ba mươi năm sau đổi mới đất nước 1986, giao thông Việt Nam đã phát triển vượt bậc. Từ chỗ trên đường cái quan xe đạp nhiều hơn xe máy, giờ chủ yếu lại là ô tô xuôi ngược.

  • Chúng ta đang sống trong một thế giới mà thiết bị điện tử kết nối internet đã trở thành công cụ tìm kiếm, tra cứu, làm việc, học tập, giải trí... trở nên rất phổ biến. Câu hỏi đặt ra là con người đang kết nối với con người, với thế giới như thế nào? Bộ sách “Chúng vận hành như thế nào?” của NXB Kim Đồng có thể là một gợi ý dành cho các bạn đọc nhỏ tuổi.

  • NGUYỄN QUANG PHƯỚC

    Công cuộc chống tham nhũng do Đảng khởi xướng và thực hiện đang ngày càng quyết liệt, công cuộc “đốt lò” hiện nay đã và đang nhận được sự ủng hộ của cả hệ thống chính trị, của toàn thể đồng bào và sự hợp tác chặt chẽ từ quốc tế. Chống tham nhũng quyết liệt, là cách toàn Đảng thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: không ngừng xây dựng, chỉnh đốn cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Khi được “Lòng Dân” tin tưởng, khi nhân dân ủng hộ và tham gia thì vạn sự tất thành.

  • Sau 10 năm thực hiện hai tiêu chí văn hóa thuộc Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới, cơ sở vật chất, văn hóa thể thao cũng như đời sống tinh thần của người dân ở nhiều địa phương trong cả nước đã được cải thiện. Tuy nhiên, kết quả hoàn thiện hai tiêu chí này chưa thật sự đồng đều.

  • Liên hoan Sân khấu thử nghiệm quốc tế diễn ra từ ngày 4 đến 13-10 tại Hà Nội được kỳ vọng sẽ có nhiều đột phá trong thể hiện ngôn ngữ hình thể, cấu trúc, làm giàu thêm ngôn ngữ của nghệ thuật sân khấu.

  • Trong thời đại công nghệ phát triển, ít nhiều cũng ảnh hưởng đến nhận thức của các bạn trẻ, nhất là đối với học sinh, sinh viên. Để các em hiểu đâu là tốt, đâu là xấu và biết trân trọng những giá trị mà ông cha ta đã gìn giữ từ bao đời, diễn giả văn hóa Hồ Nhựt Quang (học trò GS.TS Trần Văn Khê) tiếp tục thay thầy thực hiện dự án vinh danh văn hóa trong học đường.

  • Khán giả Bắc Giang hâm mộ chèo đang được sống trong bầu không khí sôi động với tiếng trống, tiếng đàn, tiếng nhị réo rắt bổng trầm cùng những câu hát chèo trong Liên hoan chèo toàn quốc, tổ chức tại Bắc Giang. Những ngày qua, liên hoan thật sự gây chú ý và đọng lại nhiều cảm xúc đối với các nhà quản lý, văn nghệ sĩ cùng đông đảo nhân dân địa phương.

  • Không ít nơi, trong các bản của đồng bào chỉ còn lác đác vài căn nhà sàn và tương lai không xa các ngôi nhà sàn này sẽ biến mất nhường chỗ cho nhà xây.

  • Những ngày qua, dư luận một lần nữa lại bất ngờ bởi kế hoạch thực hiện một vòng đại xòe với 5.000 người tham dự, nhằm lập nên kỷ lục Guinness thế giới về số lượng người tham gia vòng xòe lớn nhất.