Linh xa Đại tướng về đến Vũng Chùa

15:33 13/10/2013

Di chuyển chậm rãi giữa biển nguời lưu luyến, sau gần 3 tiếng đồng hồ, đoàn xe tiêu binh chở linh cữu Đại tướng vừa về đến khu vực Vũng Chùa. Nguời đưa tiễn đang đếm những bước chân cuối cùng trên hành trình đưa Đại tướng về nơi an nghỉ...

15h10', linh xa Đại tướng về đến khu vực Vũng Chùa, chuẩn bị kết thúc hành trình hơn 500km về nơi an nghỉ của người.
 
Đoàn linh xa tiến vào khu vực Vũng Chùa (ảnh: Văn Dũng).
Đoàn linh xa tiến vào khu vực Vũng Chùa (ảnh: Văn Dũng).
 
15h, chỉ còn ít phút nữa nữa đoàn xe tang sẽ đưa linh cữu Đại tướng về tới Vũng Chùa - Đảo Yến. Những người dân có mặt tại Núi Rồng đang xếp thành hàng ngang, nghiêm trang đón Đại tướng. Nhiều người dân không thể chen chân đã tìm tới những ngôi nhà cao tầng của Khu kinh tế Hòn La, những chòi canh cao tới ngọn cây. Thời khắc giây phút linh thiêng nhất của người con ưu tú về với đất mẹ đã điểm.
 
Ngã ba đường lên núi Rồng đã chật cứng người.
Ngã ba đường lên núi Rồng đã chật cứng người.
 
Nhiều người dân đã treo lên cả chòi canh để dõi theo đoàn xe tang Đại tướng.
Nhiều người dân đã treo lên cả chòi canh để dõi theo đoàn xe tang Đại tướng (ảnh: Văn Dũng).
 
14h53’, đoàn rước linh cữu Đại tướng về đến gần khu vực Vũng Chùa, nơi ít phút nữa sẽ diễn ra lễ an táng Đại tướng.
 
 
14h20', linh xa đưa linh cữu Đại tướng Đã về tới xã Quảng Hưng của huyện Quảng Trạch. Tính từ xã Quảng Hưng, đoàn tang lễ sẽ còn đi qua địa bàn 3 xã khác, bao gồm Quảng Tùng, Quảng Phúc, Quảng Đông với quãng đường gần 14km. Dù đây là những địa bàn chịu thiệt hại nặng nề do cơn bão số 10, nhưng những người dân ở đây vẫn gác nỗi niềm riêng, hòa cùng tâm trạng tiếc thương, tiễn đưa người con ưu tú của Quảng Bình về đất mẹ.
 
Dòng người ngược lên Núi Rồng chuẩn bị đón đoàn linh xa Đại tướng.
Dòng người ngược lên Núi Rồng chuẩn bị đón đoàn linh xa Đại tướng (ảnh: Văn Dũng).
 
14h30, linh xa đưa linh cửu Đại tướng đã về tới thị trấn Ba Đồn, huyện Quảng Trạch, cách Vũng Chùa - Đảo Yến 17km theo hướng Sài Gòn Hà Nội.
 
14h15’, đoàn xe rước linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang đi trên Cầu Gianh bắc qua sông Gianh. Sông Gianh được khánh thành hồi năm 1999. Trong cuộc chiến tranh với tinh thần "Xe chưa qua, nhà không tiếc”, nhân dân đôi bờ sông Gianh đã bền gan chiến đấu, bảo đảm an toàn hàng triệu tấn hàng vượt sông chi viện cho chiến trường miền Nam. Những ngày qua nằm trong cung đường linh cửu Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi qua, Cầu Gianh đã được Khu Quản lý đường bộ IV, tỉnh Quảng Bình dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ, lan can cầu được sơn màu trắng.
 
 
14h,

14h,
 
14h, linh xa Đại tướng đến cầu Dênh (xã Bắc Trạch, huyện Quảng Trạch). Hiện hàng vạn người dẫn vẫn chen chân để cung nghinh người con kiệt xuất của Quảng Bình. Cung đường gần như tắc nghẽn vì nhiều người tràn xuống lòng đường.
 
(Ảnh: Đặng Tài)

(Ảnh: Đặng Tài)

(Ảnh: Đặng Tài)

(Ảnh: Đặng Tài)
 
13h56', xe linh cữu Đại tướng di chuyển đến khu vực đèo Lý Hòa, cách thành phố Đồng Hới 25km.
 
