Miền Trung - Vẻ đẹp và tình người

16:18 28/03/2014

(SHO) Cứ hễ nhắc tới miền Trung, mỗi người Việt Nam có thể mường tượng ngay ra trong đầu những vùng đất của thiên tai triền miên. Miền đất, nơi mà từ tấm bé cho tới khi lìa đời dường như đều gắn với con chữ nghèo và sớm sương mưa nắng lận đận mưu sinh.

Hình 1: Biển Mỹ Khê với cát trắng, nắng vàng

Đã bao lần miền Trung oằn mình trong những cơn bão dữ cũng là từng ấy lần lặng chìm dưới dòng nước lũ khốc liệt. Đã bao đời cong mình chống chọi trước cái nắng khét lẹt, hanh rát của gió Lào cũng là bấy nhiêu năm nơi đây héo hon, trụi lùi. 

Cái vòng tròn của nhân sinh nơi dải đất này cứ mãi luẩn quẩn, nghiệt ngã là thế. Ấy vậy mà, ít người biết - “Mẹ thiên nhiên” dù có thường xuyên nổi cơn thịnh lộ với “đứa con” miền Trung thì cũng lại rất hào phóng khi ban tặng cho mảnh đất này nhiều cảnh sắc tươi đẹp nhất cả nước.

Có thể nói, từ Thanh Hóa, Hà Tĩnh cho tới Khánh Hoà đều ẩn chứa trong mình vô vàn những danh lam thắng cảnh tuyệt mỹ, thiên nhiên kì thú làm xao lòng bao người dù chỉ một lần ghé thăm.

Thiên nhiên hút hồn trong sự khắc nghiệt

Trải dài trên 1.500 km bờ biển, miền Trung có vị trí địa lý rất lý tưởng: nằm trên trục giao thông quốc gia Bắc - Nam, gần các tuyến hàng hải, vận tải biển quốc tế. Đặc biệt, khu vực này là điểm cuối của tuyến Hành lang kinh tế Đông – Tây (EWEC) dài 1.450 km nối từ Myanmar qua Thái Lan và Lào. Do vậy, một trong những bức hoạ thiên nhiên tươi đẹp và cũng là lợi thế so sánh của miền Trung với những vùng miền khác, trước hết phải kể đến đó là - biển.

Những bãi biển miền Trung với phong cảnh hoang sơ, không khí trong lành luôn thu hút rất đông khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng.

Nếu Sầm Sơn (Thanh Hoá) như một tấm lụa trắng khoác hờ trên vai người thiếu nữ; Cửa Lò (Nghệ An) lãng mạn như một bức tranh đẹp của tạo hóa với biển xanh, cát trắng, nắng vàng; Nhật Lệ (Quảng Bình) hiền hòa, êm dịu; biển Lăng Cô được mệnh danh “người đẹp làng chài” nằm cạnh bên đèo Hải Vân hữu tình cho đến Mỹ Khê (Đà Nẵng) là một trong sáu bãi biển quyến rũ nhất hành tinh, nổi tiếng với cát trắng mịn, sóng biển ôn hòa, nước ấm quanh năm thì Nha Trang lại hấp dẫn muôn người với bờ biển thoai thoải cùng hàng dừa thơ mộng bao quanh.

Thêm nữa, những Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Thuận An (Thừa Thiên Huế), Cửa Đại (Quảng Nam), Cà Ná (Ninh Thuận) hay Mũi Né (Bình Thuận) cho tới vịnh Văn Phong (Khánh Hoà) quanh năm tràn ngập ánh mặt trời và nước biển trong vắt màu ngọc bích... đều là những bãi tắm lý tưởng mà thiên nhiên đã tạc tạo nên ở eo đất này. 

Ngoài việc được thả mình trong những làn nước mát lành hay ngồi ngắm nhìn hoàng hôn đang xuống dần trên biển, du khách còn được tham gia vào nhiều hoạt động hấp dẫn khác như: câu cá, câu mực, lặn biển ngắm san hô, lái ca nô, nhảy dù, vui đùa cùng cá heo hay xem rùa đẻ trứng vào ban đêm... Ngoài ra, với nhiều khu nhà lộng lẫy cộng với những resort tiện nghi hứa hẹn sẽ mang đến cho du khách sự thư thái và thoải mái nhất.  

Những cánh rừng nhiệt đới rậm rạp, xanh tươi hay những ngọn núi cao “chọc trời” cũng là những điểm đến lý thú của dải đất nhỏ hẹp miền Trung.

