Cuộc sống đủ muôn màu Như mắt, miệng, mũi...con đang hình thành Trên màn hình siêu âm Người bác sĩ cho ba thấy con, chàng trai mạnh mẽ Miệng con đã bắt đầu những thao tác Trái tim đủ bốn ngăn co bóp nhịp nhàng Nghĩa là trong con, nhịp đập một tình yêu cũng đang dần thai nghén Niềm vui của ba như dòng sông đã nhìn thấy biển Sự bất tử của hạt giống di truyền. Ngày mẹ lên bàn mổ Ba thấp thỏm chờ trước phòng sinh Tiếng khóc chào đời của con làm tim ba thóp lại Cánh cửa hẹp mở toang Người hộ lý ẳm con trong chiếc khăn lông trắng tinh màu vải mới Mắt tròn xoe lạ lẫm với đời Ngày đầu tiên khi chuyển con về hậu sản Ba đã phải băn khoăn trăn trở giữa đôi đường Và đã quyết không cho con nằm dịch vụ Bởi con mình không có quyền khác biệt với nhân dân Ngày con sinh là mười bảy tháng mười hai năm hai ngàn lẻ sáu Nghĩa là chỉ mười hai ngày con phải chịu một tuổi ở đời Thiên hạ bảo ba nên xin cho con được khai sinh đầu năm mới Ba lại phải thêm một lần tư lự Số phận của con ba không dám sửa theo mình Và con đã có một ngày sinh chân thật... Những ngày con nằm trong khoa sản Ba mới biết mình không còn trẻ nữa Giống như con mắt- môi- mũi- miệng... thay đổi từng giờ Mới ậm ẹ từng đêm như mèo con khát sữa Bỗng sằng sặc cút hùm sau vú mẹ cười vui Thế giới với con là một trời háo hức Chú chó vàng vểnh đuôi đầu cửa ngõ Con mèo tam thể rục rịch dưới gậm bàn Chú thằn lằn núp sau bóng đèn bắt muỗi Bức rèm mưa buông trước thềm nhà Và cả bức tranh ảnh ảo trên tường... Tất cả đều là những phát hiện lạ lùng .... (Trích Bài thơ vô tận viết cho con) BÙI NGỌC LONG (nguồn: TCSH số 232 - 06 - 2008) |
TRẦN HOÀNG PHỐ
HẢI BẰNG
PHẠM TẤN HẦUKhúc hát nhỏ gởi thành phố của tôi
Võ Quê sinh năm 1948 tại An Truyền, Hương Phú, Bình Trị Thiên. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Võ Quê làm thơ từ năm 16 tuổi và có thơ in trên các sách báo văn nghệ tiến bộ ở miền Nam từ năm 1968. Nguyên là trưởng ban báo chí Tổng hội sinh viên Huế, anh đã bị ngụy quyền bắt giam ở Côn Đảo năm 72 và năm 73 được thả, thoát ly lên chiến khu. Anh là một nhà thơ được quần chúng yêu mến trong phong trào đấu tranh của sinh viên học sinh miền Nam.
TRẦN HOÀNG PHỐ Để tưởng nhớ nhà thơ Ngô Kha và Trần Quang Long đã hy sinh
TRẦN VÀNG SAO
LÊ VĂN NGĂN
VĨNH NGUYÊNDòng sông cảm nhận
PHẠM NGUYÊN TƯỜNGCà phê với bạn thơ ở Sài gòn
FAN TUẤN ANHĐoản khúc số 56
LÂM THỊ MỸ DẠThiên thạch
HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG Kính tặng Hà Nội - Trái tim
THÁI NGỌC SANHà Nội của tôi
HỒNG NHUNhặt được ở sổ tay 1
PHẠM TẤN HẦU Để nhớ TNS“tiếng thét trong bóng đêm mới mẻ, chỉ cần hát và chỉ cần khóc” J.BRODSKY
NGUYỄN KHẮC THẠCHNgón trăng1
LTS: Tại nhà thờ họ Lê của làng Mỹ Lợi, huyện Phú Lộc, vào tháng 10 năm 1950 đã diễn ra Hội nghị Họp ban thành lập Hội Văn nghệ Thừa Thiên, đánh dấu sự ra đời sớm nhất của một hội văn nghệ địa phương trong cả nước. Kỷ niệm 60 năm sự kiện đầy thiêng liêng và ý nghĩa ấy, những ngày tháng Tám, Trại sáng tác Về Nguồn đã được Hội LH VHNT tổ chức ngay tại mảnh đất Mỹ Lợi.
LTS: Đào Tấn (1845-1907) nhà thơ, nghệ sĩ tuồng xuất sắc. Ông đã ở Huế nhiều năm, viết nhiều vở tuồng có giá trị trong văn học sử Việt Nam. Cảnh sắc thiên nhiên và con người Huế cũng là nguồn cảm hứng của thơ, từ của ông. Chúng tôi xin giới thiệu một số thơ, từ của Đào Tấn viết về miền đất sông Hương qua bản dịch của nhà nghiên cứu tuồng Vũ Ngọc Liễn.
LÊ VĨNH THÁIKhi chúng ta không là của nhau