Một ngôi trường, một hiệu sách, một cách ứng xử

09:08 21/05/2012

HỮU THỈNH  

Đã có lần tôi nói, mỗi lần về Huế, luôn có cảm giác đi dưới bóng mát của các tên tuổi. Đó không phải là câu nói lấy lòng, mà thực sự là một cảm nhận văn hóa.

Nhà văn Hữu Thỉnh - Ảnh: tienphong.vn

Từng được chọn là thủ đô, Huế, đương nhiên trở thành “đất tụ”. Tụ khí, tụ tài năng, tụ lòng người. Xưa nay, trong thiên hạ, tài năng dồn về các trung tâm để thi thố, để tìm cơ hội trọng dụng, để nở hoa, là một dòng chảy thường thấy ở mọi quốc gia. Người ta có chính sách để khuyến khích việc đó. Ngoài sự tập hợp tài năng mang tính cơ học ấy, Huế, với ưu thế về bản sắc văn hóa có đủ thông minh và điều kiện để tạo ra các tài năng tại chỗ của mình. Hai tiến trình này cùng diễn ra trong một thời gian dài, đã tạo ra nguồn nguyên khí dồi dào, xứng đáng là một trong những nhân tố hàng đầu trong bảng xếp hạng của các giá trị Huế.

Từ việc cảm nhận về tài năng, bất chợt, tôi nghĩ đến các thiết chế văn hóa và những cống hiến vượt ngưỡng của nó trong sự bồi đắp tinh thần. Trong dòng cảm hứng này, Huế lần lượt hiện lên trong tôi với ba biểu trưng về văn hóa vật thể và phi vật thể xứng đáng là những bệ đỡ và sự bảo hiểm của tài năng. Đó là một ngôi trường, một hiệu sách, một cách ứng xử.

1. Một ngôi trường

Đó là trường Quốc Học Huế, một cơ sở giáo dục đã làm nên sự ghen tị về mặt danh tiếng. Được thành lập vào tháng tư năm Đồng Khánh thứ hai (5/1887), thoạt đầu trường chỉ mang dáng vẻ sơ sài của một dịch vụ hành chính công, với nhiệm vụ là đào tạo đội ngũ thông ngôn cho bộ máy cai trị của Pháp. Công việc lúc đầu do xã hội hóa hoàn toàn, Nhà nước chỉ thực sự ngó đến sau kết quả của các kỳ sát hạch cuối năm. Công việc trôi chảy cứ tăng dần theo sự có mặt ngày càng đông đảo và toàn diện của người Pháp ở Việt Nam, dẫn đến việc vua Thành Thái ra chỉ dụ thành lập trường với tên gọi Pháp tự Quốc Học trường, gọi tắt là Quốc Học. Nhiệm vụ của nó ngoài việc đào tạo học sinh theo các hệ từ dưới lên còn được mở rộng ra với việc bổ túc tiếng Pháp cho hệ thống quan lại của triều đình Huế. Từ đó về sau, trường Quốc Học vừa dạy chữ Pháp, vừa dạy chữ Hán, và qua toàn bộ hoạt động, nó thực chứng một quá trình giao lưu văn hóa Đông Tây đang diễn ra ngày càng sầm uất theo sự dàn dựng của lịch sử. Vấn đề đáng tìm hiểu ở đây là công việc dạy và học được vận hành như thế nào để chỉ trong vòng trên nửa thế kỷ (tính đến năm 1945 là 58 năm), Trường Quốc Học Huế đã đào tạo được cả một thế hệ học sinh với những tên tuổi làm rạng rỡ non sông đất nước, trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ thiên tài của dân tộc. Đã có biết bao văn nghệ sĩ tài danh vỗ cánh từ mái trường này. Cái gì đã khiến những học sinh của ngôi trường danh tiếng này phát triển vượt ra ngoài mục đích đào tạo của thực dân? Những người được giáo dục để duy trì chế độ thực dân rốt cuộc đã tham gia vào cuộc lật đổ chế độ ấy. Đó là ngoại lệ của lịch sử hay là những mùa quả của tinh thần dân tộc luôn bám rễ rất sâu vào ngọn nguồn truyền thống?

Tôi nghĩ rằng, trong mọi bước đi, văn học phải luôn luôn ngả mũ cám ơn các nhà trường. Xét từ cái gốc của vấn đề, thật không có gì đáng lo ngại cho văn học ta hiện nay bằng sự suy giảm chất lượng dạy và học văn trong nhà trường. Một chiến lược phát triển văn học không thể tách rời chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo.

