Mộ cây đàn

15:22 01/09/2021

MẶC HY

(Nhớ về nhạc sĩ Nguyễn Hồng và các bạn văn nghệ hy sinh 40 năm trước)

Ảnh: internet

Những ngày tháng 7 năm 1990, nhân về thăm lại đồng bào thôn Mộc Trụ (xã Vinh Phú, huyện Phú Vang); tôi mới được trả món nợ với người bạn chiến đấu - nhạc sĩ - chiến sĩ - liệt sĩ Nguyễn Hồng cùng chị Nguyễn Thị Ngọc Lan, vợ chưa cưới của anh và các bạn trong Đội Tuyên truyền tỉnh Thừa Thiên những năm chống Pháp (1949-1951).

Qua chị Hòa, nguyên trưởng phòng Thương binh xã hội huyện Hương phú, tôi được biết mộ hai anh chị đã được bốc về chôn ở chân núi Nam Giao và chị Lan đã được công nhận liệt sĩ, còn anh Hồng thì hình như đang đợi... xét.

Sau trận càn quy mô lớn của giặc Pháp tháng 12 năm 1950 tại Balăng - Quảng Xuyên (Phú Vang) câu chuyện về ba ngôi mộ: mộ vợ chồng Nguyễn Hồng hai bên cùng mộ cây đàn ở giữa được nhân dân trong vùng truyền tụng lan ra cả các huyện miền Nam Quảng Trị. Thanh niên hai huyện Triệu Phong, Hải Lăng mến mộ tiếng hát của anh, nhớ những bài ca của anh, đã lặn lội đi bộ hằng chục km len qua đồn giặc để vào thăm mộ anh chị và mộ cây đàn.

Trước đó ít lâu, tôi cùng anh Viễn Tín (cán bộ tuyên huấn trung đoàn 95, nay đã hy sinh) đi dự Đại hội thành lập Chi hội Văn nghệ Thừa Thiên đã có dịp gặp anh chị Nguyễn Hồng cùng các bạn trong đội tuyên truyền ở Đại hội họp tại Mỹ Lợi (Phú Lộc).

Ôi! Làm sao quên được những đêm hàng ngàn bộ đội của các Trung đoàn Cao Vân (101) hay Trung đoàn 95 ngồi lặng im phăng phắc dưới ánh trăng hay quanh đống lửa trại để nghe giọng hát ấm áp dễ thương, truyền cảm của Nguyễn Hồng vừa đàn, vừa hát bài ca địch vận.

"Trăng tà xế bóng qua sông
Xế bên gối lạnh thức lòng nhớ thương..."

Chiến khu Hòa Mỹ... những rặng lồ ô như không muốn xao động theo gió, dòng suối như ngừng róc rách, tiếng chim đêm im bặt như để các chiến sĩ nghe rõ hơn lời người hát, tiếng hát thổn thức:

... Anh đi cách ngã xa đường...
Tim em thổn thức canh trường vì anh!

Bài hát kết thúc mà dư âm còn lắng đọng trong lòng hàng ngàn người. Họ lặng lẽ đi một lúc rồi mới vỗ tay rào rạt để rồi mai lại lao vào một cuộc chống càn hay công kích một đồn địch...

Sau một trận đánh thắng oanh liệt giặc Pháp ở Quảng Bình, Nguyễn Hồng đi theo đơn vị đã sáng tác ngay tại chỗ bài "Đồi 18" - nơi đã diễn ra chiến trận.

"Đồi 18, Đồi 18 nắng ngập tràn trề
Mồ giặc Pháp, xác gục trưa hè..."

Tư lệnh trưởng phân khu Bình Trị Thiên Trần Quý Hai trong cuộc họp cán bộ Trung đoàn 95, sau trận đánh đã đánh giá rất cao bài hát này.