Hẳn bạn sẽ phải kinh ngạc trước một Đèo Ngang dồn đuổi nhau từ Tây sang Đông chạy dài ra tận biển đã từng là biên giới tự nhiên của hai quốc gia Đại Việt và Chiêm Thành. Dãy Trường Sơn hào hùng và kiên cường trong những năm tháng kháng chiến chống giặc ngoại xâm của quân dân cụ Hồ đến nay vẫn hùng vĩ vươn mình trong mây trắng nắng vàng. Núi Bạch Mã ở độ cao gần 1.500m với nhiệt độ không bao giờ thấp hơn 4 độ C vào mùa đông và vượt quá 26 độ C vào mùa hè lại được coi là một trong những nơi nghỉ dưỡng có khí hậu dễ chịu nhất trên các vùng cao của khu vực Đông Dương. Tuyệt tác Ngũ Hành Sơn với 5 ngọn núi mọc lên giữa đồng bằng giáp biển lại giống như một bàn tay khổng lồ nâng đỡ vùng đất Đà Nẵng đang đà phát triển. Hoặc như Bà Nà – Núi Chúa với thời tiết bốn mùa trong một ngày đã và đang được “đánh thức” để trở thành điểm nghỉ dưỡng hàng đầu của Việt Nam; vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng với hệ thống hang động huyền ảo cùng hàng trăm loài động thực vật quý hiếm đã được UNESCO công nhận… 

Hình 2: Núi Bà Nà sừng sững trên những tầng mây


Tiếp đến, đặc ân mà thiên nhiên ưu ái dành tặng cho eo đất miền Trung còn phải nhắc tới những con sông tươi đẹp chảy qua núi đồi hay vắt ngang giữa lòng thành phố.

Đâu thể có một dòng Hương thứ 2 với làn nước trong xanh biêng biếc, lững lờ những con thuyền ngược về đầu nguồn Vân Lâu mỗi đêm trăng thanh gió mát?! Dòng Nhật Lệ tức “sự rực rỡ của ánh sáng mặt trời” lại là niềm tự hào của người dân Quảng Bình. Hay con sông Hàn diệm lệ nghiêng bóng bên những toà nhà cao tầng và ánh đèn lung linh của Đà Thành năng động. Con sông Mã nước chảy xiết như ngựa phi, rồi cả sông Son, Trà Khúc, Bến Hải, Thu Bồn… dù lớn hay nhỏ cũng đều như thể những khúc nhạc vừa lãng mạn, vừa phóng khoáng, vừa dữ dội… góp phần điểm tô cho những vùng đất nơi đây.  

Hình 3: Sông Son êm đềm bên những dãy núi đá vôi


Còn nữa, cũng đã có bao du khách không khỏi ngỡ ngàng bởi tạo hoá đã dựng nên ở vùng đất này những kỳ quan thiên nhiên độc đáo như: suối cá thần Cẩm Lương (Thanh Hoá) – nơi cư ngụ của hàng trăm con cá giốc; phá Tam Giang bao la – là một trong những đầm nước lợ lớn nhất Đông Nam Á; ghềnh Đá Đĩa được hình thành từ đá bazan núi lửa như đã được một nghệ nhân nào đó tạc nên từ hàng triệu năm trước. Thêm vào đó, bán đảo Sơn Trà có đủ cả biển xanh, san hô lung linh và cánh rừng rậm rạp; mùi vị thơm cay dịu ngọt của củ tỏi Lý Sơn (Quảng Ngãi) hay những đụn cát trắng xóa hoặc đỏ cam ở Mũi Né; đầm Ô Loan hòa quyện với mây trời Phú Yên v.v… tất cả, chắc hẳn sẽ khiến biết bao bước chân phải tìm về.

Hình 4: Phá Tam Giang mênh mông sóng nước


Khí chất kiên cường và hồn hậu mến khách 

Vẻ đẹp của miền Trung không chỉ ở phong cảnh mà còn nằm ở trong tính cách, khí phách của người dân ở đây. Một sự chất phác, dung dị mà ân cần, thơm thảo nhưng cũng lắm ngang tàng được thể hiện trong cách ứng xử, giao tiếp hàng ngày giữa người với người và với sự đối chọi lại tự nhiên.  

Có lẽ bởi, sinh ra trên dẻo đất nghèo khó, phải hứng chịu nhiều thiên tai nhất trong cả nước nên con người đất này dù có đi đâu về đâu, dù xuôi Nam ngược Bắc vẫn luôn biết vươn lên, vượt trên hết thảy những đau thương để tồn tại.

