KHOẢNG TRỐNG LỚN TRONG ĐỘI NGŨ SÁNG TÁC TRẺ Ở HUẾ

10:16 05/12/2008
Tham luận tại cuộc tọa đàm “Văn học trẻ Huế- nhìn lại và phát triển” của nhà thơ trẻ Lê Vĩnh Thái: "một lần ngồi uống cà phê tôi được một nhà thơ, người anh trong Hội thống kê về đội ngũ sáng tác trẻ nữ của cố đô Huế chỉ có vỏn vẹn chưa đầy 5 người mà tuổi đã ngoài 30, còn tuổi từ 20, 25 đến 30 thì không thấy!?... "

Là một người tuổi còn trẻ, làm thơ, viết văn, sinh ra và lớn lên ở Huế, mang hơi thở của Huế, hôm nay trong buổi tọa đàm với chủ đề Văn học trẻ Huế- nhìn lại và phát triển, tôi xin phát biểu một vài ý kiến của mình xung quanh hoạt động sáng tác của anh em làm thơ viết văn trẻ tuổi như tôi.
Thưa quý vị, tôi may mắn, rất may mắn là từ những ngày đầu tập tễnh cầm bút, đã được các thầy- cô trong nhà trường, các anh- chị trong gia đình Áo trắng Huế, các nhà văn, nhà thơ trong Hội Nhà Thừa Thiên- Huế hướng dẫn, góp ý trong sáng tác, từ đó tôi đã lớn dần lên, trưởng thành lên trong sáng tác. Tất cả không phải ngẫu nhiên, bản thân tôi yêu không thì chưa đủ mà nhờ nhiều người cùng yêu, cùng yêu mảnh đất này, cùng yêu thi ca, văn chương và đã tạo ra một sân chơi, một nơi ươm mầm theo đúng nghĩa. Tôi- một mầm xanh được vun lên từ đó. Sau này gia đình Áo trắng không hoạt động nữa ( đến giờ cũng gần 10 năm), các CLB thơ văn cũng ít dần, đất dành để ươm mầm cũng hiếm, sân chơi thì thưa thớt...

Bẵng đi một vài năm, khoa Ngữ văn trường Đại học sư phạm Huế tái thành lập gia đình Áo trắng, cũng như một số trường Đại học, THPT ở Huế cũng thành lập câu lạc bộ thơ văn nhưng hoạt động thì mỗi nơi mỗi kiểu, chưa lan toả, chưa có tiếng nói chung, chưa được tham gia vào các diễn đàn lớn, vẫn còn mang tính nhỏ lẻ, nên dường như chưa thoát ra khỏi khuôn viên của một ngôi trường. Một số bạn học sinh- sinh viên ( nói chung là các bạn trẻ) chỉ viết cho vui, để thoả mãn; một số bạn viết nhưng không có đất, một phần bởi e ngại do chưa được động viên kịp thời nên không dám công bố, mãi mãi vẫn còn hoài trong vở và nửa thì đường bỏ cuộc chơi; một số bạn viết khoẻ, thực sự yêu văn chương còn tiếp tục đi trên con đường này nhưng sau ngày ra trường rồi cũng mỗi người mỗi ngã mưu sinh, người đi nam, kẻ ra bắc, người ở lại với Huế thì thưa thớt và không thấy xuất hiện, Huế chỉ là cái nôi… một lần ngồi uống cà phê tôi được một nhà thơ, người anh trong Hội thống kê về đội ngũ sáng tác trẻ nữ của cố đô Huế chỉ có vỏn vẹn chưa đầy 5 người mà tuổi đã ngoài 30, còn tuổi từ 20, 25 đến 30 thì không thấy!?... 

