NGÔ MINH Đêm qua Cầu Gianh Tặng Lê Đình Ty Đêm qua Cầu Gianh cầu vồng bê tông bảy màu huyền thoại vắt qua đêm qua biển qua mùa cong lên nhịp nhịp sóng xô tôi bay qua phân tranh nháy mắt ầm ầm xe và người hàng và gió chợt hoang mang mình sang sông nhanh quá không kịp nhìn vó bè dưới sông mòn đêm soi cá vớt trăng nào kịp biết mặt ai qua cầu cùng chuyến mũ bảo hiểm găng tay giày ủng tất cả như người máy! qua cầu người ơi đêm thành khoảng vắng bắp nướng bến xưa dấu vết còn không bạn trang lứa bận xây nhà kiếm tiền tậu đất còn ai nhâm nhi thơ với thịt chó Cu Loe chén rượu Ba Đồn em xa ngái bên kia bồi lở nghe lòng se lạnh như đêm... Tựa vai cầu Gianh ngẩn ngơ nhìn biển cầu nào bắc qua khoảng trống cõi lòng? Ba Đồn đêm 14-3-2002 Gửi lại sông Trà đời ta lang thang không kịp nhớ đời em trôi dạt chẳng kịp yêu chiều sông Trà nghiêng soi chợt gặp xanh xao ta hòn đất đang cười ta về nơi một mình ta ngủ nơi một mình ta mơ mơ gặp sông Trà trườn lên như rắn mơ ta chú nhái bên trời Sông Trà, sông Trà cho ta gửi lại Giấc mơ như thể ngỏ lời Nhà trọ Như Ý, Quảng Ngãi 25-5-1990 Trước mộ Phương Xích Lô Phương ơi thế cũng là sang hoa sen một đoá, bia vàng tuổi tên tưởng không mà có mới nên Phương nằm nghỉ chốn sinh linh đừng buồn cháy mộ Phương lửa men Chuồn bạn bè đông đủ thơ buồn chuyền tay giàu nghèo cũng nấm này thôi phơ phơ lau trắng bên đồi gió đưa đi ăn mày rượu nuôi thơ nhìn sông Phương ngỡ nguồn xưa rượu trời rồi Phương say trọn kiếp người để thơ ở lại như lời biệt ly đôi câu cũng đã có chi còn hơn bao kẻ chết vì lợi danh Phương là giọt nước Hương Giang Xích lô chở gió lên ngàn tìm trăng... TRẦN DZẠ LỮ Buổi chiều ở đất phương Buổi chiều ở đất phương Tự dưng đâm ra nhớ Huế Khi nghe điệu hát Từ em có tên là Quế... Từ em tay bồng tay bế Anh đi không ngoái lại nhìn Quê xưa mịt mù sương khói Bây giờ đã trắng tóc xanh... Buổi chiều ở đất phương Đìu hiu rượu buồn độc ẩm Bạn bè ở đâu - khuất lấp Cơn say níu lấy bóng mình! Bây chừ thèm ra ngoài nớ Lang thang về lại Bao Vinh Chắp tay mà lạy phố tình Môt thời mưa bay tóc nhớ... Bây chừ thèm ra ngoài nớ Tìm cau Đêm trăng "một ngàn lẻ một" Ai về kiếm trầu chợ Dinh? Bây chừ thèm ra ngoài nớ Bềnh bồng bên biển Tuý Vân Bao năm chắc còn sóng vỗ Thương người Tư-Mã-Áo-Xanh! Buổi chiều ở đất phương Khi không tím Huế hiện hình Nghe ra một đời nắng dội Yêu người chưa hết phiêu linh... Sài Gòn 2/2002 (nguồn: TCSH số 163 - 09 - 2002)
|
Nước cuộn xoáy chỗ sông tìm gặp biểnHãy còn nghe hương cỏ THẠCH XƯƠNG BỒ Nơi cuối sông nhớ về nguồn khắc khoảiSông hiền hòa nên được gọi sông THƠ...
Những đàn bà không chồngNhư những chiếc mâm cổLặng lẽ đầy rêu phong
Kêu sớm, kêu chiều, kêu cả hoàng hônKêu bồ đề xanh (*), kêu tượng đài trắngKêu buốt lá kim trên cây mọc thẳngTiếng kêu nhức nhức Trường Sơn.