Cái khí chất ăn sóng, nói gió của những cư dân miền biển lại cũng góp vào sắc thái tiếng Việt cái mạnh mẽ, cái độ nồng như mang theo cả gió biển và cát nóng khiến người người nghe là phải nhơ nhớ.  

Hình 5: Và những con người vẫn cả đời chung lưng đấu cật với thiên tai


Bên cạnh đó, những câu hò Ví dặm, những điệu ca Huế, những bài Vè cá biển, Hò mái ngơi… dặt dìu êm ái cũng đã góp phần nuôi lớn tâm hồn bao thế hệ con dân miền Trung. Ở nơi đó, nghe tiếng dạ thưa của người đất Quảng đã thấy mến, nhớ về các nữ sinh xứ Huế với tà áo tím là thấy yêu, những ngư dân rắn rỏi trước biển khơi cho đến những con người đã ngã xuống năm xưa để bảo vệ quê hương thì chắc rằng, bất cứ ai cũng không khỏi bận lòng thương cảm?!     

Ngay trong mỗi tâm thức của người dân miền Trung xa xứ cũng vẫn luôn một lòng một dạ nhớ về đất Mẹ thương yêu. Có lẽ, chính ở những nơi mà cuộc sống lo toan bộn bề nhất lại là nơi cho những mầm yêu thương quê hương, tình yêu đất nước nở đóa hoa đẹp nhất.  

Vâng, miền Trung là vậy, con người miền Trung là vậy - cứ âm thầm chịu đựng bao khó khăn, bao đau khổ mà chưa một lần thống thiết kêu than, ngay cả cảnh sắc thiên nhiên cũng vẫn cứ đẹp đến nao lòng trong chính sự nghiệt ngã của khí hậu xứ này. Dường như niềm hạnh phúc của “con gánh đôi” là chỉ được thấy 2 đầu con gánh được tròn trịa, ấm no? Phải rồi. Bởi thế nên cả nước Việt vẫn luôn hướng về mảnh đất này với tên gọi trìu mến: “miền Trung ruột thịt” mà. 

Bài: Trường Xuân (tourconduongdisan.com)
Ảnh: Sưu tầm 









 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • (SHO). Nhiều ngày qua, báo chí và cộng đồng dân cư mạng đã bày tỏ lòng kính yêu Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua những tin tức, đề xuất về việc lựa chọn đường đặt tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp

  • (SHO). Bộ VHTTDL đã có công văn gửi UBND các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước về việc phối hợp hoàn thiện hồ sơ di tích quốc gia đặc biệt Hệ thống di tích đường Hồ Chí Minh.

  • NGUYỄN VĂN DẬT 

    Quê hương là chùm khế ngọt
    Cho con trèo hái mỗi ngày.

                       (Đỗ Trung Quân)

  • KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP CẢNG CHÂN MÂY

    NGUYỄN HỮU THỌ
    (Chủ tịch, Giám đốc Công ty TNHH Một Thành Viên Cảng Chân Mây)

  • LÊ XUÂN THÔNG 

    Vai trò của nhà Nguyễn với Phật giáo Ngũ Hành Sơn
    Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) vốn đã là một trung tâm Phật giáo của Việt Nam thời chúa Nguyễn, nơi hình thành sớm các đạo tràng với sự tu chứng của các bậc danh sư, và đặc biệt nhận được sự quan tâm hỗ trợ của triều đình.

  • PHAN THUẬN AN

    Một sự tình cờ đã xảy ra trong lịch sử cận đại Việt Nam: có hai tướng Ngô Văn Sở sống cùng một thời kỳ. Xin tạm gọi nhân vật thứ nhất là tướng Ngô Văn Sở ấy, và nhân vật thứ hai là danh tướng Ngô Văn Sở triều Tây Sơn.

  • NGUYỄN NHÃ TIÊN
                         Tùy bút

    Đi trong tiết trời ngập tràn gió lạnh mùa xuân Côn Sơn, con đường hun hút xuyên giữa cánh rừng thông thoảng nhẹ từng làn mây khói mỏng mảnh bay lượn lờ, như dẫn dắt con người vào một thế giới xa xăm thanh vắng.

  • NGUYỄN VĂN QUẢNG - ĐÀO LÝ

    Thành Hóa Châu là một tòa thành có vai trò rất lớn trong lịch sử, chính vì thế nó đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu từ rất sớm của các sử gia.

