Khi di sản luôn phải nhường bước

15:36 30/07/2014

Trả lời phỏng vấn của Tia Sáng, TS Nguyễn Hồng Kiên (Viện Khảo cổ học Việt Nam) cho rằng, từ trước đến nay, di tích/di sản luôn luôn bị xây dựng/phát triển lấn át, mà trường hợp Hoàng thành Thăng Long bị xâm phạm bởi công trường Nhà Quốc hội là bằng chứng mới nhất.

Vùng lõi di sản Hoàng thành Thăng Long bị biến thành một công trường xây dựng ngổn ngang. Ảnh: NHK

Mới đây, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Hội Di sản Văn hóa Việt Nam, và Hội Khảo cổ học Việt Nam đã phải cùng đứng tên Kiến nghị khẩn cấp gửi Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan hữu quan về việc công trường Nhà Quốc hội đang có những xâm phạm nghiêm trọng đến Di sản Thế giới Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long (Khu di sản). Là người đang trực tiếp khai quật tại khu vực điện Kính Thiên thuộc Khu di sản, ông đánh giá mức độ của sự việc này như thế nào?

Nếu không nghiêm trọng, chắc chắn ba hội đã không phải đồng kiến nghị khẩn cấp. Tôi xin được dẫn lại một đoạn từ Kiến nghị khẩn cấp:

"Ngày 15/7/2014 theo yêu cầu của chúng tôi, Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội đã mời tới thăm khu C-D thì thấy đang diễn ra những hiện tượng vi phạm Khu di sản rất nghiêm trọng:

1- Tại khu giáp ranh giữa Nhà Quốc hội và Khu di sản, đã xây dựng xong phần lớn các thành phần của con đường cứu hỏa với một bức tường bằng bê tông cốt thép nằm trong phạm vi di sản, có chỗ cao đến 3-4m ở sát thành hố khai quật và một số đoạn đường ống thoát nước cũng đào sâu vào phần đất của Khu di sản. Như vậy là một bộ phận của di sản khảo cổ năm dưới con đường này đã bị phá hủy nghiêm trọng.

2- Toàn bộ khu C-D đã biến thành công trường xây dựng vô cùng ngổn ngang với những container, vật liệu xây dựng, phế thải, xe máy, nhà ở của công nhân... và đặc biệt là một dãy nhà vệ sinh công cộng đặt ngay trên mặt bằng của Di sản Thế giới.

3- Sau khi bàn giao khu C-D cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng nhà Quốc hội, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội gần như bị vô hiệu hóa, cán bộ ra vào tác nghiệp bảo tồn phải xin phép và gặp nhiều khó khăn. Điều đó gây ra hậu quả tai hại như sau:

- Thứ nhất: Các hố khảo cổ bị ngập nước, thành hố bị xói lở, các di tích trong lòng hố bị xâm hại cực kỳ nghiêm trọng.

- Thứ hai: Công nhân xây dựng tự do ra vào trong khu di sản, quanh các hố khảo cổ trong điều kiện không có cán bộ bảo tồn giám sát nên không tránh khỏi những va chạm làm một số di tích, di vật trong các hố khảo cổ bị xê dịch và có thể bị mất mát.

- Thứ ba: Nhiều hố khảo cổ bị rác, vật liệu xây dựng vứt ném bừa bãi, làm hư hỏng các di sản khảo cổ đã xuất lộ.

Những việc làm trên là sự vi phạm cực kỳ nghiêm trọng Luật Di sản văn hóa và Công ước quốc tế về bảo vệ Di sản Thế giới của UNESCO."

Để đánh giá chính xác, cụ thể các xâm phạm và ảnh hưởng thì phải được phép vào tận nơi, như công văn của ba Hội đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ "cử đoàn thanh tra, đánh giá tình hình xây dựng vi phạm Luật di sản văn hóa tại khu Di sản, đánh giá nguyên nhân để xảy ra tình trạng đáng tiếc nói trên tại khu di sản C-D".

Hiện tôi đang trực tiếp tham gia khai quật khảo cổ học tại khu vực điện Kính Thiên, nhưng cũng như nhân viên của Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội, tôi không được lai vãng đến khu vực kia. Vì thế tôi không thể biết gì để nói cụ thể về mức độ ảnh hưởng của công trường Nhà Quốc hội đối với Khu di sản.

