MẶC HY
(Nhớ về nhạc sĩ Nguyễn Hồng và các bạn văn nghệ hy sinh 40 năm trước)
Ảnh: internet
Những ngày tháng 7 năm 1990, nhân về thăm lại đồng bào thôn Mộc Trụ (xã Vinh Phú, huyện Phú Vang); tôi mới được trả món nợ với người bạn chiến đấu - nhạc sĩ - chiến sĩ - liệt sĩ Nguyễn Hồng cùng chị Nguyễn Thị Ngọc Lan, vợ chưa cưới của anh và các bạn trong Đội Tuyên truyền tỉnh Thừa Thiên những năm chống Pháp (1949-1951).
Qua chị Hòa, nguyên trưởng phòng Thương binh xã hội huyện Hương phú, tôi được biết mộ hai anh chị đã được bốc về chôn ở chân núi Nam Giao và chị Lan đã được công nhận liệt sĩ, còn anh Hồng thì hình như đang đợi... xét.
Sau trận càn quy mô lớn của giặc Pháp tháng 12 năm 1950 tại Balăng - Quảng Xuyên (Phú Vang) câu chuyện về ba ngôi mộ: mộ vợ chồng Nguyễn Hồng hai bên cùng mộ cây đàn ở giữa được nhân dân trong vùng truyền tụng lan ra cả các huyện miền Nam Quảng Trị. Thanh niên hai huyện Triệu Phong, Hải Lăng mến mộ tiếng hát của anh, nhớ những bài ca của anh, đã lặn lội đi bộ hằng chục km len qua đồn giặc để vào thăm mộ anh chị và mộ cây đàn.
Trước đó ít lâu, tôi cùng anh Viễn Tín (cán bộ tuyên huấn trung đoàn 95, nay đã hy sinh) đi dự Đại hội thành lập Chi hội Văn nghệ Thừa Thiên đã có dịp gặp anh chị Nguyễn Hồng cùng các bạn trong đội tuyên truyền ở Đại hội họp tại Mỹ Lợi (Phú Lộc).
Ôi! Làm sao quên được những đêm hàng ngàn bộ đội của các Trung đoàn Cao Vân (101) hay Trung đoàn 95 ngồi lặng im phăng phắc dưới ánh trăng hay quanh đống lửa trại để nghe giọng hát ấm áp dễ thương, truyền cảm của Nguyễn Hồng vừa đàn, vừa hát bài ca địch vận.
"Trăng tà xế bóng qua sông
Xế bên gối lạnh thức lòng nhớ thương..."
Chiến khu Hòa Mỹ... những rặng lồ ô như không muốn xao động theo gió, dòng suối như ngừng róc rách, tiếng chim đêm im bặt như để các chiến sĩ nghe rõ hơn lời người hát, tiếng hát thổn thức:
... Anh đi cách ngã xa đường...
Tim em thổn thức canh trường vì anh!
Bài hát kết thúc mà dư âm còn lắng đọng trong lòng hàng ngàn người. Họ lặng lẽ đi một lúc rồi mới vỗ tay rào rạt để rồi mai lại lao vào một cuộc chống càn hay công kích một đồn địch...
Sau một trận đánh thắng oanh liệt giặc Pháp ở Quảng Bình, Nguyễn Hồng đi theo đơn vị đã sáng tác ngay tại chỗ bài "Đồi 18" - nơi đã diễn ra chiến trận.
"Đồi 18, Đồi 18 nắng ngập tràn trề
Mồ giặc Pháp, xác gục trưa hè..."
Tư lệnh trưởng phân khu Bình Trị Thiên Trần Quý Hai trong cuộc họp cán bộ Trung đoàn 95, sau trận đánh đã đánh giá rất cao bài hát này.
Những năm đánh Pháp ở Bình Trị Thiên, Văn công Quân đội chúng tôi thường kết hợp với Đội Tuyên truyền tỉnh tổ chức các đêm liên hoan quân dân ở các chiến khu Dương Hòa, Hòa Mỹ, hay Ba Lòng hoặc ở các vùng đồng bằng tự do giữa các đồn địch. Tôi và Nguyễn Hồng có nhiều dịp gặp nhau, biểu diễn, trao đổi và học tập lẫn nhau. Từ đó nẩy sinh tình bạn thân thiết giữa những người cùng chung chiến hào. Tôi được biết rất ít về anh, chỉ biết anh là học sinh Huế, đã cùng một số bạn bè ra vùng kháng chiến, tham gia Đội Tuyên truyền của tỉnh, cùng em gái anh là chị Miên hoạt động ở ngành An ninh. Trong Đại hội thành lập Chi hội Văn nghệ tỉnh, tôi đã được nghe ban nhạc của đội biểu diễn khá xuất sắc các bản nhạc không lời như "Các nhạc sĩ trẻ" (Les jeunes musiciens), "Sóng Nhật Lệ", "Dòng sông Đa-nuýp xanh" chỉ với vài cây đàn măng-đô-lin, băng-giô an-tô và ghi ta mà thôi. Nhưng các anh chơi cũng rất điêu luyện và đầy hào hứng gây cho người nghe những cảm xúc lạ kỳ.