Lý Hòa là tên gọi của một vùng quê được hình thành từ năm 1705, nằm cạnh đường quốc lộ 1A, cách tỉnh lỵ Quảng Bình chừng 23 km về phía Bắc Đèo Lý Hòa cũng như Khu danh thắng Lý Hòa đã từng vinh dự được Bác Hồ, đồng chí Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh đi qua, ghé thăm và tắm biển. Đây là mảnh đất mang nhiều sự kiện lịch sử và là nơi an dưỡng, nghỉ mát, thưởng thức nhiều loại hải sản như mực, tôm, cá, là một địa điểm lý tưởng cho du khách thập phương và của Quảng Bình.
 
Dòng người ùa ra đón linh xa chở Đại tướng (Ảnh: Đăng Đức)
Dòng người ùa ra đón linh xa chở Đại tướng (Ảnh: Đăng Đức)
 
 
13h20’, lúc này, đoàn linh xa đang đến ngã 3 đường vào vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (huyện Bố Trạch). Những lần trước về quê, Đại tướng rất quan tâm đến việc giữ rừng, trồng rừng tại quê hương. Lần này trở về, hẳn Người rất hài lòng khi lời dặn của Người đã được nhân dân Quảng Bình thực hiện tốt.
 

Linh xa chở Đại tướng hướng về Vũng Chùa (Ảnh: Đăng Đức)
Linh xa chở Đại tướng hướng về Vũng Chùa (Ảnh: Đăng Đức)
 
Những dòng xe nối đuôi nhau như kéo dài bất tận đang đưa Đại tướng về nơi an nghỉ, đi chầm chậm giữa 2 dòng người.
 
12h50’, do người dân đứng hai bên đường quá đông, đoàn xe chở linh cữu Đại tướng hiện di chuyển rất chậm. Đến thời điểm này, cỗ linh xa mới đi được hơn 1km tính từ sân bay Đồng Hới.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước hộ tống, đưa linh cữu Đại tướng ra linh xa.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước hộ tống, đưa linh cữu Đại tướng ra linh xa.
 
12h40’, tại Vũng Chùa (xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch), tranh thủ trời tạnh ráo sau một ngày mưa lớn, các lực lượng đã thi công nốt đường dẫn tới khu an táng Đại tướng. Các bộ phận chuẩn bị đã sẵn sàng.
 
Thời tiết tại địa phương rất thuận lợi. Trời nắng nhẹ, rừng thông, bạch đàn như xanh hơn đón Đại tướng. Đứng tại Vũng Chùa có thể nhìn rõ Mũi Rồng, Đảo Yến, Hòn Tre, Hòn Nồm… Trên đường hướng đến xã Quảng Đông, người dân với vòng hoa, dòng chữ “Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Đại tướng của nhân dân”, nhiều người mang theo di ảnh của người, nhiều giọt nước mắt đã rơi.
 
Người dân chờ đón Đại tướng bên ngoài sân bay Đồng Hới (Ảnh: Đặng Tài)
Người dân chờ đón Đại tướng bên ngoài sân bay Đồng Hới (Ảnh: Đặng Tài)
 
12h26’, đoàn xe rời sân bay Đồng Hới, hướng về phía huyện Quảng Trạch. Xe chở linh cữu Đại tướng đi qua, hàng vạn người dân Quảng Bình đã ùa ra đường, khóc ngất trong sự tiếc thương đến tận cùng.

Từ sớm, người dân đã xếp hàng dài dọc hai bên đường, những nơi linh cữu Đại tướng sẽ đi qua để được một lần nhìn thấy và tiễn đưa người về nơi an nghỉ cuối cùng. Rất nhiều lần, nghe âm thanh của máy bay lướt qua, người  dân lại nhốn nháo, đứng  dậy chuẩn bị chào đón.

Theo lộ trình, linh cữu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ xuất phát từ sân bay Đồng Hới và đi dọc QL 1A, qua các địa điểm như xã Lộc Ninh (TP Đồng Hơi), các xã Nhân Trạch, Đồng Trạch, Bắc Trạch …huyện Bố Trạch; các xã Quảng Thọ, Quảng Thuận, Quảng Xuân…(huyện Quảng Trạch) để đến Vũng Chùa – Đảo Yến. 