Những năm đánh Pháp ở Bình Trị Thiên, Văn công Quân đội chúng tôi thường kết hợp với Đội Tuyên truyền tỉnh tổ chức các đêm liên hoan quân dân ở các chiến khu Dương Hòa, Hòa Mỹ, hay Ba Lòng hoặc ở các vùng đồng bằng tự do giữa các đồn địch. Tôi và Nguyễn Hồng có nhiều dịp gặp nhau, biểu diễn, trao đổi và học tập lẫn nhau. Từ đó nẩy sinh tình bạn thân thiết giữa những người cùng chung chiến hào. Tôi được biết rất ít về anh, chỉ biết anh là học sinh Huế, đã cùng một số bạn bè ra vùng kháng chiến, tham gia Đội Tuyên truyền của tỉnh, cùng em gái anh là chị Miên hoạt động ở ngành An ninh. Trong Đại hội thành lập Chi hội Văn nghệ tỉnh, tôi đã được nghe ban nhạc của đội biểu diễn khá xuất sắc các bản nhạc không lời như "Các nhạc sĩ trẻ" (Les jeunes musiciens), "Sóng Nhật Lệ", "Dòng sông Đa-nuýp xanh" chỉ với vài cây đàn măng-đô-lin, băng-giô an-tô và ghi ta mà thôi. Nhưng các anh chơi cũng rất điêu luyện và đầy hào hứng gây cho người nghe những cảm xúc lạ kỳ.

Có bạn tôi đã nói vui:

"Đói ăn sắn mà chơi hay như vậy thì nay mai kháng chiến thành công, có đầy đủ phương tiện, các bạn còn chơi hay đến thế nào? Có lẽ phải đi biểu diễn quốc tế!"

Nhưng... thật trớ trêu, Nguyễn Hồng và các bạn anh đã không còn sống đến ngày kháng chiến thành công. Đội Tuyên truyền vừa hành quân đến Mộc Trụ thì trời đã khuya. Mọi người đã quá mệt, không còn sức để đào hầm. Số hầm bí mật của địa phương không đủ cho mọi người. Tờ mờ sáng hôm sau, tiếng súng giặc càn đã nổ. Mọi người chạy táo tác. Một số được cán bộ địa phương dìu xuống hầm. Hồng cùng Lan và vài đồng đội khác nhường hầm cho bạn đã phải chạy vào núp ở các bụi cây lúp xúp ở trảng cát, khi tiếng súng đã sát bên tai.

Giặc phát hiện ra vợ chồng Hồng cùng các bạn. Chúng lôi ra ngoài trảng cát, dùng báng súng đập rất dã man. Đau đớn và căm hờn, các anh chống trả quyết liệt và chửi mắng chúng. Một băng tôm-sơn, Hồng ngã gục. Máu loang trên áo. Lan thấy chồng bị bắn, căm giận, hét lên, một tên Pháp xả theo một băng đạn. Chị chết ngay trong lòng khe nước chảy đầu làng. Giặc xả súng bắn chết hết các bạn Hồng. Anh Ty vùng chạy ra phía phá Tam Giang vừa la: "Tao là Việt Minh đây!"

Một băng đạn bắn theo. Anh chới với và ngã gục xuống dòng nước.

Giặc dùng giày đinh dẫm nát cây đàn ghi ta của Hồng như sợ cả cây đàn cũng thét lên tiếng hét căm thù.

Một số cán bộ bị chúng bắt đày đi Côn Đảo đến 1954 mới được trao trả như anh Chung, anh Liên.

Sau trận càn, nhân dân vô cùng thương xót các anh và đã chôn cây đàn giữa 2 ngôi mộ vợ chồng anh.

Nguyễn Hồng và các bạn ơi! Các bạn hãy yên nghỉ trong lòng đất mẹ.

*

Hòa bình, tôi tập kết ra Bắc về Hà Nội. Cái chết của anh Hồng, chị Lan, các bạn anh, cùng cái chết của ba người bạn học cùng lớp với tôi ở chiến trường Bình Trị Thiên luôn luôn là nỗi canh cánh trong lòng tôi.