...dòng sông quê mang chuyện tình trôi mãisông ơi...
Lê Vĩnh Tài sinh tại thành phố Buôn Mê Thuột, hội viên Hội văn nghệ Đắc Lắc. Năm 1996 anh có mặt trong tập thơ “6 ô cửa sổ” cùng với 5 tác giá trẻ Đắc Lắc; Và là đại biểu chính thức dự Hội nghị những người viết trẻ toàn quốc lần thứ V (1998).Thơ Lê Vĩnh Tài đẹp và buồn, bảng lảng như một tiếng gõ cửa mơ hồ, để lại những ngấn sóng xao xuyến trong lòng bạn đọc.
Con đẻ của Khánh Hoà nhưng là con dâu của Huế. Lê Khánh Mai tốt nghiệp Thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn, hiện là Tổng biên tập tạp chí Nha Trang. Ngoài 4 tập thơ và 1 tiểu thuyết đã xuất bản, Lê Khánh Mai còn có nhiều thơ in trong các tuyển tập khác.Thơ Lê Khánh Mai lành mà gợi, róc rách giữa hai dòng truyền thống và hiện đại, dùng dằng giữa hai nẻo hiện thực với mộng mơ...
Sinh 1954 tại Nghi Lộc, Nghệ An. Hiện là công nhân ngành in ở Huế. Hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế. Tác phẩm đã xuất bản:- Lá thời gian- Tinh khôi- Chàng ca sĩ bình minh
Sinh ngày 29 - 05 - 1978 tại HuếNguyên quán: Đồng Hới - Quảng BìnhĐại biểu Hội nghị những người viết văn trẻ Việt Nam 2 lần V và VIHiện đang công tác tại Khoa Ngữ văn - ĐHSP HuếTác phẩm: Thơ “Khi em mười chín”- NXB Thuận Hoá 1998.
Tưởng chừng như dòng sông trôi chật hương bòng, hương bưởitưởng chừng như con đường quen, quen tựbao giờhình như tôi đã có lần tiền kiếpđêm thiên hà vỡ một ánh sao rơi
Có gì mà nhớ quêGặp sông nhìn đăm đắmThương bên lở bên bồiLo quê mùa nước lớn
Bãi cát nhàu muối mặnHoang dại một loài hoaAi đặt tên Cúc biểnMàu tím đỏ mượt mà
Em về với chị, quê xưaQuê em quê chị, bây giờ quê ai?Cách xa hút tháng năm dàiSao ngày trở lại lạnh gai cả người.
(Nhân lời kể của một người chơi chim)
Chị tôiphận gáiheo may về lơ lửng sáo diều ngânSông Bồ mười hai bếnbến nào nước đụcbến nào trong...
...Không hề có chia ly, không cả lời giã từ, chỉ phương ấy trongvô vọng của em, chợt giây khắc này bừng chói...
Gương mặt thánh thiệnSáng và buồn
Sinh 1962 ở Hà Nội, tốt nghiệp Đại học hàng hải tại Liên Xô (1986) và đã từng là thuyền trưởng Hải quân. Ngô Tự Lập đã xuất bản hơn chục đầu sách bao gồm thơ, truyện, tiểu luận và dịch thuật.Anh là hội viên Hội Nhà văn Việt .
Sinh năm 1949 tại Bình Lục - Hà . Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội.Tác phẩm đã xuất bản: Dấu lặng - (Thơ) NXB Văn học 1976; Đêm thiếu nữ - (Thơ) NXB Văn học 1978. Ngoài ra Trần Lan Vinh còn có thơ in trong các tuyển tập khác.
Sinh 1946 tại Liên Minh, Vụ Bản, Nam ĐịnhCử nhân nghệ thuật - Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội - Hội viên Hội Mỹ Thuật Hà Nội.Tác phẩm: Trại Muộn (thơ) NXB Văn học 1995; Mảnh trời qua ô cửa - (thơ) NXB Văn học 1997.
Một tiếng thôi mà bao hàm cả cộng đồng dân tộc, cả xứ sở thân yêu với đồng lúa cánh cò, với núi non điệp trùng và rừng vàng biển bạc, những người vợ thương chồng tạo vóc dáng vọng phu.