Khi đi chụp ảnh, quay phim ghi nhận các sai phạm của công trường xây nhà Quốc hội với Khu di sản, tôi và các phóng viên phải tìm các khe hở hàng rào ngăn giữa hai khu, chui nhủi như kẻ trộm, chứ đâu được đàng hoàng vào đó. Đã từng có anh em chỉ đứng chụp, từ ngoài đường, khu vực các container chất đống ngổn ngang... mà cũng bị bảo vệ công trường ra làm khó dễ.

Chỉ biết rằng, tại các hố hiện đang khai quật, chúng tôi luôn phải bơm nước hàng ngày, trong khi các di tích-di vật trong các hố đã khai quật ở khu C-D đã bị ngập nước hàng tháng trời, không thể không bị hủy hoại.

Kiến nghị khẩn cấp nhận định rằng các xâm hại vừa qua từ công trường Nhà Quốc hội đã vi phạm nghiêm trọng các cam kết bảo vệ tính toàn vẹn và nguyên trạng vùng lõi của Khu di sản, theo ông liệu điều này có dẫn đến nguy cơ Hoàng thành Thăng Long bị UNESCO rút lại danh hiệu Di sản Thế giới?

Nguy cơ đó là hiển hiện.

Khi chấp nhận hồ sơ xin công nhận, UNESCO đã có năm khuyến cáo với Việt Nam, tôi xin được dẫn nguyên văn hai điều: "a) Tăng cường và mở rộng nghiên cứu khảo cổ học về di sản này; b) Xem xét một vùng đệm rộng hơn cho di sản và đảm bảo rằng các quy định quản lý cho những dự án xây dựng tư nhân được tuân thủ;". Và Chính phủ đã phải "cam kết mạnh mẽ" tám điều, trong đó có: "4. Bảo đảm xây dựng nhà Quốc hội như phương án đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt, giữ gìn sự hài hòa với di sản đề cử cũng như các di tích lịch sử văn hóa trong Khu trung tâm chính trị Ba Đình và trong khi thi công xây dựng nhà Quốc hội không gây tác động ảnh hưởng đến sự an toàn của di sản."

Công văn về việc các kiến nghị khẩn cấp của ba Hội của Ủy ban UNESCO Việt Nam ngày 25/7/2014 đã nêu rõ: "Do Văn phòng UNESCO tại Hà Nội đã báo cáo Trung tâm Di sản Thế giới UNESCO tại Paris về những vi phạm hiện nay đối với Khu di sản Trung tâm Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội, UBQG UNESCO Việt Nam lưu ý nếu không sớm khắc phục hậu quả, khả năng Trung tâm Di sản Thế giới UNESCO cử đoàn chuyên gia quốc tế đánh giá những vi phạm tại chỗ và đưa ra khuyến nghị cảnh cáo tại kỳ họp thứ 39 của Ủy ban Di sản thế giới tạo Đức (tháng 7/2015) đối với Khu Di tích Hoàng Thành Thăng Long Hà Nội là rất cao”.

Theo tôi được biết, sau cảnh cáo lần một, UNESCO sẽ đến kiểm tra, và nếu tiếp tục không thực tâm khắc phục hậu quả, để bị cảnh cáo đến lần thứ ba, thì sẽ bị rút danh hiệu.

Ba Hội đã gửi đi Kiến nghị khẩn cấp như một lời kêu cứu, theo ông giờ đây ai có thể cứu di tích Hoàng thành?

Theo tôi thì chính bên đã xâm phạm mới cứu được di tích Hoàng thành. Đã, đang và sẽ có những phát ngôn mang tính bào chữa rằng đó không phải là các hành động xâm hại di sản.

Có bao nhiêu kiến nghị đi nữa mà các hành vi xâm hại không ngưng, không được nhận thức là xâm hại thì cũng không cứu được gì.

Xin lưu ý là công văn kiến nghị được gửi từ cách đây hơn 10 ngày rồi!

Sự việc này nói lên mâu thuẫn gì giữa bảo tồn và xây dựng/phát triển, thưa ông?

Sự việc này không nói lên mâu thuẫn nào cả vì từ trước đến nay di tích/di sản luôn luôn bị xây dựng/phát triển lấn át.