Thực ra mà nói, ở Huế không thiếu lực lượng sáng tác trẻ, có thể kể một số câu lạc bộ thơ văn như: CLB ở trường THBC Đặng Trần Côn, Bút nhóm Hương đầu mùa của trường THPT Đặng Huy Trứ, đặc biệt các CLB thơ văn của các trường đại học Khoa học- Sư phạm- Nghệ thuật và còn nhiều CLB thơ văn trẻ khác nữa… các bạn trẻ sáng tác rất nhiều, hằng năm đều in tuyển tập thơ văn của CLB, bút nhóm… Tóm lại lực lượng sáng tác trẻ ở Huế không thiếu mà do chưa có sự tập hợp, chưa có tiếng nói chung, chưa tạo ra phong trào và chưa có các diễn đàn, các buổi  giao lưu sinh hoạt thơ văn dành riêng cho giới trẻ- nếu có thì cũng quá ít chỉ độ vài lần như ở các kỳ Festival 2006- 2008 là có thơ trẻ. Đây là thiếu sót rất lớn cho Huế, lực lượng sáng tác nhiều mà lại hụt, lại thiếu trong trong một thời gian dài, quá dài, một khoảng trống quá lớn về đội ngũ sáng tác trẻ ở Huế. Theo tôi, khoảng trống này cũng có nhiều nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan, nhưng xét cho cùng thì khi nói về sự phát triển hay chững lại, thiếu hụt đội ngũ sáng tác trẻ của Huế ít nhiều phải nói đến trách nhiệm của Hội Nhà văn, Ban phụ trách sáng tác trẻ của Hội. Theo tôi được biết, Hội đã thành lập, phân công ban này lâu rồi, nhưng thực sự hoạt động để thu hút, động viên, bồi dưỡng để tạo nguồn đối với các cây viết trẻ ở Huế thì tôi chưa thấy…

Trong buổi toạ đàm này, để góp ý xây dựng, phát hiện và bồi dưỡng kịp thời nhằm tạo nguồn cho đội ngũ sáng tác trẻ sau này cho Huế, tôi mạo muội đề nghị với quý cấp như sau:
1.
Mở diễn đàn sinh hoạt thơ văn đối với đội ngũ sáng tác trẻ theo định kỳ, tổ chức các chuyến đi thực tế sáng tác.
2. Tổ chức các buổi giao lưu gặp gỡ, góp ý trong sáng tác giữa các nhà văn, nhà thơ với các bạn sáng tác trẻ, có thể một tháng một lần hoặc ít nhất hai tháng một lần nói chung theo định kỳ.
3.
Thành lập CLB thơ văn trẻ có thể do tạp chi Sông Hương phối hợp với Ban phụ trách sáng tác Hội Nhà Văn phụ trách .
4. Thêm đất cho các cây viết trẻ như mở thêm một phụ trương hay một đặc san dành riêng chẳng hạn ( ý tưởng của anh Thanh Ngọc); mở một website dành riêng cho các cây viết trẻ (có thể cập nhật các bài viết của các cây bút trẻ trong cả nước để các bạn trẻ học hỏi, tôi thấy các bạn trẻ ở Tiền Giang đã làm rất hiệu quả khi quảng bá thơ văn của các bạn trẻ ở đó, có thể tham khảo qua địa chỉ: www.thotre.com, trongnghia.info ).
5. Tổ chức thi sáng tác văn- thơ hằng năm; tặng giải thưởng VĂN HỌC TRẺ  hằng năm đối với các cây bút có nhiều sáng tác, nhiều tác phẩm hay trong năm đó ( có thể bằng tặng phẩm nhằm khích lệ động viên) 
6. Quan tâm, kết nạp những cây viết trẻ có năng lực viết vào Hội Nhà văn Thừa Thiên- Huế.
7.
Dành riêng một phần kinh phí cho các hoạt động đối với sáng tác trẻ.
Trên đây là ý kiến, đề nghị của cá nhân tôi, mong quý cấp quan tâm  để đội ngũ sáng tác trẻ Huế ngày một phát triển. Cuối cùng xin chúc quý vị đại biểu, các nhà văn, nhà thơ lão thành, anh chị em văn nghệ sỹ sức khoẻ,chúc các bạn sinh viên, các cây viết trẻ có nhiều tác phẩm hay.
Xin cảm ơn!