2. Một hiệu sách

Đó là hiệu sách Sông Hương do nhà văn Hải Triều tạo dựng. Tôi không được biết đó có phải là hiệu sách duy nhất ở Huế hồi đó hay không, nhưng qua hồi ký của nhiều nhà hoạt động chính trị, nhà văn, các bậc trí thức, thấy họ đều nói đến những kỷ niệm tốt đẹp về hiệu sách này. Trên thực tế đó vừa là địa chỉ văn hóa, vừa là địa chỉ của hoạt động cách mạng. Các nhà cách mạng đã khéo biến một hiệu sách thành nơi hoạt động hợp pháp, phục vụ các yêu cầu của cách mạng và văn hóa. Một tiến trình được bắt đầu bằng văn hóa sẽ tạo ra các năng lượng xã hội rộng lớn.

Thật không thể nào nói hết sức bồi đắp, những chấn động, và dưỡng khí sinh ra từ sách. Bây giờ thì sách đã được in ra quá nhiều. Chúng ta đã phải tốn bao nhiêu công sức để có sự tốt đẹp này. Ấy thế mà, sau mọi cố gắng, giờ đây chúng ta đang đứng trước một nghịch cảnh: số lượng sách in ra tỉ lệ nghịch với người đọc. Những con số thống kê về chỉ số phát hành sách văn học đã đến mức tồi tệ không thể chịu đựng được nữa. Đã bao nhiêu lần dư luận và các cơ quan có trách nhiệm lên tiếng về việc Nhà nước sớm có chính sách khẩn cấp cứu lấy thói quen đọc sách của nhân dân ta, nhưng tiếc thay cho đến nay chưa có quyết sách mang tính đột phá. Văn hóa đọc đang xuống dốc hết sức đáng lo ngại. Đã thế, vàng thau lại lẫn lộn. Những cuốn sách được quảng cáo ầm ĩ không phải lúc nào cũng vì lý do chất lượng.

Ở đây cũng cần nói lại cho phải lẽ. Nếu đọc nói chung thì người ta vẫn vào mạng Internet hàng ngày với số lượng tăng nhanh chóng. Nhưng văn hóa mạng không thể thay thế cho sách. Vấn đề là ở chỗ đó. Cứu lấy thói quen đọc sách là cứu lấy tâm hồn.

3. Một cách ứng xử

Trong tiểu thuyết lịch sử Tuy Lý Vương, nhà văn Trần Thanh Mại thuật lại câu chuyện như sau: Tùng Thiện Vương và Tuy Lý Vương là hai bậc vương giả được học hành rất công phu, đều yêu thơ và trọng các thi nhân. Họ đã lập ra một Hội tao đàn có tên là Thi Xã. Thi Xã bao gồm các vị trong hoàng tộc, các quan lại vào hạng tai to mặt lớn nhất của triều đình Huế. Thi Xã thành lập được ít lâu thì tại triều đình xuất hiện một vị quan nhỏ mới từ Bắc vào. Nhà thơ lớn nhưng chức quan nhỏ đó là Cao Bá Quát. Chân ướt chân ráo đến kinh thành, ông quan họ Cao có phải cố tình không biết đến những uy quyền rùng rợn của vương triều hay chỉ là do máu nghề nghiệp, đã dám làm một bài thơ báng bổ Thi Xã, coi thơ của họ cũng có mùi khó chịu như mùi dưới các con thuyền buôn nước mắm từ Nghệ An vào: “Câu thơ thi xã con thuyền Nghệ An”. Chuyện đến tai các tao nhân mặc khách của Thi Xã. Họ gầm lên vì tức giận. Rất nhiều ý kiến đòi tâu lên Hoàng Thượng để hành tội thi sĩ họ Cao. Tuy Lý Vương, với vai trò người Chủ soái của Thi Xã đã dùng lời lẽ ôn tồn làm dịu cơn bão của các đồng nghiệp. Ông ba lần lặng lẽ thân chinh đến thăm và mời Cao Bá Quát tham gia thi đàn của cung đình. Trước cử chỉ chân thành, cầu thân và bặt thiệp của Tuy Lý Vương, thi sĩ họ Cao lúc đầu ngạc nhiên, nghi ngờ, rồi chuyển qua cảm phục và đã phải hạ bớt sự cao ngạo của mình xuống để miễn cưỡng nhận lời tham gia Thi Xã. Phải là những bậc hiền tài, những nhân cách cao thượng mới có thể có lối ứng xử tao nhã và thánh thiện đến như thế.