Cho đến nay, khu di tích Hoàng thành Thăng Long là khu duy nhất sau khi khai quật khảo cổ học được giữ lại để bảo tồn. Vậy mà có quan chức Hà Nội từng bảo: "Cứ khai quật, đâu cũng đòi bảo tồn thì lấy đất đâu mà phát triển".

Và với chuyện di tích duy nhất được bảo tồn cũng bị xâm hại nốt, thì rõ ràng là chẳng có mâu thuẫn nào giữa bảo tồn và  xây dựng/phát triển cả!

Theo ông, có giải pháp nào hài hòa việc xây dựng/phát triển và bảo tồn, cụ thể trong trường hợp nhà Quốc hội và Di tích Hoàng thành Thăng Long không? Đối với những công trình xây ở những khu vực nhạy cảm về mặt bảo tồn, có nên thiết lập một quy trình làm việc có sự tham gia giám sát của cơ quan quản lý di sản không?

Hội đồng Tư vấn khoa học của UBND Hà Nội từng "đưa ra một giải pháp dung hòa là thiết kế xây dựng một ranh giới mềm giữa Nhà Quốc hội và Khu Di sản, phần trên rải cỏ, với điều kiện khi thi công đơn vị xây dựng không được đào sâu vào lòng đất vượt quá 1m để không xâm hại di sản."

Vậy mà rồi, vì "cần có con đường cứu hỏa (có khi gọi là đường nội bộ) giáp với khu di sản đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới", người ta đã "lấn sang mốc giới phía Đông khu di sản là 3m, phía Bắc không đều, khoảng 1,5m. Diện tích lấn sang khoảng 450m2".

Xin được nhắc lại, là trước khi làm hồ sơ xin xếp hạng Di sản Thế giới UNESCO, Hà Nội đã cẩn thận thu hẹp một phần di tích, nhường đất cho nhà Quốc hội.

Vậy nên, tôi không thấy có "giải pháp nào hài hòa" hơn nữa cả. Giải pháp hay quy trình... chỉ có thể có, khi di sản được coi trọng đúng như cần phải coi trọng và đúng như Chính phủ đã "cam kết mạnh mẽ" với thế giới, tức là khi Di sản Thế giới không bị coi như một bãi đất trống, bị "mượn" làm nơi để tập kết nguyên vật liệu, làm nhà ở cho công nhân… rồi lấn chiếm…!

Trân trọng cảm ơn ông.

Nguồn: Tia Sáng
 

 
Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Khác với những kỳ liên hoan trước thường tập trung vinh danh các nghệ nhân lão thành, Liên hoan ca trù toàn quốc 2014 sẽ tập trung giới thiệu đội ngũ nghệ sỹ kế cận của loại hình nghệ thuật này.

  • Đó là nhận định của TS. Nguyễn Bình Định, Viện trưởng Viện Âm nhạc, về Ca trù – di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp – trước khi Liên hoa Ca trù toàn quốc diễn ra tại Hà Nội vào 26.8 tới.

  • Quảng Ngãi có 6 huyện miền núi, tập trung chủ yếu là người đồng bào các dân tộc Cor, H’rê và Cadong cùng chung sống.

  • Cây bồ 3 thân độc đáo có tuổi thọ gần 200 năm trong một đền thờ tại tỉnh Phú Yên vừa vinh dự được công nhận là Cây di sản Việt Nam.

  • Thông tin hai tập đoàn tư nhân trình đề án được “nhượng quyền” quản lý, khai thác Vịnh Hạ Long làm nóng dư luận suốt hai tuần qua. Bởi Vịnh Hạ Long không phải một danh thắng du lịch bình thường, mà đó còn là một di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận và có thể xem là một di sản nổi tiếng nhất của Việt Nam đối với thế giới.

  • Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương đã quyết định dành 18,7 tỷ đồng để tu bổ, tôn tạo Khu di tích Văn Miếu Mao Điền, huyện Cẩm Giàng (Hải Dương).

  • Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) được biết đến là một di sản văn hóa có giá trị đặc biệt quan trọng, mang ý nghĩa tiêu biểu cho dòng chảy lịch sử văn hóa liên tục của trung tâm quyền lực, chính trị, văn hóa cao nhất Việt Nam.