Có bạn tôi đã nói vui:
"Đói ăn sắn mà chơi hay như vậy thì nay mai kháng chiến thành công, có đầy đủ phương tiện, các bạn còn chơi hay đến thế nào? Có lẽ phải đi biểu diễn quốc tế!"
Nhưng... thật trớ trêu, Nguyễn Hồng và các bạn anh đã không còn sống đến ngày kháng chiến thành công. Đội Tuyên truyền vừa hành quân đến Mộc Trụ thì trời đã khuya. Mọi người đã quá mệt, không còn sức để đào hầm. Số hầm bí mật của địa phương không đủ cho mọi người. Tờ mờ sáng hôm sau, tiếng súng giặc càn đã nổ. Mọi người chạy táo tác. Một số được cán bộ địa phương dìu xuống hầm. Hồng cùng Lan và vài đồng đội khác nhường hầm cho bạn đã phải chạy vào núp ở các bụi cây lúp xúp ở trảng cát, khi tiếng súng đã sát bên tai.
Giặc phát hiện ra vợ chồng Hồng cùng các bạn. Chúng lôi ra ngoài trảng cát, dùng báng súng đập rất dã man. Đau đớn và căm hờn, các anh chống trả quyết liệt và chửi mắng chúng. Một băng tôm-sơn, Hồng ngã gục. Máu loang trên áo. Lan thấy chồng bị bắn, căm giận, hét lên, một tên Pháp xả theo một băng đạn. Chị chết ngay trong lòng khe nước chảy đầu làng. Giặc xả súng bắn chết hết các bạn Hồng. Anh Ty vùng chạy ra phía phá Tam Giang vừa la: "Tao là Việt Minh đây!"
Một băng đạn bắn theo. Anh chới với và ngã gục xuống dòng nước.
Giặc dùng giày đinh dẫm nát cây đàn ghi ta của Hồng như sợ cả cây đàn cũng thét lên tiếng hét căm thù.
Một số cán bộ bị chúng bắt đày đi Côn Đảo đến 1954 mới được trao trả như anh Chung, anh Liên.
Sau trận càn, nhân dân vô cùng thương xót các anh và đã chôn cây đàn giữa 2 ngôi mộ vợ chồng anh.
Nguyễn Hồng và các bạn ơi! Các bạn hãy yên nghỉ trong lòng đất mẹ.
*
Hòa bình, tôi tập kết ra Bắc về Hà Nội. Cái chết của anh Hồng, chị Lan, các bạn anh, cùng cái chết của ba người bạn học cùng lớp với tôi ở chiến trường Bình Trị Thiên luôn luôn là nỗi canh cánh trong lòng tôi.
Năm 1986, tôi có dịp vào thăm lại chiến trường Dương Hòa, thăm Mộc Trụ, Phú Đa. Câu chuyện hy sinh của vợ chồng Nguyễn Hồng và các đồng đội vẫn được đồng bào địa phương nhớ mãi.
Nhân ngày thương binh liệt sỹ, tôi viết những dòng này mong các bạn biết thêm chi tiết về sự hy sinh to lớn của đội tuyên truyền tỉnh nhà, báo cho gia đình và các cơ quan chức năng biết để thi hành chính sách cho các đồng đội của chúng ta.
Huế, ngày 12/4/1992
M.H
(TCSH50/07&8-1992)
TRẦN BẢO ĐỊNH
Thương nhớ chú Tư Sâm.
Phải nói ngay rằng, hồi trai trẻ, tôi không thích giới văn chương, chỉ thích giới văn nghệ. Chẳng hiểu vì sao?
BÙI KIM CHI
Thời thiếu nữ của tôi gắn liền với Thành nội. Nơi này tôi đã sinh ra và lớn lên. Tôi yêu Thành nội. Thành nội đã đi vào cuộc đời tôi với nhiều sắc màu.
THANH TÙNG
Kinh đô Huế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, bầu trời u ám của xã hội phong kiến Việt Nam lúc mãn chiều xế bóng đã phát ra tín hiệu của một vì sao NGUYỄN TẤT THÀNH.
LÊ HUY MẬU
Anh Điềm, bấy giờ còn là Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa TW, nhưng đã sắp nghỉ. Anh ra thăm Côn Đảo. Trong đoàn tháp tùng anh ra Côn Đảo của Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu có tôi.
PHẠM HỮU THU
1.
Cuối năm 1989, tôi cùng Trần Phá Nhạc ghé 47 C Duy Tân, Quận 3 - TP. HCM thăm anh Trịnh Công Sơn.
