ĐỖ VĂN KHOÁI
Ảnh: internet
Mùa thu - em - và những con Mura
Khi những hạt mưa đầu tiên gõ vào những mặt trống của tháng bảy
Gió bắt đầu lời ca và lá bàng thay áo
Những bông hoa móng tay thức dậy
Chính em đã tự gắn cho mình những móng hồng xinh xắn ấy
Để làm nàng tiên có mười ngón nhiệm mầu
Đi ra.
Em đi ra đồng cỏ mênh mông
Cùng với những con Mura tràn đầy sức lực
Cây roi trên tay em chính là chiếc đũa thần của nàng tiên đi chân đất
Em dục đám mây đen bóng loáng trôi về phía chân trời gặm cỏ
Rồi một mình em sẽ làm gì ?
Với tự do và gió
Em ! của một trời thu sáng láng êm đềm
Không cần một thứ trang sức nào bỗng nhiên em sẽ đẹp ra
Với những hạt cười mưa trên tóc
Với những chiếc lá màu trên áo
Em bỏ quên chiếc nón ra sau cho màu trời len vào trong mắt
Em ngậm làm chi bông hoa cỏ
Để gió đăm đăm cứ tưởng không cười
Và tôi, và những bông lau, những tảng đá đang ngồi
Cũng muốn ùa về trên đồng cỏ của em
Nơi có những dãi khói xanh lơ và cay đục
Có phải em tự đốt lên để thả lửng bên trời những nỗi niềm có hết
Trong những lời ca của em - mùa màng đã chín
Những con Mura đâu biết? - cũng xanh non.
Và tôi - và mây và mặt trời bỏ trốn
Và em - và mưa và những con Mura xuôi thuyền trên tờ lụa mỏng
Khi trên cánh đồng đầy ắp những cơn giông
Qua mưa em biến thành thiếu nữ
Của thiên nhiên - của đồng nội - của mùa màng.
Tôi không thể nào chịu nổi
Khi phải ở mãi trong căn lều quen thuộc
Khi đêm đã mở ra những trận gió mát lành
Và vầng trăng hẹn mọc
Tôi đi tìm - nhẩm đọc những ý tưởng của bài thơ mùa thu gởi tặng
Không hiểu đoạn cuối hay mở đầu
Khi trên cánh đồng tôi vẫn đứng chờ em.
(SH30/04-88)
LÊ HUỲNH LÂM
NGÔ MINH
NGUYỄN KHẮC THẠCH
PHẠM BÁ NHƠN
Nếu như “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh xoáy sâu và bi kịch tình yêu và bi kịch con người thời hậu chiến với những ám ảnh chiến tranh thì Trần Vàng Sao đã tái hiện sắc nét một tiếng khóc lớn của những người đã hy sinh trong chiến tranh nhưng vẫn mang trọn nỗi bi kịch - bi kịch của liệt sĩ thời hậu chiến.
LÊ VĨNH THÁI
NGUYỄN TRỌNG TẠO
LÊ VĨNH THÁI
NGÔ CÔNG TẤN
ĐỨC SƠN
HẢI BẰNG
NGUYÊN QUÂN
NGÔ MINH
(Trích)
55 năm qua, từ những giảng đường Đại học Huế, biết bao thế hệ cầm bút đã đem tâm tình của mình viết thành lịch sử. Trong khuôn khổ kỷ niệm 55 năm thành lập Đại học Huế, TCSH xin giới thiệu chùm thơ của một số tác giả quen thuộc. Sự chọn lựa này không mang tính đại diện cho những thế hệ ở Đại học Huế, nhưng đây là những tên tuổi đã ít nhiều góp phần quan trọng cho sự phong phú đa dạng của một xứ sở được tôn vinh là của thi ca.
"đòi hỏi một chủ nghĩa anh hùng lâu dài nhất, kiên trì nhất, khó khăn nhất của công tác quần chúng và hằng ngày"
LÊNIN
BẠCH DIỆP
LTS: Nhà thơ Ngô Kha sinh năm 1935 tại Huế, dạy văn ở trường Quốc Học Huế khoảng từ 1960-1973. Bạn đọc ở các đô thị miền Nam trước đây đã từng biết Ngô Kha qua hai tập thơ buồn của anh: Hoa cô độc (1962) và Ngụ ngôn của người đãng trí (1969).
QUỐC MINH
LÊ VĨNH THÁI