  • Khu nghỉ dưỡng Villa Tolomei Hotel & Resort từng là một tu viện cổ hoang tàn đổ nát, nhưng nay lại là điểm đón khách nghỉ dưỡng sang trọng bậc nhất ở ngoại ô Florence, Italy. Công trình là bằng chứng rõ ràng cho thấy sự hợp tác tốt giữa nhà nước và tư nhân trong việc quản lý di sản văn hóa có thể giúp mang lại trái ngọt.

  • Gần một năm sau khi ngựa sắt đi kèm bộ áo giáp, roi sắt được cung tiến và tự ý đưa vào đền Phù Đổng, đến nay số hiện vật này vẫn ngự tại đền Phù Đổng (Gia Lâm).

  • Sau khi UNESCO công nhận di sản thế giới, trang Bluewin của Thụy Sĩ giới thiệu Tràng An là một trong 10 điểm đến mới. Ông Bùi Văn Mạnh, Phó Giám đốc BQL Quần thể danh thắng Tràng An chia sẻ thêm về hành trình thành di sản thế giới, và hứa hẹn điểm đến hấp dẫn trong thời gian tới.

  • Nhằm gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa tranh dân gian Đông Hồ, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã phê duyệt Đề án “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa tranh dân gian Đông Hồ, huyện Thuận Thành, giai đoạn 2014-2020 và định hướng đến 2030” với tổng kinh phí gần 60 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách và các nguồn vốn khác.

  • Chiếc long sàng của vua Thành Thái, một “báu vật” cùng với chiếc xe kéo mà nhà vua dành tặng mẹ sau khi phía Việt Nam đấu giá không thành công tại Pháp - hiện có cơ hội trở về Huế rất lớn.

  • Ngày 16-6, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã gửi văn bản khẩn đến UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế và Bộ VH-TT&DL đề nghị sớm có ý kiến với Chính phủ và Bộ Ngoại giao tìm giải pháp đưa hiện vật của vua Thành Thái vừa mua được về nước.

     

  • Năm 1945, sau khi nhà Nguyễn cáo chung, một số giá trị văn hóa phi vật thể của Huế không còn giữ được môi trường diễn xướng nguyên thủy, nhưng những gì nó vốn có vẫn là minh chứng độc đáo về sự sáng tạo văn hóa của dân tộc Việt Nam. 

  • NGUYỄN VĂN DẬT

    Du khách các nước về tham dự Festival Huế, chắc chắn không thể không tham quan các sản phẩm đúc đồng ở Cố đô Huế và các sản phẩm hiện đang trưng bày tại các gian hàng ở phố chợ, nhất là tại Trung tâm làng nghề ở Phường Đúc - đường Bùi Thị Xuân và các cơ sở đúc đồng quanh Phường Đúc.

  • TAKESHI NAKAGAWA

    LTS: Takeshi Nakagawa là GS. TS. Giám đốc Viện Di sản Waseda (Nhật Bản). Bài viết dưới đây, được ông trình bày tại dịp Kỷ niệm 20 năm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO tôn vinh là Di sản Văn hóa Thế giới. Sông Hương trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

  • (SHO). Hôm 18.2, Dự án bảo tồn làng cổ Đường Lâm đã chính thức nhận Giải thưởng của UNESCO Khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đây là câu chuyện mà các di tích làng cổ của Huế và các nơi khác phải học hỏi. Cả nước hiện có 9.000 làng được nhà nước công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia.

  • (SHO) - Sáng 21/9 tại thành phố Huế đã diễn ra hội nghị “Bảo tồn và phát triển bền vững di sản thế giới ở Việt Nam, nhìn lại chặng đường 20 năm qua và hướng đến tương lai của di sản Huế”.

  •  (SHO)- Theo Quyết định ngày 9/9 của Bộ VHTTDL, có thêm 5 di sản được ghi tên vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

  • (SHO) – Việt Nam vừa nhận 2 giải thưởng bảo tồn di sản văn hóa 2013. Năm nay, Giải thưởng Bảo tồn di sản văn hóa do Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tổ chức đã kết thúc với 11 giải thưởng trong tổng số 47 đề cử của 16 quốc gia trong khu vực.