Năm 1986, tôi có dịp vào thăm lại chiến trường Dương Hòa, thăm Mộc Trụ, Phú Đa. Câu chuyện hy sinh của vợ chồng Nguyễn Hồng và các đồng đội vẫn được đồng bào địa phương nhớ mãi.

Nhân ngày thương binh liệt sỹ, tôi viết những dòng này mong các bạn biết thêm chi tiết về sự hy sinh to lớn của đội tuyên truyền tỉnh nhà, báo cho gia đình và các cơ quan chức năng biết để thi hành chính sách cho các đồng đội của chúng ta.

Huế, ngày 12/4/1992

M.H
(TCSH50/07&8-1992)

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • TRẦN NGUYÊN HÀO  

    Lòng nhân ái của Bác Hồ dành cho mọi người dân Việt Nam; tình yêu thương ở Bác lan tỏa đến những người nô lệ mất nước và những người cùng khổ trên khắp thế gian, cho những người da đen bị phân biệt chủng tộc, cho cả những người da trắng bần cùng, cho những người phụ nữ các nước đế quốc thực dân có chồng con bị đưa sang Việt Nam và nước thuộc địa làm bia đỡ đạn; và cho cả chính những người lính ở bị đưa đi đánh nhau và nhận những cái chết oan uổng trong các cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa.

  • HÀN NHÃ LẠC

    Thêm một giọng ca tài danh từng tôn cao giá trị di sản ca Huế vừa ra đi: nghệ sĩ nhân dân Minh Mẫn vừa qua đời ngày 13 tháng ba năm 2018, nhằm ngày 26 tháng giêng âm lịch.

  • ĐẠI HỘI VHNT THỪA THIÊN HUẾ LẦN THỨ NHẤT

    (Trích bài phát biểu của đồng chí Vũ Thắng, nguyên ủy viên BCH Trung ương Đảng CSVN, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế tại Đại Hội)

  • HÒA ÁI   

    Đến nay, những bài thơ chúc Tết của Hồ Chủ tịch đã trở thành di sản của dân tộc. Những bài thơ chúc Tết của Bác trong mỗi dịp Tết đều toát lên tư tưởng chỉ đạo của Đảng ta trong một giai đoạn lịch sử.

  • PHẠM PHÚ PHONG
              Du ký  

    Do cách chia thời gian theo ngày tháng, người ta thường coi thời gian trôi/ đi qua, nhưng thực ra thời gian vẫn đứng yên đó thôi, chỉ có con người và vạn vật trôi qua dưới con mắt chăm chú, kiên trì và nhẫn nại của thời gian.

  • TRẦN THỊ KIÊN TRINH

    Là em gái của anh nhưng khi tôi được sinh ra anh đã tròn hai mươi tuổi. Những gì nhớ về anh chỉ là ký ức tuổi thơ trong khu vườn tranh thỉnh thoảng anh về.

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG  
       (Viết từ lời kể của cựu chiến binh Đặng Hà)

    Tôi tình cờ đọc được thông tin Hải quân Mỹ lấy thành phố Huế để đặt tên cho một tuần dương hạm mang tên USS Hue City (CG-66). Tuần dương hạm này thuộc lớp Ticonderoga, trang bị tên lửa, gắn với trận đánh Trung đoàn 1, Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ tham chiến Huế vào dịp Tết Mậu Thân.

  • NGUYỄN TỰ LẬP  

    Cuộc Tổng công kích - Tổng khởi nghĩa Tết Mậu Thân 1968 của quân và dân ta trên chiến trường miền Nam cách đây tròn nửa thế kỷ (1968 - 2018).