12h22’, trên các ngả đường hướng từ sân bay Đồng Hới, người dân cố gắng chọn những chỗ sát đường nhất để được gần Đại tướng nhất, không quản đường sá xa xôi, không quản thời tiết tại Quảng Bình hôm nay đang nắng nóng.
 
12h15’,
 
Các cứu chiến binh dơ cao bức chân dung tiễn biệt Đại tướng (ảnh: Đặng Tải)
Các cựu chiến binh giơ cao bức chân dung tiễn biệt Đại tướng (ảnh: Đặng Tải)
 
12h15’, quốc kỳ đang được các chiến sĩ tiêu binh phủ lên linh cữu của Đại tướng. Các chiến sĩ tiêu binh nâng lồng kính đặt lên linh cữu Đại tướng.
Linh cữu của Đại tướng được đặt trang trọng trên cỗ linh xa với khẩu đại pháo cỡ nòng 102mm. 
 
12h11’, đội tiêu binh khiêng linh cữu của Đại tướng có các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước hộ tống. Đoàn có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hướng về phía cửa sân bay. 

12h08', đội tiêu binh đang đưa linh cữu Đại tướng từ từ tiến về cỗ linh xa.
 
Chuyên cơ chở Đại tướng hạ cánh tại sân bay Đồng Hới (Ảnh: Vov)
Chuyên cơ chở Đại tướng hạ cánh tại sân bay Đồng Hới (Ảnh: Vov)
 
Đại tướng về thăm quê hương lần cuối tháng 1/2004. Đại tướng đã nói chuyện với các lão thành cách mạng, Đại tướng đặc biệt quan tâm những vấn đề lâu dài của tỉnh Quảng Bình.
 
12h3’, linh cữu Đại tướng đang được tiêu binh cẩn thận di chuyển từ chiếc chuyên cơ ATR 72 sang cỗ linh xa đợi sẵn.
 
Người dân xếp hàng dài trên đường linh xa đưa Đại tướng đi qua (Ảnh: Đăng Đức)
Người dân xếp hàng dài trên đường linh xa đưa Đại tướng đi qua (Ảnh: Đăng Đức)
 
11h55', chuyên cơ VN103 chở linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã hạ cánh xuống sân bay Đồng Hới.
 
11h30', chuyên cơ Airbus mang số hiệu VN1911 chở các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội, các đoàn khách quốc tế và gia quyến Đại tướng đã về đến sân bay Đồng Hới.
 
(Theo: VOV)
(Theo: VOV)
 
Từ sáng sớm nay, người dân Quảng Bình và các vùng lân cận đã tập trung rất đông trước sân bay Đồng Hới để đón chờ Đại tướng trở về. Trong sân bay, mọi công tác chuẩn bị đã hoàn tất. Đội tiêu binh và phương tiện rước linh cữu của Đại tướng đã tập trung theo đội hình tại khu vực phía trong của sân bay.
 
Theo Dân trí
 
 
 
 
 
 
 
 
Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • NGUYỄN KHẮC THẠCH

    Phải giải thích cho mỗi người thích giải
    Cần công bằng với những kẻ bằng công.

  • LTS: Nhân Tạp chí Sông Hương phát hành số thứ 100 (6-1997), Ban Biên tập chúng tôi có dịp trò chuyện với hai nhà văn từng là Tổng biên tập của tạp chí: Tô Nhuận Vỹ và Nguyễn Khắc Phê.

  • UÔNG TRIỀU

    Tôi nghĩ tiếng Việt chưa bao giờ vào giai đoạn thay đổi nhanh chóng và nhiều như bây giờ. Trong thời kỳ quốc tế hóa, toàn cầu hóa, tiếng Việt phải chịu những áp lực lớn hoặc tự thích nghi để phù hợp với tình hình mới.

  • VIỆT HÙNG

    Văn hóa là một khái niệm rộng, nó bao trùm lên mọi hoạt động của con người trong xã hội. Văn hóa không những phản ánh được quan hệ giữa con người với con người, mà nó còn phản ánh được thế giới nội tâm của con người, và cả sự hòa hợp giữa thế giới nội tâm ấy với biểu hiện của nó ra bên ngoài xã hội.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    Trong hoạt động văn hóa - văn nghệ, một vấn đề thường gây ra bất đồng - thậm chí đưa đến những "vụ việc” tai tiếng - là việc đánh giá, bình chọn tác phẩm.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    Trong thời buổi thiên hạ đổ xô ra mặt tiền làm ăn, chuyện "nhà mặt tiền" đã xảy ra bao vụ xung đột và là đề tài của nhiều "tác phẩm" dân gian. Để chiếm được mặt tiền, ngoài thế lực đồng tiền, cũng đã ngầm nảy sinh "chế độ", "tiêu chuẩn" này nọ mới được cấp đất mặt tiền.

