ĐỖ VĂN KHOÁI
Ảnh: internet
Mùa thu - em - và những con Mura
Khi những hạt mưa đầu tiên gõ vào những mặt trống của tháng bảy
Gió bắt đầu lời ca và lá bàng thay áo
Những bông hoa móng tay thức dậy
Chính em đã tự gắn cho mình những móng hồng xinh xắn ấy
Để làm nàng tiên có mười ngón nhiệm mầu
Đi ra.
Em đi ra đồng cỏ mênh mông
Cùng với những con Mura tràn đầy sức lực
Cây roi trên tay em chính là chiếc đũa thần của nàng tiên đi chân đất
Em dục đám mây đen bóng loáng trôi về phía chân trời gặm cỏ
Rồi một mình em sẽ làm gì ?
Với tự do và gió
Em ! của một trời thu sáng láng êm đềm
Không cần một thứ trang sức nào bỗng nhiên em sẽ đẹp ra
Với những hạt cười mưa trên tóc
Với những chiếc lá màu trên áo
Em bỏ quên chiếc nón ra sau cho màu trời len vào trong mắt
Em ngậm làm chi bông hoa cỏ
Để gió đăm đăm cứ tưởng không cười
Và tôi, và những bông lau, những tảng đá đang ngồi
Cũng muốn ùa về trên đồng cỏ của em
Nơi có những dãi khói xanh lơ và cay đục
Có phải em tự đốt lên để thả lửng bên trời những nỗi niềm có hết
Trong những lời ca của em - mùa màng đã chín
Những con Mura đâu biết? - cũng xanh non.
Và tôi - và mây và mặt trời bỏ trốn
Và em - và mưa và những con Mura xuôi thuyền trên tờ lụa mỏng
Khi trên cánh đồng đầy ắp những cơn giông
Qua mưa em biến thành thiếu nữ
Của thiên nhiên - của đồng nội - của mùa màng.
Tôi không thể nào chịu nổi
Khi phải ở mãi trong căn lều quen thuộc
Khi đêm đã mở ra những trận gió mát lành
Và vầng trăng hẹn mọc
Tôi đi tìm - nhẩm đọc những ý tưởng của bài thơ mùa thu gởi tặng
Không hiểu đoạn cuối hay mở đầu
Khi trên cánh đồng tôi vẫn đứng chờ em.
(SH30/04-88)
LÊ TẤN QUỲNH
PHẠM TẤN HẦU
NGÔ MINH
LÊ HUỲNH LÂM
TRẦN VÀNG SAO
LÊ THỊ MÂY
Nguyễn Thanh Văn sinh tại Huế, hiện sống ở Tp HCM. Anh đã xuất bản: Bài ca buồn gửi cố hương (2001), Lỡ hội trăng rằm (2004), Dự cảm (2011).
BẠCH DIỆP
NGUYỄN QUANG HÀ
HẢI BẰNG Tặng Nguyễn Khoa Điềm
LÊ THỊ MÂY
VÕ QUÊ
LGT: Ưng Bình Thúc Dạ Thị sinh ngày 9 tháng 3 năm 1877 tại Vĩ Dạ, Huế. Là chắt nội của vua Minh Mạng, hoạn lộ hanh thông, nhưng có lẽ vốn cũng là cháu nội nhà thơ Tuy Lý Vương nên ông đắm đuối trải lòng với thi ca.
LGT: Thơ, có thể không phải là câu chữ, có thể chỉ dành cho một số rất ít, đặc biệt điều đó càng được khẳng định trong thời đại ngày nay. Điều đáng nói đã được tác giả diễn ngôn và thi ca là những gì còn lại phía bên trong mỗi tâm hồn, như một sự khải huyền của thế giới khác trao gửi chúng ta. Trong chừng mực nào đó, Bạch Diệp đã tiếp nhận âm hưởng của thi ca từ bên ngoài rào cản duy lý. Đó là phần tinh túy của thơ chỉ dành riêng cho những thi sĩ không bị chi phối ở bất kỳ hoàn cảnh nào. Sông Hương giới thiệu ba bài thơ mới nhất của Bạch Diệp.
XUÂN HOÀNG
Năm 1813, Nguyễn Du trở lại Thăng Long, chuẩn bị cho chuyến đi sứ sang Trung Quốc, dưới triều Nguyễn. Bấy giờ Nguyễn Du đã ngoài 40 tuổi, đã chứng kiến sự thay đổi của ba triều đại phong kiến, sự đổ vỡ, tàn lụi của chính gia đình ông, một gia đình quan lại lớn, gắn bó với các triều đại ấy.
L.T.S: Trần Vàng Sao tên thật là Nguyễn Đính, sinh năm 1942 ở Vỹ Dạ, Huế. Anh là một trong những sinh viên đầu tiên tham gia cách mạng ở Huế trong kháng chiến chống Mỹ.
HỒNG NHU
VIÊM TỊNH