Cuộc sống đủ muôn màu Như mắt, miệng, mũi...con đang hình thành Trên màn hình siêu âm Người bác sĩ cho ba thấy con, chàng trai mạnh mẽ Miệng con đã bắt đầu những thao tác Trái tim đủ bốn ngăn co bóp nhịp nhàng Nghĩa là trong con, nhịp đập một tình yêu cũng đang dần thai nghén Niềm vui của ba như dòng sông đã nhìn thấy biển Sự bất tử của hạt giống di truyền. Ngày mẹ lên bàn mổ Ba thấp thỏm chờ trước phòng sinh Tiếng khóc chào đời của con làm tim ba thóp lại Cánh cửa hẹp mở toang Người hộ lý ẳm con trong chiếc khăn lông trắng tinh màu vải mới Mắt tròn xoe lạ lẫm với đời Ngày đầu tiên khi chuyển con về hậu sản Ba đã phải băn khoăn trăn trở giữa đôi đường Và đã quyết không cho con nằm dịch vụ Bởi con mình không có quyền khác biệt với nhân dân Ngày con sinh là mười bảy tháng mười hai năm hai ngàn lẻ sáu Nghĩa là chỉ mười hai ngày con phải chịu một tuổi ở đời Thiên hạ bảo ba nên xin cho con được khai sinh đầu năm mới Ba lại phải thêm một lần tư lự Số phận của con ba không dám sửa theo mình Và con đã có một ngày sinh chân thật... Những ngày con nằm trong khoa sản Ba mới biết mình không còn trẻ nữa Giống như con mắt- môi- mũi- miệng... thay đổi từng giờ Mới ậm ẹ từng đêm như mèo con khát sữa Bỗng sằng sặc cút hùm sau vú mẹ cười vui Thế giới với con là một trời háo hức Chú chó vàng vểnh đuôi đầu cửa ngõ Con mèo tam thể rục rịch dưới gậm bàn Chú thằn lằn núp sau bóng đèn bắt muỗi Bức rèm mưa buông trước thềm nhà Và cả bức tranh ảnh ảo trên tường... Tất cả đều là những phát hiện lạ lùng .... (Trích Bài thơ vô tận viết cho con) BÙI NGỌC LONG (nguồn: TCSH số 232 - 06 - 2008) |
BẠCH DIỆP
LÊ HUỲNH LÂM
NGÔ MINH
NGUYỄN KHẮC THẠCH
PHẠM BÁ NHƠN
Nếu như “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh xoáy sâu và bi kịch tình yêu và bi kịch con người thời hậu chiến với những ám ảnh chiến tranh thì Trần Vàng Sao đã tái hiện sắc nét một tiếng khóc lớn của những người đã hy sinh trong chiến tranh nhưng vẫn mang trọn nỗi bi kịch - bi kịch của liệt sĩ thời hậu chiến.
LÊ VĨNH THÁI
NGUYỄN TRỌNG TẠO
LÊ VĨNH THÁI
NGÔ CÔNG TẤN
ĐỨC SƠN
HẢI BẰNG
NGUYÊN QUÂN
NGÔ MINH
(Trích)
55 năm qua, từ những giảng đường Đại học Huế, biết bao thế hệ cầm bút đã đem tâm tình của mình viết thành lịch sử. Trong khuôn khổ kỷ niệm 55 năm thành lập Đại học Huế, TCSH xin giới thiệu chùm thơ của một số tác giả quen thuộc. Sự chọn lựa này không mang tính đại diện cho những thế hệ ở Đại học Huế, nhưng đây là những tên tuổi đã ít nhiều góp phần quan trọng cho sự phong phú đa dạng của một xứ sở được tôn vinh là của thi ca.
"đòi hỏi một chủ nghĩa anh hùng lâu dài nhất, kiên trì nhất, khó khăn nhất của công tác quần chúng và hằng ngày"
LÊNIN
BẠCH DIỆP
LTS: Nhà thơ Ngô Kha sinh năm 1935 tại Huế, dạy văn ở trường Quốc Học Huế khoảng từ 1960-1973. Bạn đọc ở các đô thị miền Nam trước đây đã từng biết Ngô Kha qua hai tập thơ buồn của anh: Hoa cô độc (1962) và Ngụ ngôn của người đãng trí (1969).
QUỐC MINH