  • NGUYỄN QUANG HÀ
                 Ghi chép

    Trong dân gian có câu: "Giàu tại phận, trắng tại da". Tố Hữu, nhà thơ cách mạng thì đặt lại vấn đề nghèo khổ: "Số phận hay do chế độ này?".

  • TRUNG SƠN

    Một vài năm trở lại đây, những người quan tâm đến giá trị văn hóa của Huế vui mừng nhận thấy, bên cạnh các di sản quý báu của người xưa để lại, đã có không ít tác phẩm, công trình nghệ thuật mới làm đẹp thêm cho Huế, trong đó, hẳn phải kể đến sự xuất hiện các "Galery” - những phòng tranh thường xuyên ở 15 Lê Lợi, khách sạn Morin và những cuộc triển lãm được tổ chức liên tiếp ở Hội Văn Nghệ.

  • HOÀNG ĐĂNG KHOA  

    Trước hết cần minh định khái niệm, “trẻ” ở đây là chỉ xét về độ tuổi, cụ thể là dưới 35, theo quy ước mang tính tạm thời tương đối hiện hành của Hội Nhà văn Việt Nam.

  • "Việc trên đời, chỉ cần vẫn còn cơ hội sống thì dù liên tiếp gặp thiên tai nhân họa, tạm thời bị ức chế, sớm muộn cũng sẽ có ngày ngẩng cao đầu. Việc cá nhân là vậy, việc gia đình là vậy, việc quốc gia, dân tộc cũng là như thế...".

  • Đó là những trang nhật ký của bác sĩ, bệnh nhân và cả những nhà văn nhà thơ viết gửi cho người thân bạn bè trong đại dịch COVID-19.

  • Truyền tải các bài học với nội dung cô đọng, kết hợp với chuyện kể, hình ảnh, phim, trò chơi, hoạt động tương tác... giờ học lịch sử được tổ chức trực tuyến nhưng không khô khan, tạo được sự hứng thú, thu hút học sinh tìm hiểu về những câu chuyện của quá khứ. Đó là cách Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đang làm với Giờ học lịch sử online.

  • Những tháng ngày qua, cả nước căng mình chống đại dịch Covid-19 - kẻ thù cực kỳ nguy hiểm mà vô hình. Cuộc sống thường ngày vốn luôn sôi động bỗng trầm lặng xuống với không ít nỗi lo và sự ám ảnh, chờ đợi.

  • Nhằm gìn giữ và lan tỏa truyền thống hiếu học, coi trọng hiền tài, cũng như những giá trị lịch sử, văn hóa nghìn năm của dân tộc, dự án “Không gian văn hóa Quốc Tử Giám” vừa được xây dựng với các hoạt động hướng tới công chúng, đặc biệt là giới trẻ.

  • 30 năm gắn bó với TP Hồ Chí Minh từ ngày xuất ngũ, học đại học, trở thành giảng viên mỹ thuật, đồ họa, họa sĩ Lê Sa Long chưa bao giờ trải qua những ngày mà cả thành phố như “lặng hẳn” vì căng mình chống dịch Covid-19.

  • Trong bối cảnh giãn cách xã hội, nghệ sĩ và công chúng cùng ở nhà chung tay phòng, chống dịch bệnh, sân khấu cũng đóng cửa, tắt đèn. Tuy vậy, trên nền tảng trực tuyến, các nghệ sĩ Nhà hát Chèo Việt Nam vẫn “cháy hết mình” qua các chương trình biểu diễn, giao lưu với khán giả, đưa chèo đến gần người yêu nghệ thuật truyền thống.

  • Từ những câu chuyện cảm động hoặc những hình ảnh “đắt giá” nhiều họa sĩ chuyên nghiệp và không chuyên đã có những sáng tác tranh minh họa, ký họa theo phong cách lạc quan, lan tỏa những thông điệp tích cực về phòng, chống Covid-19.