LÊ VĨNH THÁI

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Có khi nào bạn lúng túng khó xử khi trong nhà có quá nhiều sách? Sách tự mua. Sách được tặng. Sách tự làm ra. Sách của ngày xưa. Sách mới bây giờ. Theo năm tháng, sách trong nhà cứ chất chồng lên mãi...

  • Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm vừa ban hành Quy chế về hoạt động giám định tác phẩm mỹ thuật - tác phẩm nhiếp ảnh. Quy chế này có hiệu lực từ ngày 1-10-2018 với yêu cầu 100% hội đồng tán thành mới đi đến kết luận cuối cùng về tác phẩm được giám định là thật hay giả…

  • Ngày 15/10, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL đã tổ chức cuộc họp nhằm chuẩn bị cho phiên họp Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng các danh hiệu nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú (NSND, NSƯT) và danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú (NNND, NNƯT) năm 2018.

  • Nghệ thuật truyền thống dân tộc như: tuồng, chèo, cải lương, kịch hát dân tộc… đang kêu cứu, vì người xem ngày càng giảm, người theo nghề ngày càng hiếm. Hiện nghệ thuật truyền thống dân tộc đang thiếu hụt trầm trọng lực lượng thay thế trên tất cả các lĩnh vực, như diễn viên, nhạc công, biên kịch, đạo diễn…

  • Từ góc nhìn của nhà quy hoạch, Giám đốc SLAB, Đại học Nam California (Mỹ), GS. Annette Kim cho rằng, vỉa hè đa chức năng là một phần tạo nên thành phố sôi động, bền vững, đóng góp vào sinh hoạt cộng đồng.

  • Kết thúc loạt bài này, chúng tôi mong muốn, những nhận thức về văn hóa ngày càng hoàn thiện tiến gần đến giá trị cốt lõi nhất của văn hóa: Hình thành nhân cách con người và cốt cách của một dân tộc, trở thành nguồn lực nội sinh quan trọng để đất nước phát triển bền vững.

  • Hiện nay, nguy cơ mai một giá trị truyền thống làng xã rất lớn, ở cả chiều rộng và chiều sâu. Việc bảo tồn các giá trị di sản trong quá trình quy hoạch không gian kiến trúc làng không thể chậm trễ và trì hoãn. Trong đó, bảo tồn thích ứng và phát triển tiếp nối là phương thức mà giá trị tinh thần của di sản được kế thừa, hoàn thiện.

  • Chỉ đạo nghệ thuật được ví như người giữ lửa, bảo đảm khuynh hướng nghệ thuật, phong cách sáng tạo của đơn vị. Tuy nhiên, nhiều nhà hát của Hà Nội đang thiếu đội ngũ chỉ đạo nghệ thuật tài năng, chuyên nghiệp, dẫn tới sáng tạo ít mang tính đương thời, chưa có nhiều tác phẩm đỉnh cao có thể cạnh tranh với các loại hình nghệ thuật khác.

  • Mặt nạ giấy bồi, đèn kéo quân, tàu thủy sắt tây... từng mang lại niềm vui cho biết bao đứa trẻ mỗi độ Tết Trung thu. Nhưng trước sự phát triển của xã hội, những món đồ chơi truyền thống này liệu có cần thay đổi để đáp ứng thị hiếu trẻ nhỏ “thời 4.0”?

  • Vài năm trở lại đây, thị trường sách thiếu nhi trong nước đã có những chuyển biến với nhiều tín hiệu khởi sắc, nhưng vẫn cần nhiều cú hích để thực sự ổn định.