Nhà văn ngày nay được cuộc sống cung cấp cho biết bao phương tiện để tiếp nhận tri thức, để theo đuổi nghề nghiệp. Nhưng dù cho điều kiện có phong phú và hiện đại đến đâu cũng không thể thoát khỏi ảnh hưởng của một ngôi trường, một hiệu sách, một cách ứng xử. Suy rộng ra, những thiết chế vừa công phu, nghiêm cẩn vừa tinh tế ấy tạo ra không gian tinh thần của toàn xã hội, trở thành những điều kiện tối cần cho hoạt động sáng tạo.

Nhưng nhà văn không chỉ biết thừa hưởng những gì mà xã hội đem lại cho anh ta. Ngược lại, trong công việc sáng tạo, nhà văn ở vào vị trí đầu mối của những giao cảm tinh thần. Mỗi tác phẩm của anh ta đều có dáng dấp một ngôi trường, một hiệu sách, một lối ứng xử. Còn giá trị của nó đến đâu thì chỉ có nhà văn mới biết rõ hơn ai hết.

Phát triển trên một mảnh đất từng được chọn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của đất nước, văn học, nghệ thuật Thừa Thiên Huế được kế thừa một di sản tinh thần vô cùng giàu có và đặc sắc. Nó đã từng tạo được những mẫu mực để cả nước noi theo, những hào quang để thiên hạ soi chiếu. Bao nhiêu năm đã là như vậy. Và cho đến bây giờ, người ta vẫn không chịu thay đổi thói quen đó. Người ta vẫn không muốn nghĩ về Huế khác. Vậy thì yêu cầu đỉnh cao với hai phẩm chất tinh hoa và bản sắc là yêu cầu có tính lịch sử và khách quan đặt ra cho sự phát triển văn học, nghệ thuật của Cố đô Huế. Và chỉ bằng cách đó Huế mới mãi mãi là Huế đúng như hình ảnh trong ký ức tinh thần của cả nước.

Hà Nội 27/3/2012
H.T
(SH279/5-12)










 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • "Nói đến cuộc sống là vô biên không thể kể xiết nào là vui buồn, khổ đau, hạnh phúc, mệt nhọc, sung sướng… nhưng điều tất yếu là ta phải biết nhận diện nó, để rồi chuyển hoá nó thì tự nhiên cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn, thong dong hơn, đừng nói gì đến “Mỗi lần nêu ra một lần mới”. Ví như ban nãy tôi đang đứng giữa trời đất đưa tay chỉ bầy chim én bay lượn trên cao, tay vừa đưa lên thì chúng đã bay xa. Cho nên mỗi chúng ta đừng vội vàng đi tìm cầu mà hãy trân quý cuộc sống trong hiện tại cho thật thi vị nhiệm mầu". (Trích Tâm quán tình người, Thích Pháp Bảo)

  • Mặc dù được “mệnh danh” là vùng đất có nền văn hóa, nghệ thuật truyền thống lâu đời nhưng thiết chế văn hóa của Thừa Thiên- Huế đang còn nhiều bất cập. Nhiều địa điểm biểu diễn nghệ thuật chưa xứng tầm với các sự kiện quốc gia, quốc tế; hệ thống nhà văn hóa (NVH) ở các cấp được đầu tư xây dựng nhưng hoạt động chưa hiệu quả.

  • NGUYỄN KHẮC THẠCH

    Đâu phải cái gì cũng qua rồi là xong, là hết. Ra đi và sống mãi là chương trình truyền hình trực tiếp mà VTV đã thực hiện khi vị đại tướng của nhân dân đã ngủ yên trong lòng đất mẹ.

  • Một mùa tri ân, tôn vinh nghề dạy học nữa lại về, cả xã hội đang hướng đến những người “chèo đò” trên dòng sông tri thức bằng những suy nghĩ, bằng cả việc làm theo cách nghĩ.

  • Báo cáo của Văn phòng thường trực phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn gửi Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cho biết trong đợt lũ vừa qua, không có nhiều thủy điện xả lũ và mức xả không lớn. Thế nhưng phản ánh từ các địa phương cho thấy bản báo cáo này hoàn toàn khác xa với thực tế.

  • Cách đây vừa tròn 96 năm, dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng Bônsêvích Nga và Lênin, giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga đã làm nên cuộc Cách mạng Tháng Mười vĩ đại.