  • NHỤY NGUYÊN

    Làng cổ Phước Tích quyến rũ với phong cảnh nhà vườn xanh mát. Cây thị gần ngàn năm tuổi tỏa bóng bên ngôi miếu cổ là một phần hồn vía của làng cùng nhiều mẩu chuyện thú vị về những di chỉ Chăm.

  • MẠNH TIẾN

    Rời Mèo Vạc về Đồng Văn, ngồi sau lưng anh xe ôm người Hmông, tôi vượt Mã Pì Lèng trong một sáng mùa hè mưa rả rích. Cung đường núi hiểm trở, liên tục gấp ngược khủy tay. Cheo leo. Một bên thăm thẳm đá, cao vun vút. Một bên hun hút sâu, những thung lũng.

  • NGUYỄN VĂN DẬT

    Theo gia phả của thợ đúc xứ Đàng Trong để lại thì từ thời Lê Trịnh mà thợ đúc xứ Kinh Bắc ra đi theo Đoan Quận Công Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa lập nghiệp vì nhiều lý do mà trong gia phả nguyên bản bằng chữ Hán được soạn từ thời Cảnh Hưng (1740-1786), rồi tục soạn các đời tiếp Gia Long, Tự Đức đã ghi như sau:

  • LÊ TRÍ DŨNG

    Tôi vẫn phải thưa với bạn đọc rằng suy nghĩ dọc đường thì bao giờ cũng trục trà trục trặc, lục cà lục cục, lủng cà lủng củng và nó cũng gập ghềnh theo nhịp bánh xe lăn, nhất là lúc qua ổ trâu, ổ gà...

  • NGUYỄN QUANG HÀ - NGUYỄN VĂN DŨNG

    Muốn nhìn bức tranh thiên nhiên dựng khung cảnh hoành tráng của Bạch Mã, phải lùi đủ độ xa mới thật chiêm ngưỡng hết dáng vẻ uy nghi của nó.

  • NGUYỄN QUANG LẬP

    Thế rồi Ăm Hươn chống gối đứng dậy, lảo đảo tiến về vách trái nhà sàn đan dày bằng tre ca lay. Nơi đó có cái ca dóc như một búp măng ám khói, đang treo rủ ngược xuống, Ăm Hươn tiến tới gần, dướn lên, với tay lấy ca dóc nhưng không được. Lại dướn lên.. lại không được.

  • NHẤT LÂM 

    Trời đã sang thu, ngồi bên sông Héc Gieng chảy qua thị trấn Na Rì lộng gió mà uống rượu về đêm thì thật quá thú. Khúc sông này hẹp, bãi cát vàng hun dưới trăng, và bên kia sông là dãy núi trùng điệp chạy mãi tận Cao Bằng.

  • TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONG

    Các dân tộc thiểu số anh em sống nép mình bên những dãy Trường Sơn hùng vĩ ở Thừa Thiên Huế và Quảng Trị, có rất nhiều nét văn hóa độc đáo và riêng biệt. Trong đó có nét đẹp của nghệ thuật làm đẹp mà những chủ nhân của nó hiện ít nhiều còn giữ lại hoặc hồi tưởng qua kí ức.

  • LÊ QUANG THÁI

    Chi thứ 5 trong 12 chi là THÌN, tượng cho con Rồng, chữ Hán viết LONG (龍), còn đọc là “thần”, có nghĩa lý như chữ “Thần” (宸), dị âm đồng nghĩa. Chữ này còn có nghĩa là cung vua. Cung điện sơn màu đỏ là vì thế.

  • VŨ TRƯỜNG AN

    Xưa nay, biểu tượng rồng thường được ứng với những bậc thiên tử, còn những người dân bình thường, chỉ có thể ví với thảo cỏ hay là hàng tôm tép, con bống, con cò..., ví mình với rồng dễ phạm tội “khi quân”.

  • PHẠM XUÂN PHỤNG (Ghi chép)

    Ngày 02 tháng 5 năm 2011, Ban tổ chức Trại sáng tác văn học Quy Nhơn (do hai tạp chí Văn nghệ Quân đội và Sông Hương đồng tổ chức dưới sự tài trợ của Binh đoàn 15) đã tổ chức một chuyến đi thực tế tại Đức Cơ-Gia Lai, nơi có 3 công ty lớn của Binh đoàn đang làm ăn tại đó. Nhân tiện, tôi rẽ ngang vào Plei-Ku, nơi có 3 người đồng nghiệp cũng là học trò của tôi.

     

  • NGÔ MINH Kỷ niệm 50 năm Đường Hồ Chí Minh trên biển (23/10/1961 - 23/10/2011)