  • Dù trẻ con ngày nay ít còn chơi đèn kéo quân nữa, nhưng mỗi mùa Trung thu đến, gần ngày rằm tháng 8, nghệ nhân Vũ Văn Sinh lại cặm cụi làm những chiếc đèn truyền thống để giữ nghề, hoài niệm tuổi thơ và tưởng nhớ tổ tông.

  • Năm 2018, cải lương đánh dấu sự xuất hiện đúng 100 năm trên mảnh đất Nam bộ. Ngoài vở diễn “Thầy Ba Đợi” tri ân người khai sáng bộ môn nghệ thuật này, bộ phim “Song Lang” cũng ra mắt công chúng để góp thêm tình yêu cho khán giả hôm nay đối với loại hình sân khấu độc đáo trong tâm thức cư dân mở đất. Con đường đã qua của cải lương rất nhiều thành tựu, nhưng con đường phía trước của cải lương cũng không ít thử thách!

  • Dù còn nhiều khó khăn nhưng giới bạn đọc đang dần tiếp cận và sử dụng những sản phẩm trong cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 để có thể thỏa mãn nhu cầu tiếp nhận thông tin hữu ích. 

  • Vùng đất phía Tây Hà Nội còn nhiều ngôi đình làng là biểu tượng của vùng xứ Đoài, với những giá trị đặc sắc về kiến trúc và điêu khắc. Tuy nhiên, hiện nay, các ngôi đình này đối diện với nguy cơ xuống cấp và bị hủy hoại. Đã có rất nhiều công trình bị “trùng tu như phá”, gần đây nhất là tại đình Lương Xá, xã Liên Bạt, huyện Ứng Hòa.

  • Mong muốn nghiên cứu, phục dựng, bảo tồn lại các nét đẹp trong văn hóa truyền thống của Việt Nam, ngày 8-8, Ỷ Vân Hiên với đội ngũ các bạn trẻ chuyên nghiệp, có kiến thức chuyên môn cùng với lòng nhiệt thành, sức sáng tạo mạnh mẽ đã ra mắt tại Hà Nội.

  • Trong 6 tháng đầu năm 2018, ngành xuất bản đã gây được tiếng vang trong xã hội với nhiều cuốn sách có nội dung tốt, mang tính thời sự... Số lượng xuất bản phẩm vi phạm về nội dung có giảm so với cùng kỳ năm 2017 nhưng vẫn chưa có giải pháp khắc phục triệt để.

  • Tiếp bước sự sáng tạo với sơn mài của các bậc thầy thời kỳ hội họa Đông Dương, ngày nay nghệ thuật sơn mài đương đại vẫn kế thừa và phát triển với nhiều lối biểu hiện và tìm tòi mới. Tuy nhiên, bên cạnh hiệu quả nghệ thuật, nhiều sáng tạo cũng gây tranh luận.

  • Tính đến thời điểm này, Việt Nam có 12 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh. Thế nhưng, bên cạnh niềm vinh dự thì những danh hiệu cũng đang tạo ra nhiều sức ép không nhỏ với các nhà quản lý văn hóa trong công tác quảng bá, bảo tồn và phát triển.

  • Tuồng là môn nghệ thuật sân khấu truyền thống độc đáo của dân tộc Việt Nam. Thế nhưng, cũng giống như những loại hình nghệ thuật truyền thống khác, tuồng đang đứng trước nguy cơ mai một. Ở đó việc bảo tồn để duy trì và phát triển nghệ thuật tuồng đang là “bài toán” không dễ gì tìm được câu trả lời thấu đáo.

  • “Ok (đồng ý) hay không thì mày nhớ confirm (xác nhận) cho người ta nha”; “giao đứa nào set up (sắp xếp) vụ này ngay và luôn đi chứ hứa rồi bỏ đó không hà”; “go now (đi ngay), mà free (miễn phí) thiệt hả?”; “nay được ở nhà full (cả) ngày”… Đó là vài trong số những câu Tây không ra Tây, ta chẳng ra ta mà giới trẻ Việt đang sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.