  • Câu chuyện "mất bò mới lo làm chuồng" trong quản lý di tích vẫn lặp lại khi thời gian qua, các vụ việc xâm nghiêm trọng di tích liên tục xảy ra (như vụ xâm hại thành cổ Luy Lâu Bắc Ninh), chùa Trăm Gian (Chương Mỹ, Hà Nội), Chùa Một Cột bị xuống cấp nghiêm trọng...). Thế nhưng, đến khi dư luận bức xúc, báo chí lên tiếng thì các cơ quan chức năng mới "biết" để vào cuộc xử lý.

  • Tại Đà Nẵng, được sự uỷ quyền của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Trung tâm Công nghệ Thông tin vừa tổ chức hội thảo khoa học “Quản lý chất lượng sản phẩm văn hóa qua công tác xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật”.

  • Đón Đại tướng về đất mẹ Quảng Bình, niềm thương đau của người dân hiện diện trên từng gương mặt trong cả biển người đứng bên đường hơn 60km từ sân bay Đồng Hới ra tới vũng Chùa, từ lúc chiếc máy bay chở linh cữu Đại tướng hạ cánh cho đến lúc nắng tắt trên núi Thọ.

  • Ông Vũ Trọng Kim, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho biết, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đề nghị phát động học tập, noi theo tấm gương cao quý và mẫu mực vị Đại tướng anh minh của dân tộc Việt Nam anh hùng. Tất cả những kiến nghị này, theo ông Kim là xuất phát từ tâm nguyện của nhân dân.  

  • Di chuyển chậm rãi giữa biển nguời lưu luyến, sau gần 3 tiếng đồng hồ, đoàn xe tiêu binh chở linh cữu Đại tướng vừa về đến khu vực Vũng Chùa. Nguời đưa tiễn đang đếm những bước chân cuối cùng trên hành trình đưa Đại tướng về nơi an nghỉ...

  • Người dân Quảng Bình đón linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp với một tâm thế vô cùng đặc biệt. Đại tướng là vị tướng của nhân dân, nhưng cũng là một người đồng hương.

  • Chuyên cơ chở linh cữu linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cất cánh từ Sân bay Nội Bài hướng về đất mẹ Quảng Bình.

  • ầu Giấy, Xuân Thủy, Phạm Văn Đồng rồi tới cầu Thăng Long... lùi dần sau cỗ linh xa đưa Đại tướng rời Hà Nội. Người dân thủ đô đều bật khóc khi nói lời tiễn biệt... Chuyên cơ chở linh cữu Đại tướng đã cất cánh hướng về Quảng Bình.

  • Dồn dập các tin báo vỡ đập, xả lũ khẩn cấp khiến phố phường, làng mạc chìm sâu dưới biển nước đục ngầu, dân chúng phải bỏ của chạy lấy người hoặc mất mạng trong dòng xoáy. Công luận đặt câu hỏi: Vì sao hồ đập thủy lợi, thủy điện được xây dựng vì lợi ích cộng đồng, lại trở nên nguy hiểm đến như vậy?

  •  Dù chưa phải là tang lễ chính thức nhưng ngay từ chiều nay (6/10), nhiều người dân đã tập trung tại số 30 phố Hoàng Diệu để vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

  • Đại tướng Võ Nguyên Giáp vừa qua đời tại Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108 vào lúc 18 giờ chiều ngày 4 tháng 10 năm 2013 hưởng thọ 103 tuổi.

  • Du lịch làng nghề truyền thống ngày càng hấp dẫn du khách và đang là một hướng phát triển du lịch ở nhiều quốc gia trên thế giới. Bên cạnh những lợi ích về kinh tế, xã hội, hình thức du lịch này còn góp phần bảo tồn và phát huy những bản sắc văn hoá độc đáo của từng vùng miền, địa phương.

  • Vài năm trước đây, Việt Nam hân hoan rùm beng với việc 10 hồ sơ xin UNESCO chứng nhận là di sản thế giới, đã mang lại kết quả mỹ mãn. Nào Hạ Long, nào Huế, Hội An… đến nhã nhạc cung đình, ca trù, quan họ… 

  • Trong những ngày mùa thu lịch sử năm Ất Dậu (tháng 8-1945), dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta nhất tề nổi dậy, tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa đập tan gông xiềng nô lệ, ách áp bức thực dân hơn 80 năm và chế độ phong kiến đã tồn tại hàng ngàn năm, dựng nên một nhà nước mới - Nhà nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.