  • Những tượng đài thiêng liêng trong lòng dân Quảng Điền   

    NGUYỄN QUANG HÀ
                             Bút ký 

  • Thái độ về cuộc Cần Vương

    Người thẩm vấn (NTV): Ông có phải là kẻ hâm mộ người anh hùng cuối cùng trong cuộc tử chiến chống người Pháp đó không?

  • CHƯƠNG THÂU

    Hồ sơ Thẩm vấn là tập tài liệu khá khá dày dặn của Hội đồng xử án Tòa Đề hình của chính quyền thực dân để chuẩn bị xử Phan Bội Châu vào ngày 23/11/1925 tại Hà Nội.

  • LTS: Kỷ niệm 150 năm ngày sinh của chí sĩ Phan Bội Châu, Sông Hương được tiếp cận với bản thảo “Vụ án Phan Bội Châu năm 1925: Hồ sơ thẩm vấn”. Đây là nguồn tư liệu quý, nằm trong tập Bổ di II lần đầu được công bố về vụ án chí sĩ Phan Bội Châu.

  • Cuối mùa hè năm 1978 chúng tôi là lứa lưu học sinh đầu tiên được tới Liên Xô bằng máy bay, trước đây chỉ đi bằng tàu hỏa liên vận qua Bắc Kinh. Đối với nhiều người Việt Nam lúc bấy giờ, nhất là những người lính sau mấy năm chỉ sống ở núi rừng, Moscow thực sự là thiên đường.

  • DƯƠNG PHƯỚC THU

    Dưới thời Pháp thuộc, những năm đầu thế kỷ XX, để ra được một tờ báo - mà lại báo tiếng Việt do người Việt quản lý tại Kinh đô Huế quả thực nhiêu khê và vô cùng khó khăn, phức tạp.

  • ĐẶNG NHẬT MINH

    Tôi vẫn còn nhớ đinh ninh cảnh quay đầu tiên của phim Cô gái trên sông vào tháng 10 năm 1987 là cảnh Liên, nhà báo nữ (do Hà Xuyên đóng) đến bệnh viện Huế tìm gặp Nguyệt (do Minh Châu đóng).

  • THÁI KIM LAN

    Con đường ấy, từ dốc cầu Gia Hội đổ xuống, dọc theo con sông nhánh trước kia còn gọi là sông Đông Ba, Hàng Đường, rồi Bạch Đằng, lấy tên dòng sông chảy qua chùa Diệu Đế, qua cầu Đồng Ba, về Bao Vinh, ngã Ba Sình, con đường mang nhiều vẻ lạ, nó mang phố về biển khơi và chuyên chở tứ xứ về kinh thành, vốn là phố cổ một thời với những căn nhà gỗ kiến trúc thuần Huế, nơi những gia đình thượng lưu, quý tộc định cư  một thời quan quan thư cưu

  • DƯƠNG PHƯỚC THU

    Ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời, nhận chỉ thị của Hồ Chủ tịch, đại diện Ủy ban Nhân dân lâm thời Thừa Thiên và Ủy ban Nhân dân Trung Bộ đóng tại Huế đã đến mời cụ Huỳnh Thúc Kháng, một tiến sĩ Nho học yêu nước, một nhà báo nổi tiếng, một người không đảng phái ra Hà Nội gặp cụ Hồ.

  • HƯƠNG CẦN

    Vài năm lại đây, báo chí thường nhắc đến ông hai lúa Bùi Hiển (Thủ Dầu Một, Bình Dương) tự chế thành công chiếc máy bay trực thăng vào năm 2012, ông làm chiếc thứ hai vào năm 2014.

  • VŨ HẢO

    Tháng Tám năm 1945 đã trở thành mốc son chói lọi, vẻ vang trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Cách mạng tháng Tám thành công đã phá tan xiềng xích của thực dân, phát xít, lật đổ chế độ phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước của dân, do dân và vì dân.

  • Kỷ niệm 100 năm Trường Đồng Khánh 

    BÙI KIM CHI