LGT: Hiện không nhiều tài liệu miêu tả miêu tả về đời sống, sinh hoạt văn hóa, xã hội của Huế vào thập niên 30 - 40 của thế kỷ trước. Bản dịch dưới đây là trích đoạn từ cuốn nhật kí Adieu Saigon, Au revoir Hanoi (Chào Hà Nội, tạm biệt Sài Gòn - Nhật ký kì nghỉ năm 1943) của Claudie Beaucarnot.
DÃ LAN NGUYỄN ĐỨC DỤ
Hồi Ký
Ba mươi tháng tư. Tôi đang dùng bữa tối cùng gia đình thì chợt nghe tivi thông báo ông Thanh Nghị chết.
PHƯỚC VĨNH
Hình ảnh Hồ Chủ tịch là nguồn cảm hứng sáng tạo đối với nhiều nghệ sĩ tạo hình Việt Nam.
BỬU Ý
Đinh Cường đã vĩnh biệt tất cả chúng ta! Một nghệ sĩ trong cái ý nghĩa toàn diện, cao đẹp nhất, một nghệ sĩ làm lan tỏa nghệ thuật ra chung quanh mình cho gia đình, cho bạn bè, cho cả đời sống, khiến anh trở thành tâm điểm cho những cuộc gặp mặt, những buổi hội hè.
PHAN NGỌC MINH
1. Năm 2004, tôi triển lãm tranh tại Foyer du Vietnam - Paris, do ông Võ Văn Thận, là nhà thơ kiêm phụ trách quán bảo trợ. Tại đây tôi đã gặp gỡ được nhiều bạn bè Việt Pháp, trong không khí thân thiện ấm áp…
PHAN NGỌC MINH
1. Năm 2004, tôi triển lãm tranh tại Foyer du Vietnam - Paris, do ông Võ Văn Thận, là nhà thơ kiêm phụ trách quán bảo trợ. Tại đây tôi đã gặp gỡ được nhiều bạn bè Việt Pháp, trong không khí thân thiện ấm áp…
VÕ SƠN TRUNG
Trong gần một thế kỷ qua, bạn đọc Việt Nam đã tiếp cận khá nhiều tác phẩm của đại thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore, trong đó có hàng chục tập thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch nói, tiểu luận, và thậm chí cả hồi ký của thi hào…
Lần đầu nói chuyện trực tiếp với họa sĩ Đinh Cường tại xe cà phê Tôn trước nhà thờ Tôn Nhân Phủ ở Thành Nội, tôi: “Thưa thầy!” Anh khoát tay: “Úi dà, bày đặt. Chỗ bạn bè anh em với nhau cả, thầy bà chi nghe đỗ mệt!”
TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONG
Thật vui mừng và xúc động khi cầm trên tay tập sách Rừng hát của cố nhạc sĩ Trương Minh Phương do gia đình tặng. Tuyển tập dày 1.328 trang, chia làm 4 phần, tập hợp những sáng tác, nghiên cứu văn học nghệ thuật trong cuộc đời của nhạc sĩ.
VÕ TRIỀU SƠN
Ngay sau Lễ Quốc khánh 2/9/1945 ra mắt nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, công cuộc kiến thiết đất nước được bắt đầu, trong đó có văn hóa.
VÕ TRIỀU SƠN
Ngay sau Lễ Quốc khánh 2/9/1945 ra mắt nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, công cuộc kiến thiết đất nước được bắt đầu, trong đó có văn hóa. Những ngày tháng đầu tiên của các hoạt động văn hóa nghệ thuật dưới chính thể Việt Nam mới diễn ra thật sôi nổi. Sau đây là lược thuật một số hoạt động trong mùa đông 1945, cách đây tròn 70 năm.
LỮ QUỲNH
"Vì tôi là người Huế và đã một thời tuổi trẻ nặng nợ với sông Hương suốt những mùa hè nóng bức ngủ đò nên tôi nhìn sông Hương luôn luôn với đôi mắt của người bạn.
Sáng ngày 27-11-2015 tôi đến nghĩa trang Père Lachaise để tiễn anh đến nơi yên nghỉ cuối cùng, sau khi hỏa táng, anh sẽ nằm trong ngôi mộ gia đình, đây cũng là nơi nhạc sĩ Chopin yên giấc ngàn thu nhưng trái tim thì trở về quê hương Ba Lan. Nguyễn Thiên Đạo cũng thế anh nằm ở Paris nhưng trái tim và tâm hồn anh từ lúc sống đến lúc chết luôn luôn hướng về Việt Nam.
HOÀI MỤC
Vừa giải phóng xong ba tôi đưa cả gia đình từ thành phố về quê. Cuộc sống vất vả nhưng quá nhiều cái mới lạ nên đầu óc con nít của tôi khi mô cũng thấy háo hức.
NGUYỄN KHẮC VIỆN
Trích hồi ký
- 75 rồi đấy, ông ơi! Viết hồi ký đi. Chuối chín cây rụng lúc nào không biết đấy!